Vải cotton là gì? Ưu và nhược điểm của vải cotton
Cotton hiện đang là chất liệu vải được nhiều người ưa chuộng bởi sự mềm mại, thoáng mát. Vậy vải cotton là gì? Ưu và nhược điểm của vải cotton như thế nào? Ứng dụng ra sao? Những thông tin dưới đây của Junbee sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về loại vải cotton này.
1. Vải cotton là gì?
Chất liệu vải cotton là loại sợi tổng hợp được làm từ sợi bông tự nhiên hoặc trộn với các loại sợi nhân tạo. Vải cotton có nguyên liệu chính từ cây bông. Đây là loại cây đã được tìm ra và trồng phổ biến ở nhiều quốc gia từ xa xưa. Sau khi hái bông, người ta sẽ kéo và dệt chúng thành từng sợi vải và may thành quần áo hay chăn ga. Khi khoa học phát triển thì sợi bông được xử lý bằng các hóa chất an toàn để tạo ra loại vải có độ bền cao, kháng khuẩn và không bị ẩm mốc.
Vải cotton được sử dụng rất rộng rãi trong nghành thời trang và may mặc bởi các ưu điểm vượt trội như thông thoáng, thấm hút mồ hôi, an toàn cho da hay có độ bền cao.
2. Quy trình sản xuất vải cotton
Để có được loại vải cotton để sử dụng trong may mặc như hiện nay thì quy trình sản xuất vải cotton phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau như:
Giai đoạn 1: Thu hoặc bông và phân loại bông
Qúa trình thu hoạch bông được chia làm 3 đợt và thường diễn ra vào những tháng cuối năm. Đợt 1 sẽ tiến hành thu hoặc những quả ở dưới gốc đã nở, đợt 2 thu hoặc sau đợt 1 khoảng 15 ngày, công nhân hái những quả bông nằm ở phần thân giữa của cây và đợt 3 là thu hoạch hết quả bông đã nở ở phần ngon cây.
Sau khi thu hoạch xong thì xơ bông sẽ được phân loại và chỉ chọn những quả bông có chất lượng tốt. Những xơ bông được chọn sẽ được phơi khô ở nơi thoáng mát và không có tạp chất.
Giai đoạn 2: Tinh chế xơ bông
Một trong những khâu quan trọng trong quy trình sản xuất cotton đó là tinh chế xơ bông. Trong giai đoạn này, tạp chất trong xơ bông được làm sạch và chuyển đến các nhà máy tinh chế. Khi đến nhà máy, xơ bông được xé ra, tách xơ nhưng vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng. Tiếp theo, xơ bông được đưa vào lò để nấu và lọc lại nhiều lần để loại bỏ các tạp chất như axit hữu cơ, nito, pectin hay màu thiên nhiên cho đến khi xơ bông chỉ còn là tinh chất.
Giai đoạn 3: Kéo sợi bông
Sau khi tinh chế xơ bông sẽ thành dạng lỏng và được hòa tan với một số dung dịch đặc biệt để tạo thành hỗn hợp. Sau đó hỗn hợp này được đưa vào máy kéo sợi và ép qua những lỗ nhỏ để kéo duỗi và tạo thành sợi cotton.
Giai đoạn 4: Dệt vải
Các sợi bông ngang và dọc được dệt thành vải ở giai đoạn này. Những tấm vải sẽ được làm bóng để sợi cotton nở ra, tăng khả năng thấm nước và bắt màu. Tiếp đến là tẩy trắng vải để làm mất đi mày tự nhiên của sợi cotton, sạch vết dầu mỡ và có độ trắng như yêu cầu.
Giai đoạn 5: Nhuộm vải cotton
Để hoàn thiện vải cotton thì nhuộm là bước cuối cùng cần trải qua. Sợi bông sẽ được xử lý bằng thuốc nhuộm và các dung dịch, chất phụ gia hữu cơ để làm vải bắt màu dễ hơn. Các loại thuốc nhuộm tổng hợp cùng các hóa chất phụ khác dẽ được sử dụng trong quá trình nhuộm vải để màu nhuộn bắt màu vào sợi vải. Sau khi nhuộn xong, vải sẽ được mang đi giặt nhiều lần để tách các sợi vải vụn, bẩn hay các hợp chất bám trên mặt vải.
3. Phân loại vải cotton
Vải cotton được chia ra làm nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào tỷ lệ % sợi bông có trong vải. Dưới đây là một số loại vải cotton như sau:
Cotton 100%
Khi vải cotton chỉ qua quá trình sơ chế, xử lý hóa chất chống mục, chống mốc mà không pha thêm bất cứ hóa chất nào sẽ tạo nên vải cotton 100%. Loại vải này có khả năng thấm hút nhanh, thông thoáng mang đến cho người mặc cảm giác thoải mái, dễ chịu. Vì thế đây là loại vải được nhiều người lựa chọn bởi phù hợp với điều kiện khí hậu.
Vải cotton poly
Vải cotton poly là sự kết hợp của sợi bông và các sợi tổng hợp khác. Vải này có khả năng co giãn cao, nhẹ và có giá thành hấp dẫn, dễ giặt và có độ bền cao.
