Trẻ bị bẹp đầu có tròn lại được không?

Nhiều trẻ sơ sinh xuất hiện tình trạng bẹt đầu. Các bậc phụ huynh thường lo lắng trẻ sơ sinh bị bẹt đầu có tròn lại được không? Cùng Junbee tìm hiểu về chứng đầu bẹt ở trẻ và ảnh hưởng của hội chứng này đối với trẻ.

Chứng đầu bẹt ở trẻ sơ sinh là gì?

Hội chứng đầu bẹt là tình trạng đầu trẻ bị bẹt, thon hay méo mó, không đối xứng do sự biến dạng của hộp sọ. Hội chứng này thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi do xương sọ của trẻ còn mềm và các khớp sọ còn lỏng lẻo.

Hội chứng đầu bẹt làm mất thẩm mỹ và gây ra nhiều các bệnh lý liên quan đến khớp cắn, khớp thái dương hàm hoặc ảnh hưởng đến trí nhớ, tư duy, nhận thức của trẻ.

Nguyên nhân trẻ bị hội chứng đầu bẹt

trẻ bị bẹp đầu có tròn lại được không

 

Hội chứng đầu bẹt ở trẻ sơ sinh do 2 nguyên nhân chủ yếu đó là do nằm sai tư thế hoặc do xuất hiện trước khi sinh.

Tư thế nằm của trẻ sơ sinh ảnh hưởng rất nhiều đến hình dạng đầu của trẻ. Khi trẻ nằm ở một tư thế nhất định trong thời gian dài sẽ làm cho phần đầu bị bẹp. Ngoài ra, tư thế khi ngồi trên xe nôi, xe đẩy hay xe ô tô cũng là nguyên nhân gây ra hội chứng này.

Khi trẻ nằm ngửa thì xương sọ tại vùng tiếp xúc với mặt phẳng sẽ bị dẹt và buộc phải phát triển về phía đối diện dẫn đến bẹt đầu. Hơn nữa xương sọ của trẻ khá mềm mà các khớp còn lỏng lẻo nên khi chịu tác động của ngoại lực thì rất dễ bị biến dạng.

Đối với trẻ sinh non thì tình trạng đầu bẹt càng nghiêm trọng bởi trẻ có hộp sọ mềm và thường xuyên phải nằm ngửa mà không được di chuyển hay ẵm bế nhiều. Một số trẻ có thể bị chứng vẹo cổ hoặc trương lực cơ yếu cũng có thể bị bẹt đầu nếu không được chăm sóc đúng cách.

Ngoài nguyên nhân trên thì trẻ bị bẹt đầu có thể do hộp sọ chịu áp lực khi còn trong bụng mẹ do mẹ mang song thai hay đa thai.

Trẻ mới sinh ra cũng thường có hộp sọ khác thường tuy nhiên tình trạng này chỉ kéo dài trong khoảng 6 tuần và sau đó hộp sọ sẽ trở lại bình thường. Nếu sau 2 tháng mà tình trạng này vẫn tiếp tục thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ở các bệnh viện để được phát hiện các bệnh lý bất thường.

Dấu hiệu của hội chứng đầu bẹp

trẻ bị bẹp đầu có tròn lại được không

 

Hội chứng này có thể dễ dàng nhận thấy qua hình sang đầu của trẻ.

- Vùng đầu phía sau bị bẹp hơn về một phía và có ít tóc hơn ở vùng đầu đó.

- Tai cùng bên bị đẩy về phía trước.

- Trán cùng bên bị nhô ra.

Trẻ bị bẹp đầu có tròn lại được không?

Trẻ bị bẹp đầu phải làm sao? Trẻ đầu bẹp có thể tròn lại được bằng cách chăm sóc và điều chỉnh tư thế hợp lý cho trẻ. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục cho trẻ bị bẹp đầu.

- Nên đặt trẻ nằm ngửa và thường xuyên thay đổi tư thế đầu khi trẻ ngủ. Có thể dùng các miếng lót xung quanh để giữ cho đầu trẻ đúng tư thế và cho trẻ nằm trên mặt phẳng để ngừa nguy cơ đột tử ở trẻ.

- Hạn chế cho trẻ nằm trên võng, ghế xếp hay ô tô để trẻ cử động đầu thoải mái và có giấc ngủ ngon và sâu hơn.

- Nên đặt đồ chơi của trẻ ở hai bên để trẻ thường xuyên thay đổi tư thế nằm.

- Thường xuyên bế trẻ để giảm áp lực lên đầu của trẻ.

- Khi trẻ thức và chơi đồ chơi, cha mẹ có thể cho trẻ nằm sấp để giảm áp lực phía sau đầu.

- Cho trẻ mặc quần áo thoải mái và thoáng mát để trẻ dễ dàng vận động.

- Cha mẹ có thể dùng mũ bảo hiểm giữ hình dáng đầu để áp dụng khi trẻ bị bẹp đầu. Tuy nhiên, điều trị bằng mũ bảo hiểm chỉ có tác dụng khi trẻ dưới 1 tuổi bởi lúc này xương sọ của trẻ còn mềm và có thể điều chỉnh được.

Trẻ bị đầu lép có ảnh hưởng gì không?

trẻ bị bẹp đầu có tròn lại được không

 Nếu được chăm sóc và điều trị kịp thời thì hội chứng đầu lép thường không để lại vấn đề nghiêm trọng. Theo thời gian thì hình dáng sọ sẽ được cải thiện và thay đổi nên không ảnh hưởng tới não bộ.

Tuy nhiên, nếu tình trạng đầu bẹp ở mức độ nặng nếu không được phát hiện và xử lý thì có thể gặp phải một số vấn đề về sức khỏe của trẻ như khó nói, khó ăn, loạn thị, vẹo cột sống hoặc động kinh. Vì vậy cha mẹ cần lưu ý và quan sát trẻ thường xuyên để tránh hội chứng đầu lép ở trẻ.

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc trẻ bị bẹp đầu có tròn lại được không. Nếu cha mẹ lo lắng về tình trạng trẻ bị móp đầu thì hãy đưa trẻ đến bác sĩ khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn đọc trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ.

 >>>Xem thêm:

Viêm Tai Giữa Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Cong Vẹo Cột Sống Ở Trẻ Và Những Điều Cần Biết

Cách Phòng Lây Bệnh Cho Trẻ Khi Đi Học

Bí Quyết Chăm Sóc Da Cho Trẻ Mà Cha Mẹ Không Nên Bỏ Qua

Rubella Bẩm Sinh Là Gì? Bệnh Rubella Có Nguy Hiểm Không?

 

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1