Vải thun là gì? Đặc điểm, phân loại và các ứng dụng của vải thun
Vải thun là loại vải rất quen thuộc đối với mọi người. Vải thun thường được sử dụng để may quần áo hay may một số vật dụng trong gia đình. Vậy vải thun là gì? Ưu nhược điểm của vải thun là gì? Phân loại vải thun như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo những thông tin dưới đây để có câu trả lời cho câu hỏi về vải thun.
Vải thun xuất hiện rất nhiều trong cuộc sống vì nó có nhiều ứng dụng trong ngành may mặc và thời trang. Vải thun có nhiều ưu điểm, độ bền cao và giá cả phải chăng. Hãy cùng tìm hiểu về vải thun thông qua bài viết dưới đây.
1. Vải thun là gì?
Vải thun là loại sợi tổng hợp với nhiều thành phần khác nhau như nylon, cotton, polyester,… Với đặc tính mềm, nhẹ, co giãn tốt và dễ cắt may nên vải thun rất được ưa chuộng trong thời trang.
Vải thun tên tiếng anh là gì?
Vải thun trong tiếng anh là spandex fabric. Vải thun xuất hiện lần đầu tiên trong chiến tranh thế giới thứ 2. Sau 10 năm nghiên cứu với ý tưởng về loại vải mềm nhẹ, có độ co giãn cao cùng giá thành rẻ thì sợi vải thun đầu tiên được ra đời. Loại vải này được cấp bằng sáng chế của Đức vào năm 1952 nhưng đến năm 1962, công ty sản xuất hóa chất Du Pont của Mỹ mới chính thức đưa vải thun vào thị trường.
Vải thun hiện nay được sử dụng rộng rãi trong ngành may mặc, phụ kiện nội thất…
2. Đặc điểm của vải thun
Vải thun có nhiều ưu điểm như khả năng đàn hồi tốt, dễ cắt may, bền nên có thể sử dụng trong thời gian dài. Vì vậy, đây là loại vải được ưa chuộng trong nhiều ngành nghề.
Ưu điểm của vải thun
- Độ co giãn tốt: Vải thun có độ đàn hồi rất cao vì vậy mà người dùng có thể thoải mái dử dụng sản phẩm. Nhờ vào ưu điểm này mà vải thun trở thành nguyên liệu chính trong sản xuất trang phục thể thao. Vải thun tạo sự thoải mái, dễ chịu, không bó sát giúp người mặc dễ dàng chuyển động.
- Vải thun có khả năng thoáng khí cao: Vải thun có kết cấu nhiều lỗ hở giúp tăng khả năng co giãn, có độ thoáng khí và mát mẻ. Chính vì vậy mà vải thun là chất liệu được yêu thích trong mùa hè. Vải thun đặc biệt phù hợp với những người vận động nhiều, ra nhiều mồ hôi.
- Dễ cắt may: Đây là đặc điểm giúp cho vải thun được nhiều nhà thiết kế lựa chọn. Vải thun dễ cắt may, dễ gia công giúp cho việc sản xuất các loại trang phục từ vải thun trở nên dễ dàng và đơn giản.
- Dễ giặt giũ: Không như các loại vải khác, vải thun có thể giặt bằng tay hoặc bằng máy mà không bị giãn hay hỏng. Hầu như các loại vải thun không bị nhăn nên người mặc không cần là, ủi trước khi mặc.
Nhược điểm của vải thun
Nhược điểm duy nhất của vải thun là một số loại vải có độ dày lớn hơn so với vải thun thông thường như vải thun da cá.
3. Phân loại vải thun
Vải thun có nhiều loại khác nhau với các thành phần cấu tạo riêng biệt. Chất liệu có thể làm từ sợi bông thiên nhiên hay pha thêm các sợi nhân tạo để tăng tính thẩm mỹ , hạ bớt giá thành hay thay đổi công dụng. Dưới đây là một số loại vải thun cơ bản.
Thun cotton 100%
Thun cotton 100% có 2 dòng co giãn 2 chiều và 4 chiều có nguồn gốc từ sợi bông. Loại này là loại vải có giá thành cao nhất bởi khả năng thấm hút mồ hôi cực kỳ tốt. Tuy nhiên vải thun cotton 100% thường cứng, khô và dễ bị xù lông nên thường được bổ sung các sợi khác để tăng độ mềm mịn.
Thun lạnh
Thun lạnh là loại vải được làm từ Poly Etylen. Loại vải này cũng có khả năng co giãn 2 chiều hoặc 4 chiều, bề mặt vải bóng và không có lông. Vải thun lạnh chống thấm nước, khó khăn nhúm nên rất dễ giặt tuy nhiên vải thun lạnh dễ bị giãn khi gặp nhiệt độ cao. Thun lạnh có màu sắc tươi sáng và đa dạng.
