Các hiện tượng sinh lý của trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu
Trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu tiên có rất nhiều các hiện tượng sinh lý mà cha mẹ cảm thấy lo lắng. Vậy các hiện tượng sinh lý của trẻ sơ sinh là gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau của Junbee để rõ hơn về vấn đề này.
Các hiện tượng sinh lý của trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu
1. Hay vặn người - hiện tượng sinh lý ở trẻ
Triệu chứng vặn mình và đỏ mặt thường là sinh lý bình thường của trẻ sơ sinh trước 3 tháng tuổi, biểu hiện thường là bé vặn người, đỏ mặt, triệu chứng kéo dài trong vòng vài phút và tự hết.
Nếu bé thường có các biểu hiện vặn cứng người, nhưng không quấy khóc khó chịu, không ói và vẫn lên cân tốt thì đó là dấu hiệu trẻ bình thường.
Nếu trẻ vừa hay vặn mình trong lúc ngủ (có thể lúc không ngủ bé cũng vặn mình) và kèm theo từ 3 dấu hiệu:
- Trẻ khó ngủ, cả ngày lẫn đêm không ngủ được tối thiểu được 15 -17 tiếng trong 5-6 tháng đầu.
- Ban đêm và cữ khuya, trẻ hay thức giấc nhiều lần, hay giật mình, trằn trọc khó ngủ, người đổ nhiều mồ hôi, hay nấc, hay trớ, rụng tóc.
- Trẻ chậm lên cân trong 3 tháng đầu (tăng dưới 800gram/tháng).
Lúc này có thể trẻ thiếu vitamin D từ trong bụng mẹ. Và đó cũng là các biểu hiện ban đầu của tình trạng trẻ còi xương.
Theo thống kê của Việt Nam thì cứ 5 trẻ là có 1 trẻ bị còi xương và trên 30% trẻ bị suy dinh dưỡng. Vì vậy vitamin D3 rất quan trong.
2. Khó ngủ - Hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều giấc ngủ ngắn và không sâu. Bé bú mẹ hoàn toàn sẽ ngủ giấc ngắn hơn bé bú bình vì mau đói hơn. Nếu bé ngủ ít nhưng vẫn bú bình thường, lên cân tốt, vui vẻ không quấy khóc thì không sao.
Giấc ngủ của trẻ rất quan trọng, thường trẻ trong 3 tháng đầu sẽ ngủ từ 17 - 20 tiếng để đảm bảo cho sự phát triển giai đoạn này. Nếu trẻ khó ngủ kèm theo hay quấy khóc cũng không có vấn đề gì bởi đến 50% trẻ sơ sinh là như vậy.
Khi nào trẻ có các dấu hiệu như hay lăn lộn, trăn trở khi ngủ, đổ nhiều mồ hôi, rụng tóc, thì đó là do trẻ thiếu Vitamin D.
3. Hay quấy khóc
Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa ổn định khiến trẻ rất dễ giật mình nên hay khóc. Ngoài ra, khóc cũng là cách duy nhất để trẻ bày tỏ các nhu cầu đơn giản của mình như đói, khát, … Cho dù nhiều mẹ rất lo lắng khi thấy con khóc, vì nhiều trẻ khóc trông rất vật vã, đỏ hết cả người, nhưng thật ra khóc không tổn hại gì cho con cả.
Ở giai đoạn trẻ sơ sinh, khóc còn là một vận động giúp trẻ rèn luyện hô hấp nữa. Trẻ mới sinh ra, kỹ năng hô hấp vẫn chưa hoàn thiện như người lớn nên khóc là một vận động làm tăng cường các cơ giúp trẻ hô hấp, đồng thời còn giúp cho phổi được mở rộng. Ngoài ra việc khi trẻ khóc sẽ cử động đập tay đập chân còn là vận động giúp trẻ tăng nhiệt độ cơ thể và tự bản thân điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của mình.
Đa phần các mẹ khi nghe con khóc chỉ chừng vài giây là bế con lên ôm ấp và cho con bú. Nhưng các mẹ lại không ngờ chính việc ôm trẻ có thể sẽ trở thành rào cản vô tình cản trở việc trẻ luyện tập cho cơ thể mình phát triển, đôi khi còn khiến trẻ mệt mỏi hơn. Đồng thời việc khi trẻ khóc là bế và cho bú luôn cũng có thể là một nguyên nhân khiến trẻ hình thành thói quen không tốt là phải bế hoặc phải cho bú mới ngủ.
