Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em và các triệu chứng

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ. Rối loạn tiêu hóa không quá nghiêm trọng nhưng nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Vậy biểu hiện của rối loạn tiêu hóa là gì? Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa? Cùng Junbee tìm hiểu trong bài viết sau.

Cách nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa

rối loạn tiêu hóa ở trẻ

 Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa nếu chế độ dinh dưỡng không phù hợp. Các biểu hiện khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa như:

- Trẻ bị táo bón: Đây là một trong những tình trạng phổ biến khi trẻ ăn những thực phẩm cứng, ít chất xơ, khó tiêu. Táo bón ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của trẻ. Táo bón có thể gây cho trẻ đau đớn và khiến trẻ kém ăn, sợ đi vệ sinh, ảnh hưởng không tốt đến đường ruột.

- Đau bụng: Đau bụng là một trong những biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Các cơn đau có nhiều mức độ khác nhau và thường xuất hiện ở vùng bụng dưới bên trái hoặc ở các vị trí khác.

- Nôn trớ: Nôn trớ là triệu chứng trẻ bị rối loạn tiêu hóa do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Tình trạng này sẽ giảm dần và biến mất khi trẻ lớn lên.

- Đầy hơi: Trẻ rối loạn tiêu hóa thường đi kèm với các biểu hiện như đầy hơi, bụng trướng to do rối loạn chuyển hóa tinh bột hoặc sự lên men của các vi sinh vật.

- Trẻ đi ngoài phân nát: Đây là triệu chứng điển hình khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Bởi hệ tiêu hóa gặp vấn đề nên thức ăn sẽ không được tiêu hóa đầy đủ mà bị đẩy ra ngoài khiến trẻ bị mất nước.

- Trẻ đi ngoài phân sống: Ngoài các triệu chứng trên thì trẻ có thể đi ngoài phân sống do sự mất cân bằng giữa các vi khuẩn có hại và có lợi trong đường ruột của trẻ. Nếu các vi khuẩn có hại tăng lên bất thường sẽ gây ra tình trạng phân sống, phân lỏng hoặc có chất nhầy trong phân…

Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị rối loạn tiêu hóa

rối loạn tiêu hóa ở trẻ

 Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất có thể hấp thu qua thành ống tiêu hóa đi vào máu và bắt đầu từ miệng đi đến trực tràng. Nếu quá trình tiêu hóa này bị đảo lộn do một số nguyên nhân thì đó được gọi là rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ em như:

- Trẻ có sức đề kháng kém: Thường xảy ra ở trẻ sơ sinh bởi lúc này hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện đồng thời sức đề kháng kém nên dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công.

- Trẻ dùng nhiều thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại, tuy nhiên cũng đồng thời tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và rối loạn tiêu hóa.

- Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm: Khi trẻ ăn uống, sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm sẽ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa.

- Biến chứng từ các bệnh khác: Trẻ có thể mắc một số bệnh về đường hô hấp và tiết ra đờm chứa nhiều vi khuẩn. Nếu trẻ nuốt đờm vào cơ thể thì đường ruột sẽ bị nhiễm khuẩn gây nên rối loạn tiêu hóa.

- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Khi trẻ ăn quá nhiều thực phẩm có hại, nhiều dầu mỡ, chất béo, chất bảo quản, chất tạo màu… thì trẻ sẽ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa.

Chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa

rối loạn tiêu hóa ở trẻ

 Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau nên để điều trị bệnh cho trẻ cần có phương án phù hợp. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao? Cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc rối loạn tiêu hóa hoặc áp dụng các mẹo trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ.

1. Mẹo trị rối loạn tiêu hóa

- Cho trẻ ăn các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa: Cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều loại quả, rau xanh nhiều vitamin, chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Một trong những thực phẩm tốt cho tiêu hóa mà trẻ nên ăn hàng ngày đó là sữa chua.

- Lá ổi trị tiêu chảy: Trong lá ổi có nhiều tannin, chất làm săn se có tác dụng chữa tiêu chảy. Cha mẹ có thể lấy lá ổi non, rửa sạch và nấu với nước cho trẻ uống 2-3 lần 1 ngày.

- Nước chanh giảm đầy bụng, khó tiêu ở trẻ: Nước chanh không những giúp trẻ giải khát, nâng cao sức đề kháng mà còn có tác dụng làm giảm các triệu chứng đầy hơi ở trẻ. Nên cho trẻ uống 1 cốc nước chanh tươi với nước ấm mỗi ngày để cải thiện hệ tiêu hóa.