Tỷ lệ pha trộn giữa cotton và poly khác nhau sẽ tạo ra các loại vải khác nhau. Nếu tỷ lệ cotton càng lớn thì vải càng thông thoáng và mềm mại.
Vải cotton satin
Đây là loại vải cotton truyền thống nhưng được dệt theo kiểu satin. Người ta sẽ pha trộn độ láng bóng của satin và độ thông thoáng, mềm mịn của cotton để tạo nên loại vải này. Ưu điểm của loại vải nầy là không bị nhăn, nhàu khi giặt sản phẩm và có độ bền cao vì sợi vải có mật độ dày đặc. Loại vải này thường được sử dụng để làm vỏ chăn ga bởi khả năng thấm hút tốt và thân thiện với làn da của người dùng.
Vải cotton lụa
Vải cotton lụa là sự kết hợp giữa chất liệu cotton thiên nhiên và sợi tơ tằm thượng hạng. Tỷ lệ pha trộn sẽ tùy thuộc vào nhà sản xuất nhưng thường tỷ lệ là 90% cotton và 10% tơ tằm.
Vải cotton 65/35 (CVC)
Loại vải này là sự kết hợp giữa sợi cotton và sợi PE với tỷ lệ 65% cotton và 35% PE. Loại này có độ đàn hồi, độ bền và khả năng chịu lực cao, thấm hút tốt.
Vải cotton Ai Cập
Vải này có nguồn gốc từ Ai Cập và là loại vải cotton mềm mại, bền bỉ nhất trong các loại vải cotton. Chất liệu này có độ bóng tự nhiên, mềm mượt, không bị co vải và không phai màu khi giặt.
Cotton pha Spandex
Khi vải cotton pha với sợi spandex sẽ mang đến một loại vải có khả năng co giãn tốt, màu sắc đa dạng. Loại vải này có độ thấm hút cực kỳ tốt, độ bền màu cao, mềm mượt và có khả năng kháng khuẩn.
Cotton USA
Cotton USA thường được sản xuất làm đồ lót bởi độ thấm hút cao, không phai màu, chịu nhiệt tốt, an toàn với làn da. Chất liệu này có cấu trúc sợi dai và dài vượt trội.
Cotton Borip
Đây là loại vải được dệt từ 100% cotton mà không pha thêm chất liệu khác. Ưu điểm của loại này là mềm mại, thấm hút mồ hôi, màu sắc và hoa văn đa dạng. Cotton Borip thường được sử dụng để may quần sao trẻ em, đồ sơ sinh.
Cotton nhung
Vải này được tổng hợp từ cotton và nhung mang khả năng thấm hút tốt, bề mặt mềm mịn, thoáng mát, khó bị phai màu hay ít nhăn.
4. Ưu và nhược điểm của vải cotton
Ưu điểm vải cotton
- Vải cotton có khả năng hút ẩm cao, thấm hút tốt, mang lại cảm giác thoáng mát và thoải mái cho người mặc.
- Vải có độ bền cao, giặt nhanh khô và có thể giặt tay hay giặt máy đều được.
- Gía thành rẻ hơn so với các loại vải pha sợi khác.
- An toàn với làn da của người mặc.
Nhược điểm vải cotton
Các loại cotton cao cấp và chất lượng có giá thành cao, tùy thuộc vào nguồn gốc, thương hiệu tạo sản phẩm.
5. Cách phân biệt vải cotton 100%
Có một số cách phân biệt vải cotton 100% và vải cotton pha như sau:
Cảm nhận sợi vải: Nếu vải cotton 100% thì sẽ mang lại cảm giác mềm mại và thoáng mát. Bạn có thể vò mạnh miếng vải để kiểm tra, nếu trên bề mặt vải bị nhàu thì chắc chắn là cotton chuẩn còn nếu cotton pha khi vò sẽ không bị nhàu.
Đốt vải: Bạn cũng có thể kiểm tra vải cotton bằng cách cắt một miếng vải và đem đi đốt. Nếu vải cháy và không có mùi khét như nhựa thì đây là cotton 100%.
Độ thấm nước: Vải cotton 100% sẽ thấm nước rất nhanh chóng và tràn đều bề mặt vải bởi nguồn gốc được làm từ sợi bông. Còn vải cotton pha sẽ thấm nước rất chậm và không đều.
6. Ứng dụng của vải cotton
Với những ưu điểm vượt trội như mềm mại, thoáng mát, khả năng thấm hút mồ hôi tốt, bền màu thì vải cotton được rất nhiều thương hiệu nổi tiếng sử dụng để sản xuất các sản phẩm quần áo trong đó có Junbee. Tận dụng những ưu điểm của vải cotton, đội ngũ thiết kế của Junbee đã tạo nên những bộ trang phục thời trang, ấn tượng và đặc biệt an toàn với làn da của trẻ em.
Ngoài ra, vải cotton còn sử dụng để may chăn ga gối để mang lại những giấc ngủ sâu, thoải mái cho người dùng.
Như vậy, bài viết đã tổng hợp tất cả các thông tin về vải cotton để bạn đọc tham khảo. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn đọc.
>>>Xem thêm:
Các Loại Vải May Quần Áo Trẻ Em An Toàn Thoáng Mát
Kinh Nghiệm Mở Shop Quần Áo Trẻ Em Từ A Đến Z
Thêm một bài đánh giá
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *
0 Bình luận