Cách bảo quản áo dài của trẻ luôn bền đẹp
Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam. Hầu như trong tủ đồ của các bé đều có 1-2 chiếc áo dài để mặc nhân dịp lễ Tết hay các dịp quan trọng. Nếu không được bảo quản đúng cách, áo dài sẽ rất nhanh bị ố vàng hoặc gặp phải các vấn đề hỏng hóc. Vậy cách bảo quản áo dài cho bé như thế nào? Hãy cùng Junbee tìm hiểu cách bảo quản áo dài trong bài viết dưới đây nhé.
Cách bảo quản áo dài cho bé
Để bảo quản áo dài đúng cách, cha mẹ cần giặt và phơi áo dài đúng cách.
1. Cách giặt áo dài đúng cách
Điều quan trọng nhất khi bảo quản áo dài đó là giặt ngay sau khi mặc xong. Áo dài thường làm từ chất liệu tơ lụa, thời tiết nóng ẩm tại Việt Nam sẽ làm cho mồ hôi dính vào áo và rất khó để làm sạch. Khi giặt áo dài, cha mẹ cần lưu ý đến một số điểm như sau:
- Nên giặt áo dài bằng tay để kéo dài tuổi thọ của quần áo và làm sạch các vết bẩn một cách hiệu quả nhất.
- Nếu có vết bẩn trên quần áo, cần xử lý ngay các vết bẩn qua nước trước.
- Không dùng bàn chải, vò mạnh hay chà sát để tẩy sạch các vết bẩn cứng đầu mà có thể sử dụng các nguyên liệu an toàn và có sẵn trong bếp như chanh, kem đánh răng hay baking soda, giấm…
Bạn đọc có thể tham khảo bài viết cách đánh bay vết bẩn cứng đầu trên quần áo trẻ.
- Lựa chọn các loại nước giặt an toàn, không dùng bột giặt, các chất tẩy rửa mạnh hoặc các loại hóa chất có tác dụng làm trắng. Áo dài thường mỏng, nhẹ nếu sử dụng các chất tẩy rửa sẽ gây sờn và bạc màu. Khi giặt nên pha loãng nước giặt với nước lạnh trước sau đó mới cho áo dài vào. Đặc biệt không đổ trực tiếp các chất tẩy rửa lên bề mặt áo dài, bởi chúng sẽ làm cho quần áo bị phai màu và sợi vải không còn được bền như trước.
- Sử dụng nước lạnh để giặt áo dài bởi một số loại áo dài làm từ các chất liệu lụa hoặc gấm sẽ bị co lại nếu gặp nhiệt độ cao.
- Không giặt chung áo dài với các sản phẩm dễ bị phai màu, đặc biệt là các trang phục có màu sắc đậm.
- Sau khi giặt có thể dùng nước xả vải để làm mềm áo dài và lưu lại hương thơm.
2. Phơi áo dài đúng cách
- Áo dài thường có phần vạt dài nên cần chú ý phơi áo dài sao cho đúng cách. Cha mẹ nên phơi ngang áo, vắt ngang thân áo qua móc và treo lên. Không phơi khi áo còn quá ướt bởi nó sẽ làm cho áo bị giãn và không giữ được form dáng ban đầu.
- Phơi áo dài ở nơi thoáng mát, có nắng và gió vừa phải để tránh bị phai màu và vải bị co lại.
- Không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời bởi sợi vải sẽ trở nên khô cứng, mất đi bộ bóng và nhanh chóng phai màu.
- Không sử dụng các loại máy sấy khô để sấy áo dài bởi như đã nói ở trên, các chất liệu làm nên áo dài thường bị co rút khi gặp nhiệt độ cao. Ngoài ra, việc sử dụng máy sấy còn làm trang phục bị mất form và phai màu.
3. Cách giữ áo dài trong tủ luôn mới
- Ngoài lúc phơi thì lúc treo quần áo để bảo quản trong tủ cha mẹ cũng cần lưu ý. Nên lựa chọn các móc treo phù hợp với áo dài của trẻ, những chiếc móc của người lớn có thể làm áo dài bị mất form dáng, bị co giãn hoặc bị hằn trên áo. Không lựa chọn các loại móc treo kim loại khiến áo dài bị rách hay hỏng. Nếu không thể treo thì cha mẹ cũng có thể gấp gọn bằng cách cuộn lại chứ không tạo thành các nếp gấp để tránh trang phục bị nhàu.
- Bảo quản áo dài ở nơi thoáng khí, không ẩm ướt để tránh bị nấm mốc.
- Không để chung áo dài với các trang phục có màu tối để tránh bị lem màu.
- Thường xuyên kiểm tra tủ quần áo để tránh động vật hay côn trùng bò vào làm hỏng vải.
Trên đây là những mẹo nhỏ hữu ích để giúp cha mẹ giặt và bảo quản áo dài của bé luôn bền màu, sạch sẽ và giữ được form dáng ban đầu.
Hy vọng những thông tin mà Junbee chia sẻ sẽ giúp ích cho cha mẹ. Một chiếc áo dài có tuổi thọ lâu hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách bảo quản. Chỉ cần lưu tâm một chút thì con đã có những bộ áo dài xinh xắn và như mới để diện vào các dịp quan trọng rồi. Junbee chúc cha mẹ thành công.
>>>Xem thêm:
Cách Giữ Quần Áo Trẻ Em Luôn Mới Và Bền Lâu
Bảng Size Quần Áo Trẻ Em Chuẩn Nhất
Size 110 Là Bao Nhiêu Kg? Bảng Size Quần Áo Trẻ Em Chuẩn Nhất
Thêm một bài đánh giá
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *
0 Bình luận