- Trà gừng trị đầy hơi: Nếu trẻ gặp phải vấn đề về rối loạn tiêu hóa thì phụ huynh có thể cho 3-4 lát gừng tươi vào nước ấm cho trẻ uống. Gừng có tác dụng trị đầy hơi, buồn nôn và chướng bụng.

- Chuối tiêu xanh: Chuối tiêu gọt vỏ mỏng bên ngoài và giữ lại lớp vỏ xanh bên trong sau đó xay nhuyễn và nấu cháo cho trẻ. Tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ giảm dần và biến mất.

- Đu đủ chín: Đu đủ có tác dụng cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ. Trong đu đủ có enzyme papain làm chuyển đổi protein thành các axit amin giúp hệ tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

- Cam thảo: Cam thảo có nhiều tác dụng như giảm đầy bụng, khó tiêu, chống viêm, chống co thắt đường tiêu hóa. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ có thể lấy cam thảo pha với nước ấm để trẻ uống.

2. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì?

Khi áp dụng các mẹo trị rối loạn tiêu hóa mà triệu chứng không thuyên giảm thì cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị. Cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, tuy nhiên phụ huynh cần tuân thủ đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

Nếu trẻ có các biểu hiện nặng như sốt cao, đi ngoài ra máu, tiêu chảy mất nước thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để được xử lý kịp thời.

3. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

rối loạn tiêu hóa ở trẻ

 Các loại thực phẩm nên cho trẻ ăn khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa như:

- Rau xanh: Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh để bổ sung vitmin và các khoáng chất cần thiết.

- Sữa chua: Sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa và cải thiện tình trạng rối loạn đường ruột.

- Chuối: Chuối là loại quả nhiều dinh dưỡng, giàu kali giúp bù nước cho trẻ. Chuối còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu.

- Sốt táo: Táo có chứa nhiều pectin giúp giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Cha mẹ nên cho trẻ ăn sốt táo thay vì táo tươi bởi khi được nấu chín, chúng sẽ cung cấp nhiều calo và dễ tiêu hóa hơn. Táo còn có nhiều chất xơ giúp trẻ tiêu hóa tốt.

- Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc là thực phẩm cung cấp đạm và các loại dầu thực vật tự nhiên giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

4. Một số thực phẩm mà trẻ không nên ăn khi bị rối loạn tiêu hóa

Rối Loạn Tiêu Hóa Ở Trẻ Em Và Các Triệu Chứng

 

- Không cho trẻ ăn các đồ ăn nhanh khó tiêu như xúc xích, hamburger, thịt hộp…

- Kiêng các thực phẩm nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt khi trẻ bị tiêu chảy.

- Kiêng các thực phẩm giàu chất béo và tinh bột như đậu, bắp vì chúng làm phân của trẻ cứng và khó đi tiêu hơn.

- Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa do bất dung nạp lactose trong sữa thì cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn loại sữa phù hợp với trẻ.

Cách phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Cha mẹ có thể phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho trẻ bằng cách:

- Đối với trẻ sơ sinh thì cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên để tăng cường sức đề kháng và bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, vì vậy trẻ duy trì bú mẹ càng lâu càng tốt.

- Trẻ được cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn. Trẻ cần được cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất như đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và các khoáng chất. Vì vậy, cha mẹ cần đảm bảo tỷ lệ mà tránh làm mất cân bằng các nhóm dinh dưỡng gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

- Đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Khi chế biến đồ ăn cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý giữ gìn vệ sinh và chế biến một cách sạch sẽ. Cho trẻ ăn chín, uống sôi, lựa chọn các thực phẩm tươi ngon, không hóa chất.

- Cho trẻ vận động nhiều hơn. Các bài tập phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, tiêu hóa tốt, ăn ngon và tăng cường sức đề kháng. Một số môn thể thao mà cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia như đạp xe, đánh cầu lông, bóng rổ, đá bóng, bơi lội…

- Rèn cho trẻ thói quen ăn chậm nhai kỹ bởi khi thức ăn được nghiền nhỏ sẽ hòa trộn với enzyme tiêu hóa. Từ đó, thức ăn được tiêu hóa nhanh và cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ các thông tin về rối loạn tiêu hóa ở trẻ để cha mẹ có cái nhìn tổng quan về các triệu chứng và cách điều trị của tình trạng này. Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn đọc.

>>>Xem thêm:

Các Loại Thực Phẩm Giàu Vitamin K Cho Trẻ

Trẻ Bị Bẹp Đầu Có Tròn Lại Được Không?

Tiêu Chảy Cấp Ở Trẻ Em Và Những Điều Cần Biết

Viêm Tai Giữa Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1