Vải xô là gì? Đặc điểm, phân loại và ứng dụng của vải xô

Khi nhắc đến vải xô người ta nghĩ ngay đến các loại khăn cho trẻ em. Tuy nhiên, vải xô còn được ứng dụng vào nhiều các sản phẩm khác. Vậy vải xô là gì? Đặc điểm của vải xô là gì? Phân loại và ứng dụng của vải xô như thế nào? Hãy cùng Junbee tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.

vải xô là gì

I. Vải xô là gì?

1. Định nghĩa vải xô

Vải xô là loại chất liệu được làm từ 100% cotton và được dệt bằng máy dệt thoi. Do được làm từ sợi bông nên vải xô cũng có những đặc điểm tương tự với vải cotton như thoáng mát, mềm mại, khả năng thấm hút tốt và an toàn với làn da của người dùng.

Vải xô khác vải cotton ở chỗ loại vải này được dệt rất thưa và không có sự pha trộn của các chất liệu nhân tạo nào khác. Vì vậy, vải xô thường xuyên bị nhàu và là loại vải cực kỳ an toàn cho làn da mỏng manh của trẻ.

2. Nguồn gốc vải xô

Vải xô tiếng anh là gì? Vải xô trong tiếng anh được gọi là muslin fabric hoặc cotton bởi loại vải này được dệt từ 100% cotton nguyên chất. Vải xô có nguồn gốc từ thiên nhiên với độ mềm mại, mỏng nhẹ và hút ẩm cao.

Vải xô thường được làm từ 100% cotton tuy nhiên trong quá trình sản xuất, người ta cũng pha với nhiều chất liệu khác để biến tấu thành nhiều loại vải xô khác nhau để phục vụ cho mục đích khác nhau.

II. Đặc điểm của vải xô

vải xô

Vải xô có nhiều đặc điểm của vải cotton và được ưa chuộng trong may mặc, thời trang. Vải xô nhẹ nhàng, thoáng mát và có độ nhăn nhất định. Điểm khác biệt của vải xô đó là kết cấu sợi tương đối mỏng tạo nên cảm giác thanh thoát và mỏng manh, vải xô rất dễ nhăn tạo nên độ xốp và mềm.

1. Ưu điểm của vải xô

- Khả năng thấm hút mồ hôi cực tốt: Đây là loại vải thấm hút mồ hôi nên rất được yêu thích vào mùa hè. Chính nhờ vào khả năng này mà vải xô được sử dụng để may các sản phẩm dành cho trẻ em.

- Độ mềm mại và thoáng mát: Vải xô được tạo nên từ sợi cotton nên có độ mềm mại và thoáng khí cao. Cấu trúc dệt với khoảng cách xa nhau càng làm không khí dễ trao đổi qua các sợi vải giúp cho người mặc cảm thấy dễ chịu, không bí bách.

- Vải xô nhẹ và mỏng: Vải xô rất nhẹ nên các trang phục làm từ vải xô được sử dụng vào mùa hè vì nó làm cho người mặc cảm thấy thoải mái.

- Vải xô có khả năng thoát nước nhanh: Ngoài khả năng thấm hút mồ hôi thì vải xô còn có khả năng thoát nước nhanh, vì vậy khi giặt các sản phẩm từ vải xô sẽ rất nhanh khô.

2. Nhược điểm của vải xô

- Vải xô dễ bị nhăn: Vải xô rất dễ nhăn sau khi giặt, vì vậy đòi hỏi người mặc cần là, ủi trước khi mặc.

- Dễ bị ố vàng: Nếu không được làm sạch nhanh chóng và kịp thời các vết bẩn thì chúng sẽ bám trên vải xô rất lâu và khó làm sạch.

III. Phân biệt các loại vải xô

phân biệt vải xô

Tùy vào chất liệu, mục đích và nhu cầu sử dụng của người dùng mà vải xô được chia ra làm nhiều loại như sau:

1. Phân biệt theo chất liệu

- Vải xô cotton

Vải xô cotton được làm hoàn toàn từ sợi bông tự nhiên vì vậy mà nó rất an toàn với làn da của người dùng đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Vải xô cotton có khả năng thấm hút tốt, bề mặt vải mềm mại, không bị xù lông và có thể tự hủy sinh học sau khi sử dụng. Tuy nhiên, chất liệu này dễ bị co rút, nhăn và giặt nhiều sẽ bị mỏng và cứng hơn.

- Vải xô sợi tre

Vải xô sợi tre là sự kết hợp giữa 30% sợi cotton và 70% sợi tre. Loại vải này có nhiều ưu điểm như mềm mại, thoáng mát, có tính kháng khuẩn cao. Đặc biệt độ thấm hút của vải xô sợi tre gấp đôi so với vải cotton thông thường.

Vải xô sợi tre có khả năng chống tia UV, không bị xù lông và hạn chế bị nhăn hay co rút. Vì vậy, so với vải xô thường thì loại vải này có tuổi thọ cao hơn.

