Vải lanh (linen) là gì? Đặc điểm, phân loại và ứng dụng của vải lanh

Vải lanh là loại vải đang được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực hiện nay. Vậy vải lanh là gì? Đặc điểm của vải lanh như thế nào? Có những loại vải lanh nào? Bảo quản vải lanh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp tất cả thông tin về vải lanh giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về loại vải này.

I. Vải lanh là gì?

vải lanh là gì

 Vải lanh là chất liệu vô cùng quen thuộc và được nhiều người ưa chuộng. Vải lanh đem đến sự mát mẻ, dễ chịu trong những ngày hè nóng bức. Vậy vải lanh là gì?

1. Định nghĩa vải lanh

Vải lanh hay được gọi là vải linen được sản xuất từ vỏ, sợi và xơ của cây lanh thiên nhiên.  Loại vải này được tạo ra bằng cách dệt quay các sợi lanh và tạo ra những sản phẩm với nhiều hoa văn, màu sắc đa dạng, độc đáo.

2. Nguồn gốc của vải lanh

Cây lanh thường được trồng ở vùng Lưỡng Hà và xuất hiện từ thời cổ đại. Cư dân đã sử dụng loại cây này để sản xuất vải, dệt thành những trang phục đẹp mắt.

Ở Ai Cập, loại vải này được may trang phục hàng ngày, các loại khăn choàng và đặc biệt là tạo ra các sản phẩm để ướp xác và may vải liệm.

Giá của vải lanh cao hơn so với các loại vải khác bởi cây lanh khó trồng, độ đàn hồi của vải lanh tốt nên khó khăn trong quá trình dệt may. Ngoài quần áo thì vải từ cây lanh có thể được sử dụng để làm ga trải giường, rèm cửa, khăn trải bàn…

3. Sợi lanh

Sợi lanh là loại sợi có dạng vỏ, thường có chiều dài từ 25mm đến 150mm. Sợi lanh có 2 loại là sợi xơ dài và sợi xơ ngắn.

- Sợi sơ ngắn dùng cho vải thô

- Sợi sơ dài dùng cho các loại vải cao cấp

Mặt cắt ngang của sợi lanh là hình đa dạng tạo nên kết cấu thô của vải khác nhau.

4. Quy trình sản xuất vải lanh

Quy trình sản xuất vải lanh gồm 4 bước đó là thu hoạch cây, giầm cây lanh, tách và xử lý sợi lanh và dệt vải.

Bước 1: Thu hoạch cây lanh

Để có loại vải lanh tốt thì cây lanh cần được sinh trưởng tốt và khỏe mạnh. Người ta thường nhổ toàn bộ cay hoặc cắt sát gốc cây để thu được cây lanh dài nhất.

Bước 2: Giầm cây

Sau khi thu hoạch cây thì người ta mang đi giầm tự nhiên tại ruộng hoặc trong bồn chứa, bể. Bước này thực hiện nhằm để các vi khuẩn phân hủy chất pectin giúp gắn kết các sợi lanh với nhau. Có thể giầm bằng các chất hóa học tuy nhiên cách này sẽ làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến chất lượng của sợi lanh.

Bước 3: Tách và xử lý sợi

Người ta sẽ tiến hành đập thân cây lanh trong giai đoạn này. Phần xơ gỗ của cây lanh sẽ bị loại bỏ qua công đoạn nghiền nát bằng con lăn kim loại khi đập thân cây. Tiếp theo, các sợi lanh được trải ra và những sợi ngắn được tách riêng, sợi dài thì giữ lại.

Bước 4: Dệt vải

Sau bước xử lý sợi lanh thì người ta mang đi se sợi hoặc dệt thành vải. Các sợi vải được đem đi tẩy trắng, phủ bóng, in các màu, họa tiết lên vải là tạo ra thành phẩm.

II. Đặc điểm vải lanh

đặc điểm vải lanh

 Vải lanh mang lại cảm giác mát mẻ, mềm mịn tuy nhiên nếu không được bảo quản thì vải lanh dễ bị nhăn, co nhàu. Dưới đây là ưu và nhược điểm của vải lanh.

Ưu điểm vải lanh

- Vải lanh mềm mại và mịn màng: Thành phần vải không có chất xơ nên đem lại cảm giác mềm mại, dễ chịu cho người mặc.

- Có độ bóng tự nhiên rất cao: Sau khi dệt thành vải thì người ta thường phủ một lớp bóng để vải được đẹp hơn.

- Thân thiện với người dùng: Vải lanh không sử dụng chất hóa học nên có khả năng kháng khuẩn, chống bám bụi, chống ẩm mốc.

- Độ bền cao: Sợi lanh có khả năng chịu mài mòn, vải có độ co rút vừa phải, không bị sờn hay xơ khi sử dụng trong thời gian dài.

- Thấm hút mồ hôi tốt: Loại vải này thường được sử dụng trong mùa hè bởi độ thấm hút mồ hôi cao, đem đến cảm giác thoải mái, thoáng mát của người mặc.

Nhược điểm vải lanh

- Vải lanh có độ co giãn thấp: Vải lanh được sản xuất từ 100% sợi tự nhiên nên độ đàn hồi kém.

