Phân biệt các loại sốt thường gặp ở trẻ

Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh như vi-rút hay vi khuẩn. Tuy nhiên, khi con sốt chắc chắn cha mẹ nào cũng sẽ không khỏi lo lắng và không biết cách xử lý như thế nào. Dưới đây là 6 loại sốt ở trẻ mà cha mẹ cần nắm được để xử lý đúng cách khi con bị sốt.

Phân biệt các loại sốt ở trẻ nhỏ

Khi các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể trẻ thì hệ miễn dịch sẽ là rào cản chống lại các tác nhân đó. Hệ miễn dịch được kích hoạt, nhiệt độ cơ thể được giải phóng gây nên sốt. Với mỗi loại sốt khác nhau, sẽ có những cách xử lý khác nhau. Không nên lạm dụng thuốc hạ sốt và thuốc kháng sinh sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến các cơ quan nội tạng non nớt của bé.

Sốt mọc răng ở trẻ

phân loại sốt ở trẻ

 

Khi trẻ mọc răng, phần lợi của trẻ thường sưng to gây nên tình trạng viêm lợi. Lúc này nhiệt độ cơ thể bé thường tăng nhẹ. Trước khi răng sữa nhú lên, trẻ sẽ có một số triệu chứng như chảy nước bọt, miệng nhai chóp chép, đưa tay hoặc bất cứ thứ gì lên miệng. Trẻ hay quấy khóc, khó chịu, ít ngủ, biếng ăn dẫn đến sụt cân nhanh. Nướu bé bị sưng đỏ hoặc bị nứt ra. Thường trẻ mọc răng sẽ sốt nhẹ từ 38-39 độ C. Cha mẹ có thể giúp con bớt khó chịu bằng cách như sau:

- Dùng nước ấm lau vào những nơi khó thoát nhiệt như nách, bẹn, cổ.

- Cho trẻ bú nhiều hoặc uống thêm nước lọc, nước điện giải, nước trái cây để trẻ không bị mất nước.

- Luôn giữ răng miệng của bé thật sạch sẽ.

- Có thể dùng thuốc hạ sốt hoặc thuốc giảm đau trong trường hợp sốt cao và dưới sự chỉ định của bác sĩ.

Sốt cảm lạnh

Cảm lạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến sốt ở trẻ. Cảm lạnh do virus gây ra và thường sẽ nhẹ hơn cảm cúm. Trẻ có thể bị sốt nhẹ cùng với các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng do hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt.

Sốt cảm lạnh không quá nguy hiểm nhưng cần 7-10 ngày để bệnh tự khỏi. Cha mẹ có thể kết hợp với một số biện pháp để trẻ thấy dễ chịu, khỏe khoắn hơn như:

- Trẻ cần có thực đơn dinh dưỡng đầy đủ các loại vitamin, tinh bột, chất béo, chất đạm để có sức đề kháng chống lại virus. Cho trẻ uống nhiều nước và giữ ấm cơ thể.

- Có thể xông tinh dầu tràm trong nhà, tuy nhiên không nên đóng kín cửa trẻ được hít thở không khí trong lành.

Sốt siêu vi – loại sốt nguy hiểm ở trẻ nhỏ

phân loại sốt ở trẻ

Khi nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột là lúc các virus tấn công mạnh mẽ gây nên sốt siêu vi ở trẻ. Bé có thể bị sốt kèm theo nhiều triệu chứng như đau nhức, mệt mỏi, chảy mũi, nghẹt mũi, ho thậm chí nổi ban đỏ. Nhiệt độ cơ thể bé có thể cao lên đến 40 độ C theo cơn hoặc liên tục.

Sốt siêu vi khá nguy hiểm vì vậy nên khi có các biểu hiện nghiêm trọng như tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa thì cha mẹ nên đưa con đi khám và kiểm tra để có những phương án chữa trị kịp thời.

Sốt cảm cúm

Sốt cảm cúm thường bị nhầm lẫn với sốt cảm lạnh nhưng có nhiều triệu chứng nghiệm trọng hơn. Khi thấy con bị sốt, chóng mặt, ăn không ngon, đau họng, buồn nôn, chảy mũi, ớn lạnh, tiêu chảy thì có thể con đang bị cảm cúm. Thường thì các triệu chứng sẽ hết trong khoảng 5 ngày nếu trẻ có sức đề kháng tốt. Tuy nhiên, một số trẻ có nhiều triệu chứng nghiêm trọng dẫn đến biến chứng và gây nguy hiểm cho trẻ. Tốt nhất, cha mẹ nên lưu ý một số biện pháp để phòng tránh cúm giúp con khỏe mạnh hơn như:

- Giữ gìn vệ sinh thân thể nhất là răng miệng và tay chân của bé. Hạn chế để trẻ tiếp xúc với các vật dụng nơi công cộng, đồ chơi chung hay người bị cúm.

- Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, tăng cường các loại rau, củ, quả chứa nhiều vitamin.

- Tạo môi trường trong lành, duy trì lối sống lành mạnh để trẻ có tinh thần thoải mái, vui vẻ, hạn chế các mầm bệnh trong môi trường sống.

- Bổ sung các thực phẩm nhằm tăng sức đề kháng và giữ ấm cho trẻ.

Sốt do vi khuẩn

Sốt do vi khuẩn là loại sốt mà bé không thể tự khỏi mà cần dùng đến thuốc kháng sinh đặc trị. Khi bị sốt do vi khuẩn thì trẻ thường có triệu chứng điển hình như môi khô, nhịp thở tăng, mắt trũng, nhiệt độ cơ thể tăng cao, ớn lạnh, rét run.

Đây là loại sốt không thể điều trị ở nhà nên khi gặp phải các triệu chứng trên và bé sốt liên tục từ 2-3 ngày thì cha mẹ nên cho con đến bệnh viện để kiểm tra.

Sốt xuất huyết – loại sốt cực kỳ nguy hiểm với trẻ

phân loại sốt ở trẻ

 

Sốt xuất huyết là một trong những loại sốt có diễn biến phức tạp và có tỷ lệ tử vong cao. Trong giai đoạn đầu của bệnh, trẻ có những biểu hiện như sốt cao đột ngột, quấy khóc, mệt mỏi, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

Khoảng 3- 7 ngày sau, có thể thấy các nốt xuất huyết dưới da, các mảng bầm tím, đây là giai đoạn cực kỳ nghiêm trọng và nguy hiểm. Các nốt xuất huyết có thể nằm ở cánh tay, bụng, đùi, chân…

Khi trẻ có biểu hiện sốt xuất huyết thì cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay lập tức để có phương pháp chữa trị phù hợp.

Như vậy, qua bài viết trên cha mẹ đã có thêm những kiến thức cơ bản về các loại sốt ở trẻ, từ đó đưa ra phương pháp xử lý hiệu quả và phù hợp. Junbee chúc cha mẹ thành công trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ.

 >>>Xem thêm:

Những Sai Lầm Trong Nuôi Dưỡng Và Chăm Sóc Trẻ

Khi Nào Nên Cho Bé Ăn Dặm

Trẻ Cần Uống Bao Nhiêu Nước Mỗi Ngày

Cách tăng sức đề kháng cho trẻ khỏe mạnh

 

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1