Ngoài ra, trẻ trong 3 tháng đầu hay khóc là do bỉm ướt, quần áo thô ráp gây khó chịu hoặc nằm lâu ở một tư thế.
4. Nấc cụt liên tục - hiện tượng sinh lý ở trẻ
Các bác sĩ chuyên khoa chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của việc trẻ nấc cụt liên tục. Một số người cho rằng nấc cụt là do việc truyền xung thần kinh chưa ổn định giữa não và cơ hoành - cơ bụng nhằm giúp trẻ hô hấp. Biểu hiện nấc cụt ở trẻ là vô hại, sẽ mất khi trẻ lớn lên.
Nếu trẻ nấc cụt kèm theo hay nôn trớ, hay giật mình, trằn trọc khó ngủ, đổ nhiều mồ hôi, chậm lên cân thì có thể do trẻ thiếu vitamin D.
5. Da bị rôm sảy - chàm sữa
Do các hormone của mẹ vẫn còn trong cơ thể trẻ sơ sinh nên một số bé nổi mụn trong khoảng 2 tuần đến 3 tháng tuổi đầu đời. Hiện tượng này vô hại, không cần bôi thuốc gì trẻ cũng có thể tự hết. Chỉ cần nhẹ nhàng lau da mặt sạch cho bé bằng nước ấm có pha vài giọt Lactacid (dùng khăn mềm nhúng nước và lau nhẹ nhàng cho con ngày 2 – 3 lần)
Trẻ trong năm đầu rất hay bị chàm sữa. Trẻ bị chàm sữa thường rất lâu hết, có khi hết rồi sẽ bị lại. Khi bé lớn dần sẽ tự động hết hẳn. Vì vậy, khi trẻ bị chàm sữa thì cha mẹ không nên cho con bôi các sản phẩm thuốc bởi da trẻ rất mỏng manh, càng bôi nhiều thuốc thì làn da càng bị ảnh hưởng.
Trẻ bị lác sữa chỉ nên mua kem, sữa, hay dầu dưỡng ẩm để thoa cho con ngay 2 lần để giúp giữ ẩm và làm mềm da cho con.
6. Đi tiêu nhiều lần trong ngày
Trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu đi ngoài rất nhiều, càng lẹt xẹt càng mau lớn. Tất nhiên là với điều kiện là con bú mẹ hòan toàn mà mẹ cũng không bị tiêu chảy, không ăn hải sản sống. Con đi nhiều nhưng không nôn trớ, trong phân không có máu, và không có dấu hiệu mệt mỏi, vẫn bú mẹ bình thường, không bỏ bú, thì không có vấn đề gì.
Trường hợp trẻ tiêu chảy kèm nôn trớ nhiều lần trong ngày, trong phân có máu, trẻ mệt mỏi, bỏ bú, quấy khóc nhiều thì cha mẹ nên cho trẻ đi khám để kịp thời xử lý và điều trị.
LƯU Ý: Trẻ trong 3 tháng đầu, không được tự ý mua thuốc chọn con uống, cũng không nên cho con đi khám tại các phòng khám riêng mà nên đưa con đến bệnh viện để khám.
Thông thường, sang tháng thứ 3 trẻ mới đi giảm lại, còn ngày 1-2 lần. Trường hợp sang tháng thứ 4 mà con vẫn đi 4-5 lần trong ngày nhưng vẫn bú bình thường, ngủ và tăng cân tốt thì cần xem lại chế độ ăn của mẹ.
7. Cổ họng khò khè
Có đến 80% trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu mắc chứng khò khè khi thở mà không kèm theo các triệu chứng khác như ho, sổ mũi, sốt. Lý do là bởi vì trong quá trình rặn đẻ của mẹ sẽ giúp trẻ có quá trình co thắt – vận động một cách tự nhiên ở hệ hô hấp giúp phổi (các phế nang tại phổi) vận động ngay từ lúc mới chào đời và chủ động tống ra được các chất nhầy (dịch nước ối, …) ra khỏi cuống phổi.
Trẻ sinh mổ sẽ mất đi quá trình này, còn với trẻ sinh thường vì một lý do nào đó như thời gian đau đẻ của mẹ ngắn, các cơn gò ít, thai yếu, nhất là thai nhẹ cân hay sinh thiếu tháng đã không trải qua quá trình như bình thường, nên chất nhầy trong phế quản vẫn còn sót lại, chưa tống hết ra ngoài được khiến trẻ hay khò khè trong 3 tháng đầu.