- Dễ nhăn: Đây là nhược điểm lớn nhất của vải lanh, tuy nhiên các loại vải được làm từ nguyên liệu thiên nhiên đều mắc phải nhược điểm này.

III. Phân loại vải lanh

vải linen

 

1. Lanh bột

Loại vải này mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người mặc bởi đặc điểm mềm mại và dễ nhún. Lanh bột có khả năng thấm hút tốt, thông thoáng và mát mẻ. Lanh bột có nguồn gốc từ thiên thiên nên vải mềm mại và bóng mượt.

2. Lanh Nhật

Vải lanh Nhật được biết đến và sử dụng rộng rãi. Lanh Nhật được đánh giá là một trong những loại vải thiết kế trang phục đẹp nhất thế giới nên có giá thành đắt hơn so với các loại vải thông thường.

3. Lanh Hàn

Lanh Hàn cũng là chất liệu tốt với mức giá phải chăm nên được nhiều người sử dụng để may trang phục cũng như trang trí các đồ nội thất trong nhà.

4. Lanh xước

Vải lanh xước hay còn gọi là vải đũi. Đây là loại vải phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Bề mặt vải được dệt theo kiểu xước tạo nên điểm nhấn cho loại vải này.

5. Lanh lụa

Lanh lụa tạo ra cảm giác thoáng mát và mềm mại cho người mặc. Vải có khả năng thấm hút tốt, dù là ngày nồm ẩm hay mưa gió thì lanh lụa cũng khô rất nhanh và hạn chế mùi hôi.

IV. Cách phân biệt vải lanh

phân biệt vải lanh

Vải lanh có thể phân biệt với các loại vải khác bằng các tiêu chí như sau:

- Độ bóng của vải: Người ta phủ lên lớp vải lanh một lớp bóng sau khi dệt, vì vậy mà khi gấp hay là tại một vị trí liên tục có thể làm vải bị đứt.

- Màu sắc vải: Vải lanh không có màu trắng tinh mà sẽ ngả sang trắng ngà, nâu hoặc xám.

- Chất liệu vải: Vải mềm mại, không có xơ vải, càng giặt càng mềm ra.

V. Ứng dụng của vải lanh

ứng dụng vải lanh

Vải lanh có nhiều ưu điểm nên có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau như thời trang, thiết kế nội thất…

1. Ứng dụng vải linen trong thời trang

Vải lanh cực kỳ được ưa chuộng vào mùa hè nên rất thích hợp tạo ra quần áo trẻ em, các kiểu váy, đồ ở nhà… Vải lanh có khả năng hút ẩm tốt nên thường được sử dụng may trang phục đi biển. Ngoài ra, vải linen còn có nhiều màu sắc và hoa văn khác nhau tạo nên tính thẩm mỹ cao.

2. Vải lanh trong ngành thiết kế nội thất

Ngoài việc để may quần áo thì vải linen còn được ứng dụng trong sản xuất rèm cửa, ga trải giường, vỏ gối…

Khả năng thấm hút tốt, chất liệu vải có độ bền cao nên rất thích hợp làm ga trải giường hay vỏ gối, mang lại cho người dùng cảm giác mềm mại, thoải mái và một giấc ngủ ngon.

Vải lanh còn dùng để bọc sofa phòng khách. Các loại vải thường dùng để bọc sofa như lanh tưng hay lanh sợi thô. Các loại vải này dùng càng lâu thì càng mềm mại, sáng bóng và không bị xù, bề mặt vải có độ đàn hồi tốt.

3. Ứng dụng vải lanh để trang trí nhà bếp

Vải lanh còn sử dụng để trang trí nhà bếp như khăn lau tay, khăn trải bàn, khăn lau vật dụng…. Vải lanh thấm hút tốt nên rất thích hợp để trang trí nhà bếp.

VI. Cách bảo quản vải lanh như thế nào

đặc điểm vải lanh

Người mặc cần bảo quản vải lanh đúng cách để tăng tuổi thọ và sức bền cho vải. Một số cách bảo quản vải lanh như sau:

- Phơi đồ ở nơi thoáng mát, không phơi dưới ánh nắng trực tiếp tránh làm co rút vải.

- Khi giặt xong không nên vắt quá khô và phơi bằng móc để quần áo không có nếp gấp.

- Không là quần áo có chất liệu vải lanh ở nhiệt độ cao trên 240 độ C.

- Nên giặt quần áo bằng tay, hạn chế giặt máy.

- Không sử dụng thuốc tẩy trắng, hóa chất mạnh khi giặt.

Qua bài viết này, Junbee hy vọng bạn sẽ nắm được đầy đủ các thông tin và đặc điểm của vải lanh để lựa chọn một cách phù hợp nhất.

>>>Xem thêm:

Cách Giữ Quần Áo Trẻ Em Luôn Mới Và Bền Lâu

Các Loại Vải May Quần Áo Trẻ Em An Toàn Thoáng Mát

Bảng Size Quần Áo Trẻ Em Chuẩn Nhất

Mua Quần Áo Trẻ Em Ở Đâu Rẻ Và Đẹp

Vải Cotton Là Gì? Ưu Và Nhược Điểm Của Vải Cotton

 

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1