Vải thun CVC
Vải thun CVC hay còn gọi là thun cotton 65/35 chứa 65% cotton và 35% PE. Loại vải này có giá thành rẻ hơn thun cotton 100% nhưng vẫn giữ được khá nhiều ưu điểm nên được sử dụng phổ biến.
Vải thun TC
Vải thun TC hay còn gọi là thun cotton 35/65 vì có chứa thành phần PE 65%. Loại này có giá thành rẻ, có độ co giãn nhưng khi mặc có cảm giác bí, không thấm mồ hôi.
Vải thun cá mập
Loại vải này có 1 loại vải thun 2 chiều, ít co giãn và được dệt kim, bề mặt có độ nhám rõ rệt. Vải ít khả năng chảy xệ hay xộc xệch tuy nhiên dễ phai màu.
Vải thun cá sấu
Vải thun cá sấu được chia ra làm 4 loại nhỏ đó là poly, poly etylen, cotton 100%, cotton 65%. Vải thun cá sấu thực chất là vải thun cotton nhưng mắt vải được dệt to hơn so với vải thun cotton thường.
Vải thun da cá
Trên bề mặt vải thun da cá giống như những chiếc vảy cá. Chất liệu này không bị nhăn, không bị xù khi sử dụng, có khả năng thấm hút mồ hôi và ma sát tốt. Vải thun da cá khá dày nên thích hợp để may quần áo mùa đông.
Một số ứng dụng của vải thun
Vải thun được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng chủ yếu là lĩnh vực may mặc.
Ứng dụng trong may mặc
Vải thun được yêu thích bởi sự thoải mái, mát mẻ trong mùa hè. Đây là nguyên liệu không thể thiếu trong sản xuất đồ may mặc. Nhờ độ co giãn tốt và vải thun là nguyên liệu chính khi sản xuất quần áo thể thao.
Vải thun còn đa dạng màu sắc và hoa văn, họa tiết làm trang phục trở nên thời trang, đa dạng và sinh động hơn.
4. Ứng dụng vải thun trong nội thất
Ngoài quần áo thì vải thun còn được sử dụng để may vỏ gối, vỏ đêm hay chăn. Đây là nguyên liệu qurn thuộc trong lĩnh vực sản xuất chăn, ga, gối. Các loại chăn ga làm từ vải thun đều có khả năng thấm hút mồ hôi, thoáng mát và an toàn với làn da.
Ứng dụng vải thun trong các vật dụng gia đình
Vải thun còn được dùng để may một số vật dụng trong gia đình như khăn trải bàn, rèm cửa, khăn tắm, khăn choàng… Với các đặc tính như thấm hút tốt thì những sản phẩm làm từ vải thun luôn là sự lựa chọn hoàn hảo trong gia đình.
5. Vệ sinh và bảo quản vải thun như thế nào?
Cần thường xuyên vệ sinh và làm sạch để đảm bảo vải thun được bền đẹp và sạch sẽ.
Cách vệ sinh vải thun
- Giặt vải thun trong nước lạnh ở mức nhiệt dưới 40 độ vì nước nóng làm quần áo bị giãn và nhanh hỏng.
- Không giặt chung màu các trang phục vải thun với nhau mà phải phân loại kỹ để tránh bị phai màu.
- Ưu tiên giặt quần áo vải thun bằng tay, nếu giặt bằng máy thì nên lộn mặt trái của vải.
- Không sử dụng các loại hóa chất, thuốc tẩy rửa mạnh, chỉ sử dụng bột giặt và nước xả làm mềm vải.
- Giặt xong không nên vắt mà để sản phẩm tự khô, phơi ở nơi thoáng mát, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng.
Cách bảo quản vải thun
- Khi là quần áo nên để ở nhiệt độ thấp để tránh sợi vải bị co.
- Không để quần áo vải thun nơi ẩm ướt bởi vải thun có đặc tính hút ẩm, để lâu sẽ gây ẩm mốc.
- Nếu thấy có vết bẩn phải lập tức làm sạch, tránh để lâu gây ẩm mốc.
Trên đây là những thông tin chi tiết về vải thun. Qua bài viết bạn đọc đã nắm được vải thun là gì, phân loại vải thun và cách vệ sinh, bảo quản vải thun. Hy vọng những thông tin trên của Junbee Kids sẽ giúp ích cho bạn đọc khi nhận biết và lựa chọn vải thun.
>>>Xem thêm:
Cách Giữ Quần Áo Trẻ Em Luôn Mới Và Bền Lâu
Các Loại Vải May Quần Áo Trẻ Em An Toàn Thoáng Mát
Bảng Size Quần Áo Trẻ Em Chuẩn Nhất
Mua Quần Áo Trẻ Em Ở Đâu Rẻ Và Đẹp
Vải Cotton Là Gì? Ưu Và Nhược Điểm Của Vải Cotton
Thêm một bài đánh giá
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *
0 Bình luận