Trường hợp này, các bác sĩ thường hay chỉ các mẹ áp dụng chưng lá húng chanh hoặc cho con uống dầu húng chanh. Mẹ cho trẻ uống ngày 2 lần, trong 2-3 tuần, đến 90% là con sẽ tự hết.
8. Hay nôn trớ - hiện tượng sinh lý ở trẻ sơ sinh
Nôn trớ là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ. Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Như thế nào là nôn trớ bình thường?
Nôn trớ là hiện tượng phổ biến trong những tuần đầu sau sinh, khi bé vừa ăn xong hay bé vặn người và trớ ra sữa vón cục. Hiện tượng nôn trớ ở trẻ trong 3 tháng đầu là bình thường vì dạ dày của bé còn nằm ngang, cơ thắt tâm vị yếu nên bé rất hay nôn trớ.
Để giảm bớt tình trạng này cần chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày. Khi trẻ trớ nhiều thì mỗi bữa mẹ cho bé bú ít đi, mẹ vắt bỏ lớp sữa đầu cho con bú lớp sữa thứ 2 thì dù bú ít con vẫn đủ dinh dưỡng. Trẻ bú bình chỉ nên cho bú từ 30 - 45ml/ lần, và tăng số cữ bú lên, có thể cách 1 -1,5 tiếng lại cho con bú 1 lần.
Mẹ không nên quá căng thẳng về hiện tượng này ở con, trẻ nào cũng hay bị nôn trớ ít nhiều trong giai đoạn 3 tháng đầu không ảnh hưởng gì tới sức khoẻ cũng như sự phát triển của trẻ. Miễn là con vẫn khoẻ mạnh, ngủ tốt và tăng cân tốt thì mẹ không cần phải lo lắng về hiện tượng này.
Nếu trẻ nôn trớ mà không kèm theo nóng sốt, không đi phân lỏng hay tiêu chảy, hay sổ mũi, ho, phát ban, không bệnh trào ngược dạ dày, ..., thì không có gì thì không cần quá lo lắng.
Ở những trẻ bú mẹ thì sau khi bú xong nên bế bé từ 15 -20 phút rồi mới đặt trẻ nằm. Khi cho trẻ bú bình lưu ý sao cho sữa ngập núm vú bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày.
9. Táo bón
Các bé hay bị táo bón một phần cũng do cơ địa. Trẻ trong 3 tháng đầu thường hay đi ngoài nhiều hơn là bị táo bón và nếu 2 – 3 ngày trẻ không đi ngoài thì gọi là bị táo bón. Táo bón trong thời gian đầu sẽ không gây hại cho trẻ và hoàn toàn có thể cải thiện được.
Nếu con bú mẹ thì mẹ cần ăn nhiều rau, ăn đu đủ chín, uống nước rau má, nước dừa tươi, nước râu ngô. Mẹ cần uống tối thiểu 3 lít nước mỗi ngày (tính cả nước lọc, nước canh và các loại nước khác trong ngày).
Đa phần trẻ bú mẹ trong 3 tháng đầu thường đi ngày 1-3 lần, trẻ bú bình bao giờ cũng táo bón nhiều hơn. Trẻ dưới 6 tháng, bú mẹ hoàn toàn nếu bé bị táo bón thì có thể cho uống nước thêm từ tháng thứ 4. Trẻ không bị táo bón thì qua tháng thứ 6 mẹ mới tập cho con uống thêm nước mỗi ngày từ vài muỗng và tăng dần lên.
Nếu con bú bình thì cần được cho uống nước từ tháng thứ 3, uống ngày 20-30ml nước và kết hợp với massage bụng. Mẹ xoa bụng con theo chiều kim đồng hồ quanh bụng từ 3-5 phút để con dễ đi hơn.
Trên đây là các hiện tượng sinh lý ở trẻ sơ sinh mà mẹ cần biết. Hy vọng các thông tin trên giúp ích cho bạn đọc.
>>>Xem thêm:
Cách Làm Siro Ho Cho Bé Đơn Giản Và Hiệu Quả
Bài Thuốc Dân Gian Chữa Ho Cho Bé Hiệu Quả
Tiêu Chảy Cấp Ở Trẻ Em Và Những Điều Cần Biết
Viêm Tai Giữa Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị
Cách Chữa Ngạt Mũi Cho Trẻ Hiệu Quả
Thêm một bài đánh giá
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *
0 Bình luận