Tiêu chảy cấp ở trẻ em và những điều cần biết
Têu chảy cấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ. Tiêu chảy cấp do nhiều nguyên nhân, nếu không biết cách xử lý và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cùng Junbee tìm hiểu về nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị tiêu chảy cấp trong bài viết sau.
Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy cấp
Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp ở trẻ em có thể do vi rút, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Trong đó, tác nhân phổ biến, khiến trẻ có các biểu hiện nặng, đe dọa đến tính mạng đó là do Rotavirus. Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ bị tiêu chảy cấp như: trẻ bắt đầu ăn dặm, trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch, trẻ bị suy dinh dưỡng, do khí hậu hay cách vệ sinh thân thể không đúng cách. Một số trường hợp trẻ bị tiêu chảy cấp do dùng kháng sinh kéo dài, không đúng liều lượng hoặc rối loạn tiêu hóa.
Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy cấp
Trẻ ở độ tuổi khác nhau sẽ có những biểu hiện khác nhau khi bị tiêu chảy cấp.
Đối với trẻ dưới 1 tuổi thì các biểu hiện bị tiêu chảy cấp như đi tiêu nhiều lần trong ngày, có thể gấp đôi so với bình thường. Phân của trẻ có dạng sệt hoặc lỏng, có nhiều màu vàng, nâu hoặc xanh. Đối với trẻ bú mẹ thì số lần đi tiêu và phân có nhiều nước hơn so với trẻ uống sữa công thức.
Đối với trẻ trên 1 tuổi thì có một số dấu hiệu như sốt, đau bụng, đi tiêu nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, trẻ còn mệt mỏi, nôn ói, quấy khóc và phân có nhiều nước, lỏng và có mùi tanh.
Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp tại nhà
1. Thuốc điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em
- Nếu trẻ bị sốt từ 38,5 độ C trở lên thì cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt và giảm đau như Acetaminophen.
- Cho trẻ uống dung dịch nước biển khô ORS hoặc uống thêm nước cháo. Nếu trẻ còn bú mẹ thì cho bú nhiều lần và bú lâu hơn.
- Cho trẻ uống kẽm theo đơn thuốc của bác sĩ điều trị.
- Đối với trẻ lớn thì cho trẻ uống bù điện giải theo đúng liều lượng. Với trẻ dưới 2 tuổi thì cha mẹ cho uống khoảng 50-100ml dung dịch Oresol sau mỗi lần đi tiêu. Với trẻ trên 2 tuổi thì cho uống 100-200ml sau mỗi lần đi tiêu.
- Nếu trẻ không bị mất nước thì cha mẹ không cần cho trẻ uống kháng sinh và thuốc cầm tiêu chảy.
2. Trẻ bị tiêu chảy cấp nên ăn gì?
- Cho trẻ ăn uống như bình thường, không kiêng cữ và có thể chia thành nhiều bữa nhỏ.
- Có thể chế biến thức ăn lỏng hơn để trẻ dễ ăn.
- Cho trẻ ăn nhiều trái cây đặc biệt là cam, chuối, hồng xiêm.
- Cho trẻ uống nhiều nước, có thể đút từ từ bằng muỗng hoặc bơm.
- Không cho trẻ ăn hay uống các loại thực phẩm khó tiêu và các loại đồ uống có ga, nước uống trái cây nguyên chất.
- Không sử dụng dung dịch điện giải khi chưa được tư vấn bởi bác sĩ.
3. Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?
Nếu trẻ có các biểu hiện sau đây thì cha mẹ nên đưa trẻ đến viện để được xử lý và điều trị kịp thời.
- Trẻ lừ đừ, li bì, khó đánh thức
- Trẻ khô môi, khát và khóc không có nước mắt
- Trẻ có máu trong phân và có dấu hiệu mất nước
- Trẻ đau bụng và nôn ói nhiều lần
- Trẻ đi tiêu nhiều lần, có thể trên 8 lần trong 6 giờ
- Tiêu chảy vẫn không hết sau 7 ngày
- Trẻ sốt cao
- Trẻ không chịu ăn uống và tiêu chảy, nôn ói
- Dịch nôn ói có màu xanh lá cây
Các biện pháp phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ
- Dạy trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng đúng cách để loại bỏ các vi khuẩn bám trên tay.
- Đi tiêu đúng nơi quy định, không đổ các loại rác thải hay phân xuống các nguồn nước như sông, suối, ao, hồ…
- Chất thải của trẻ phải lau bằng giấy và xử lý ngay, giặt sạch tã lót, quần áo của trẻ bằng xà phòng.
- Không ăn uống ở vùng có dịch.
- Thường xuyên lau đồ chơi của trẻ bằng cloramin B.
- Cho trẻ ăn chín, uống sôi, không sử dụng thực phẩm quá hạn hay có nguồn gốc không rõ ràng.
- Bảo quản thực phẩm đúng cách, không tích trữ đồ ăn trong tủ lạnh quá lâu.
- Cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng và hợp vệ sinh.
- Tiêm phòng đầy đủ vắc xin, đảm bảo trẻ được uống vắc xin ngừa virus Rota nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ.
Qua bài viết trên, hy vọng cha mẹ sẽ có cái nhìn tổng quát về tiêu chảy cấp ở trẻ em. Từ đó có các biện pháp phòng tránh và cách xử lý phù hợp khi trẻ mắc bệnh. Nếu có thắc mắc về các thông tin trong bài viết, hãy comment xuống dưới để Junbee giải đáp nhanh chóng nhất nhé.
>>>Xem thêm:
Viêm Tai Giữa Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị
Cong Vẹo Cột Sống Ở Trẻ Và Những Điều Cần Biết
Cách Phòng Lây Bệnh Cho Trẻ Khi Đi Học
Bí Quyết Chăm Sóc Da Cho Trẻ Mà Cha Mẹ Không Nên Bỏ Qua
Rubella Bẩm Sinh Là Gì? Bệnh Rubella Có Nguy Hiểm Không?
Thêm một bài đánh giá
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *
0 Bình luận