Cách chữa ngạt mũi cho trẻ hiệu quả
Thời tiết giao mùa là khoảng thời gian mà trẻ rất dễ bị các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ngạt mũi. Trẻ bị ngạt mũi sẽ khó thở, khò khè do dịch nhầy ngăn bít đường di chuyển của không khí. Vậy cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh như thế nào? Cùng Junbee tìm hiểu về cách trị ngạt mũi cho trẻ trong bài viết sau.
Vì sao trẻ ngạt mũi??
Cảm lạnh: Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh ngạt mũi, khó thở là do cảm lạnh. Không chỉ khi thời tiết trở lạnh mà ngay cả mùa hè nóng bức như thế này bé cũng dễ bị nhiễm lạnh. Đôi khi do bé mải chơi đổ nhiều mồ hôi mà lại nằm ngủ phòng máy lạnh cũng khiến bé bị cảm. Trẻ bị sổ mũi do cảm lạnh thường kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ, ho, đau họng, chảy nước mắt và hắt hơi.
Ngạt mũi sơ sinh: Nhiều bé sơ sinh khi về nhà đã thở khò khè và có dấu hiệu ngạt mũi. Nếu trẻ chỉ ngạt mà không kèm dấu hiệu khác có thể là do nước nhầy bào thai chưa được hút sạch hết khỏi đường hô hấp của trẻ
Dị ứng: Một số trẻ rất mẫn cảm với môi trường, bé có thể dị ứng với thời tiết, phấn hoa, độ ẩm không khí hoặc khói bụi. Ngạt mũi do dị ứng thường kèm hắt hơi, ngứa mũi và đỏ mắt.
Cúm: Bé bị sổ mũi do cúm thường mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, chóng mặt và chán ăn.
Trẻ nghẹt mũi mẹ nên làm gì??
Đối với trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi, càng hạn chế thuốc cho con càng tốt. Vì vậy, nếu trẻ sổ mũi, ngạt mũi và thường khó chịu, quấy khóc về đêm. Vì vậy cha mẹ có thể áp dụng 1 số biện pháp giúp trẻ giảm các triệu chứng ngạt mũi.
Cách chữa ngạt mũi cho trẻ không cần dùng thuốc
1. Nhỏ nước muối sinh lý
Đây là 1 trong những biện pháp đơn giản, hiệu quả nhất khi chữa nghẹt mũi cho con. Mẹ chỉ cần mua thuốc nhỏ muối sinh lý Natri Clorid 0,9% ngoài hiệu thuốc sau đó về nhỏ cho con.
Cách làm:
- Bước 1: Đặt ngửa bé
- Bước 2: Nhỏ từ từ nước muối sinh lý vào 2 hốc mũi trẻ
Cách này giúp làm lỏng dịch nhầy, giảm tình trạng nghẹt mũi, khó chịu ở mũi trẻ.
Sau khi nhỏ nước muối, mẹ có thể dùng ngón tay trỏ day day 2 bên cánh mũi cho con nhẹ nhàng để chất nhầy dễ dàng tan ra giúp bé dễ thở hơn. Đồng thời dùng hai ngón tay vuốt dọc sống mũi trẻ nhiều lần. Lưu ý không dùng nước muối sinh lý quá thường xuyên cho trẻ bởi như vậy sẽ làm chức năng của lớp niêm mạc mũi xoang không hoạt động được. Đối với trẻ em, dù có dùng đúng loại nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh, các mẹ bỉm sữa cứ nghĩ là an toàn cho con nhưng thực ra là làm mất phản xạ bài tiết chất nhầy ngay từ những ngày mới chào đời.
Ngoài ra, nếu rửa mũi không đúng cách, có thể làm nhiễm trùng thêm, đưa vi trùng lấn sâu vào bên trong cơ thể. Và nếu sau một thời gian rửa mũi họng chủ động liên tục, việc ngưng dùng đột ngột đôi khi sẽ làm lớp niêm mạc giảm độ ẩm, khô rát, dễ kích ứng, là điều kiện thuận lợi cho siêu vi, vi khuẩn hô hấp tấn công.
2. Hút mũi - cách giúp trẻ giảm ngạt mũi
Cách này sẽ giúp lấy sạch dịch nhầy trong mũi bé, mũi con thông thoáng dễ chịu hơn.
Cách làm:
Bước 1: Mẹ nhỏ nước muối sinh lý làm mềm dịch nhầy trong mũi trẻ
Bước 2: Vệ sinh dụng cụ hút mũi con trước đó
Bước 3: Đặt dụng cụ hút mũi vào từng bên hốc mũi bé theo hướng dẫn
Bước 4: Làm tương tự với hốc mũi còn lại
Bước 5: Lau cánh mũi và vệ sinh dụng cụ hút mũi bé
3. Xông hơi
Khi con bị ngạt mũi, mẹ hãy đặt 1 bình phun nước hoặc máy tạo độ ẩm trong phòng. Khi phòng mát, nhiệt độ giảm, không còn tình trạng khô rát mũi bé sẽ giảm triệu chứng nghẹt mũi.
Ngoài ra, mẹ có thể xông hơi cho trẻ bằng tinh dầu. Mục đích của việc xông hơi tinh dầu là để không khí đưa vào cơ thể qua mũi trẻ ấm lên, giúp các mao mạch ở mũi co lại, bé hết nghẹt mũi.
Mẹ có thể dùng dầu bạc hà hoặc dầu tràm để cho vào nước tắm bé. Hít thở hơi nước có tinh dầu sẽ làm bé thông mũi hơn.
4. Vỗ nhẹ lưng con
Mẹo trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh này khá hiệu quả, đơn giản. Mẹ chỉ cần làm thao tác cơ bản sau đây:
Cách 1: Đặt con nằm úp trên đầu gối của bạn và lấy tay nhẹ nhàng vỗ lưng
Cách 2. Cũng vỗ tương tự như cách 1 nhưng đặt trẻ ngồi trên đùi và hướng phía trước khoảng 30 độ. Phương pháp này giúp làm lỏng chất nhầy ứ đọng trong ngực trẻ, trẻ bớt tức ngực, dễ thở hơn
5. Nâng cao gối khi ngủ - cách giảm ngạt mũi cho trẻ
Khi trẻ bị nghẹt mũi mẹ hãy dùng khăn hoặc gối nâng cao đầu cho con ngủ. Cách này sẽ bé dễ thở hơn và dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
Với 5 cách chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh trên các mẹ có thể áp dụng cho con yêu. Mẹ nên nhớ luôn phải vệ sinh mũi sạch sẽ cho con, tránh tình trạng con bị viêm xoang từ rất sớm.
>>>Xem thêm:
Các Loại Thực Phẩm Giàu Vitamin K Cho Trẻ
Trẻ Bị Bẹp Đầu Có Tròn Lại Được Không?
Tiêu Chảy Cấp Ở Trẻ Em Và Những Điều Cần Biết
Viêm Tai Giữa Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị
Phân Biệt Các Loại Sốt Thường Gặp Ở Trẻ
Thêm một bài đánh giá
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *
0 Bình luận