- Vải xô đũi

Chất liệu này là sự kết hợp giữa vải xô và vải đũi. Vải xô đũi mang lại cảm giác mát mẻ, không kích ứng da và không bị tích điện.

- Vải xô nhăn

Đây là phiên bản biến tấu của vải xô thông thường bởi sau khi dệt, vải sẽ được làm nhăn toàn bộ bề mặt giúp vải không bị co rút và nhăn sau khi giặt.

Vải xô nhăn cũng sẽ ít bị đơ cứng hơn so với vải xô thường sau thời gian sử dụng dài.

- Vải xô linen

Vải xô linen được làm từ chất liệu cotton và lanh. Loại này thường mỏng, nhẹ, khả năng thấm hút ttoos, thông thoáng và có độ chắc chắn hơn so với vải thông thường.

Vải xô linen cũng có khả năng chịu nhiệt tốt, không bị nhăn khi phơi dưới ánh nắng mặt trời. Vì vậy vải xô linen được sử dụng nhiều để sản xuất quần áo, khăn…

- Vải xô gân

Vải xô gân thường có những đường gân trên bề mặt. Đây là loại vải khá mềm và mát, thường được sử dụng để may váy hay quần áo mùa hè.

2. Phân biệt theo màu sắc

- Vải xô trắng

Đây là loại vải xô không màu, không họa tiết, dùng công cụ tẩy trắng để làm sáng vải sau khi dệt xong.

- Vải xô màu

Vải xô màu được nhuộm từ vải xô trắng mà ra. Vải xô màu có màu sắc tươi tắn, nhã nhẵn nhưng không quá rực rõ, sử dụng được cho cả người lớn và trẻ em.

- Vải xô họa tiết

Loại này có họa tiết trên bề mặt vải giúp tăng tính thẩm mỹ. Vải xô họa tiết dùng để may quần áo hay những món đồ trang trí.

IV. Ứng dụng của vải xô

ứng dụng vải xô

Vải xô được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề trong đời sống như may quần áo trẻ em, quần áo người lớn hay may các loại khăn.

Vải xô có đặc tính là nhẹ, mỏng, thấm hút tốt và khô nhanh, an toàn với làn da của trẻ nên được dùng sản xuất rất nhiều các sản phẩm cho trẻ em như chăn đắp, khăn trùm, khăn sữa, khăn tắm hay khăn quấn…

Ngoài ra, vải xô còn dùng để may trang phục người lớn như váy, độ đồ ngủ, quần vải xô, áo, sơ mi… Những trang phục từ vải xô rất nhẹ nhàng, mát mẻ, mềm mại giúp cho người dùng thoải mái vận động.

Vải xô còn dùng để may các loại khăn trong nhà như khăn tắm, khăn lau bàn, khăn trải bàn… Nhờ có khả năng thấm hút và nhanh khô nên những chiếc khăn xô rất hữu dụng và dễ dàng sử dụng.

V. Cách vệ sinh và bảo quản vải xô

bảo quản vải xô

Vải xô rất dễ bị nhăn và xù nếu như không được vệ sinh và bảo quản đúng cách. Vì vậy, dưới đây là một số lưu ý khi giặt giũ, bảo quản vải xô mà bạn cần biết.

1. Cách vệ sinh vải xô

- Không nên giặt và vắt quá mạnh tay vì đây là loại vải mềm. Khi vắt mạnh, vải sẽ bị nhăn và cứng. Ưu tiên giặt bằng tay, nếu giặt máy thì nên để ở chế độ giặt nhẹ.

- Không phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời để tránh làm vải bị co rút và cứng hơn. Có thể phơi ở nơi thông thoáng, không bị ẩm thấp để vải xô có tuổi thọ cao hơn.

- Nên dùng các loại nước giặt thay vì bột giặt bởi vải xô rất dễ bám bột giặt.

2. Cách bảo quản vải xô

- Hạn chế để các vết bẩn dính vào vải xô bởi vải xô rất khó làm sạch khi bị bám bẩn.

- Những chiếc khăn xô của bé thường sẽ bị ngả màu sau thời gian sử dụng dài, bạn không nên sử dụng những chiếc khăn cũ mà thay mới để đảm bảo an toàn cho bé.

- Các loại vải xô dùng khoảng 2 năm sẽ bị cứng, không nên sử dụng các sản phẩm như vậy để tránh bị xước da hay khó chịu khi mặc.

Bài viết trên đã tổng hợp tất cả các thông tin về vải xô như vải xô là gì, đặc điểm của vải xô, phân loại vải xô và ứng dụng của vải xô. Hy vọng, những thông tin về vải xô sẽ giúp ích cho bạn đọc khi lựa chọn các loại vải để sử dụng.

 >>>Xem thêm: 

Cách Giữ Quần Áo Trẻ Em Luôn Mới Và Bền Lâu

Các Loại Vải May Quần Áo Trẻ Em An Toàn Thoáng Mát

Bảng Size Quần Áo Trẻ Em Chuẩn Nhất

Mua Quần Áo Trẻ Em Ở Đâu Rẻ Và Đẹp

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1