Cách tăng sức đề kháng cho trẻ khỏe mạnh

Cha mẹ nên làm gì để tăng sức đề kháng cho con? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho cha mẹ cách tăng đề kháng cho con khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

1. Vai trò của sức đề kháng đối với trẻ

Sức đề kháng là cụm từ mà cha mẹ thường xuyên nhắc đến mỗi khi con ốm. Vậy sức đề kháng là gì? Vai trò của sức đề kháng như thế nào?

Sức đề kháng được ví như hàng rào miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh, giúp bé phát triển khỏe mạnh. Nếu sức đề kháng của bé yếu dẫn tới thường xuyên bị ốm do hệ miễn dịch của bé còn chưa hoàn thiện mà bị suy giảm hàng rào bảo vệ. Bé có sức đề kháng kém thường bị các bệnh lý như viêm mũi họng, cảm cúm, viêm phổi và viêm phế quản, các bệnh rối loạn đường tiêu hóa…

Đặc biệt với những bé bị suy dinh dưỡng thì hệ miễn dịch suy yếu, càng làm cho bé dễ mắc bệnh và ngày càng ốm yếu hơn. Điều này làm ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ cả về thể chất và trí não đồng thời còn dẫn đến tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng.

Tăng sức đề kháng cho trẻ là việc làm vô cùng quan trọng và thiết yếu để có hệ miễn dịch tốt từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện.

2. Cách tăng sức đề kháng cho trẻ khỏe mạnh

Với mỗi độ tuổi khác nhau lại có những cách tăng sức đề kháng khác nhau.

Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên

tăng sức đề kháng cho trẻ

 

Đối với trẻ sơ sinh thì điều quan trọng nhất là cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên. Sữa mẹ có rất nhiều đề kháng tốt cho trẻ, giúp trẻ tăng cường hệ thống miễn dịch. Cho trẻ bú sữa mẹ sẽ giúp cho não bộ được khỏe mạnh, chống được các bệnh thường gặp ở trẻ như viêm phổi, viêm màng não, tiêu chảy…

Chế độ ăn dinh dưỡng, nhiều rau xanh và trái cây

Đối với trẻ trên 1 tuổi thì mẹ nên bổ sung chế độ ăn đủ dinh dưỡng để bé tăng sức đề kháng. Cần đảm bảo rằng chế độ dinh dưỡng của con sẽ đa dạng các loại thực phẩm cung cấp đủ các dưỡng chất, vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Bữa ăn của bé cần cân đối 4 nhóm dưỡng chất như chất đạm, đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây, không ăn quá nhiều thực phẩm dầu mỡ, quá nhiều gia vị không tốt cho sức khỏe. Để bé ăn ngon miệng và thích thú với đồ ăn thì mẹ nên nấu các món ăn đa dạng, kết hợp nhiều loại thực phẩm với nhau. Đồng thời trang trí món ăn bắt mắt để kích thích sự tò mò giúp bé hào hứng hơn trong bữa ăn.

Ngoài các thực phẩm tốt cho sự phát triển của trẻ, cha mẹ cần cho bé uống đủ nước để tăng sức đề kháng, giúp bé tăng cường trao đổi chất.

Bổ sung các loại thực phẩm chứa vitamin và kẽm trong bữa ăn của trẻ

tăng sức đề kháng

Các loại vitamin A, C, E, kẽm giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Vitamin A là vi chất quan trọng giúp tăng khả năng chống lại tác nhân gây bệnh, tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi-rút hay vi khuẩn. Vitamin A có nhiều trong các thực phẩm như khoai lang, cà rốt, thịt đỏ, gan động vật…

Vitamin C hỗ trợ tăng sức đề kháng và giúp các tế bào bị tổn thương nhanh chóng hồi phục. Các thực phẩm nhiều vitamin C như cam, quýt, dâu tây.

Kẽm có công dụng tốt trong việc kháng vi-rut và tăng sức đề kháng cho trẻ. Các thực phẩm chứa kẽm như cá, lòng đỏ trứng, thịt nạc…

Tạo môi trường sống trong lành, lối sống lành mạnh

Xây dựng môi trường sống sạch: Mẹ cần tạo cho bé các thói quen giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân thể và vệ sinh nhà cửa. Giữ bé tránh xa khói thuốc lá bởi khói thuốc là chất cực kỳ độc hại, ảnh hưởng rất nhiều đến sức đề kháng và sức khỏe của con.

Tăng cường cho bé vận động và tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên giúp làm tăng số lượng các tế bào miễn dịch cho cơ thể, giúp bé có tinh thần thoải mái, thể lực và trí não phát triển. Nhiều môn thể thao mà mẹ nên khuyến kích con tham gia như đạp xe, bơi lội, đi bộ, đá bóng, cầu lông…

Đảm bảo cho bé giấc ngủ ngon và sâu: Giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của não bộ và cơ thể. Vì vậy, cha mẹ nên tập cho con thói quen đi ngủ và thức dậy trong 1 khung giờ nhất định. Thức khuya là thói quen xấu làm có hệ miễn dịch suy giảm. Cha mẹ có thể cho con đọc sách, nghe nhạc hoặc hoạt động nhẹ nhàng trước khi ngủ thay vì sử dụng các thiết bị điện tử.

Cho bé tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch

tiêm phòng để tăng sức đề kháng

 

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh thì tiêm phòng đầy đủ cho con cũng giúp con có sức đề kháng tốt hơn. Vaccine có tác dụng kích thích cơ thể tạo ra các kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Vì vậy, tiêm ngừa đầy đủ và đúng lịch là việc mà cha mẹ cần làm để tăng sức đề kháng cho con.

Hy vọng với những phương pháp tăng cường sức đề kháng trên sẽ giúp con yêu của cha mẹ có sức khỏe tốt hơn. Hãy ghi nhớ hoặc lưu lại những thông tin cần thiết để phục vụ cho quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ cha mẹ nhé.

Junbee chúc cha mẹ thành công.

 >>>Xem thêm:

Những Sai Lầm Trong Nuôi Dưỡng Và Chăm Sóc Trẻ

Khi Nào Nên Cho Bé Ăn Dặm

Trẻ Cần Uống Bao Nhiêu Nước Mỗi Ngày

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1