Biểu hiện của trẻ thiếu sắt

Thiếu sắt gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Cha mẹ cần nắm được các dấu hiệu khi trẻ bị thiếu sắt để kịp thời bổ sung và điều trị. Vậy trẻ thiếu sắt có biểu hiện gì? Mời bạn đọc tham khảo các thông tin trong bài viết dưới đây của Junbee.

Vai trò của sắt đối với cơ thể

biểu hiện trẻ thiếu sắt

 

Sắt là nguồn dưỡng chất thiết yếu đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Sắt có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo nên hồng cầu để vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, sắt còn giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng trong các hoạt động.

Nếu thiếu sắt thì các tế bào, mô, cơ bắp của trẻ sẽ thiếu oxy dẫn đến thiếu máu từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí não của trẻ.

Trẻ thường bị thiếu sắt do không được cung cấp đầy đủ như cầu cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn những năm đầu đời.

Biểu hiện khi trẻ thiếu sắt

biểu hiện trẻ thiếu sắt

 

Sắt là một trong những nguyên tố vi lượng quan trọng mà cơ thể cần để có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Vậy trẻ bị thiếu sắt có những biểu hiện như thế nào? Trẻ bị thiếu sắt sẽ có những biểu hiện như sau:

- Da của trẻ nhợt nhạt, xanh xao, rõ nhất ở lòng bàn tay, ban chân, trẻ sơ sinh có thể bị vàng da

- Trẻ chậm phát triển, không tăng cân trong thời gian dài.

- Trẻ sơ sinh bú kém hoặc bỏ bú, trẻ lớn thì giảm trí nhớ, kém tập trung, hay buồn ngủ và dễ cáu gắt.

- Trẻ mệt mỏi, vận động kém, bị các bệnh về đường hô hấp hay các loại bệnh khác do suy giảm hệ miễn dịch.

- Trẻ bị hoa mắt, chóng mặt, khó thở, nhịp tim không đều.

- Trẻ biếng ăn, ăn không ngon, bị loét miệng hoặc rối loạn tiêu hóa.

Trẻ thiếu sắt thường không có dấu hiệu rõ ràng. Ngoài các dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ như trên, cha mẹ có thể cho trẻ xét nghiệm máu định kỳ để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Làm gì khi trẻ bị thiếu sắt?

biểu hiện trẻ thiếu sắt

 

Dựa trên các biểu hiện của trẻ thiếu sắt, cha mẹ cần cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị thiếu sắt có thể bổ sung sắt cho trẻ như sau:

- Với trẻ sinh non, sinh không đủ cân cần được bổ sung sắt từ sớm khi trẻ được 2 tuần tuổi đến khi ăn dặm 1 tuổi. Cha mẹ cần bổ sung sắt chủ động cho trẻ theo khuyến nghị của bác sĩ.

- Với trẻ sơ sinh bú mẹ thì cần được bổ sung sắt bắt đầu từ 4 tháng tuổi cho đến khi trẻ ăn nhiều hơn 2 bữa mỗi ngày. Nguồn sắt mà trẻ dễ hấp thu nhất cho trẻ dưới 1 tuổi đó là sữa mẹ. Vì vậy, mẹ nên cho trẻ bú ít nhất 1 năm và có thể cho trẻ uống thêm sữa công thức có bổ sung sắt theo đúng liều lượng.

- Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, cha mẹ cần thiết kế chế độ dinh dưỡng phù hợp và đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng sắt cần thiết qua các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, trứng gà, ngũ cốc, đậu, rau xanh…

- Trẻ dưới 1 tuổi thì không cho trẻ uống sữa bò tươi vì chúng làm giảm khả năng hấp thu sắt. Ngoài ram, sữa bò tươi còn làm trẻ có khả năng bị thiếu máu do bị thiếu sắt.

-  Với trẻ trên 1 tuổi thì không nên tiêu thụ quá 700ml sữa bò 1 ngày. Cho trẻ bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C như cam, dưa, bông cải xanh, dâu tây, cà chua… để trẻ hấp thụ sắt tốt hơn.

- Nếu trẻ cần bổ sung thêm thuốc sắt thì cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn về loại thuốc và liều lượng để phù hợp với cơ thể trẻ.

Hầu hết các trường hợp thiếu sắt ở trẻ đều được điều trị bằng cách cho trẻ bổ sung sắt qua các loại thực phẩm giàu sắt trong bữa ăn hàng ngày. Nếu các triệu chứng thiếu sắt ở trẻ không giảm hoặc trẻ thiếu sắt nặng khi xét nghiệm thì trẻ có thể cần được truyền máu.

Thiếu sắt hay thừa sắt đều gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Thừa sắt có thể làm trẻ mắc các bệnh về tim mạch, tăng đường máu hay tổn thương gan do sắt là kim loại nặng có thể gây độc cho các tế bào. Vì vậy, việc bổ sung sắt cho trẻ là cần thiết nhưng cha mẹ cần lưu ý và tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi cho con uống các loại thuốc.

Trên đây là các thông tin về biểu hiện của trẻ thiếu sắt cũng như cách điều trị khi trẻ bị thiếu sắt mà cha mẹ nên tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ giúp cha mẹ có cái nhìn tổng quan về thiếu sắt ở trẻ.

>>>Xem thêm:

Các Loại Thực Phẩm Giàu Vitamin K Cho Trẻ

Trẻ Bị Bẹp Đầu Có Tròn Lại Được Không?

Tiêu Chảy Cấp Ở Trẻ Em Và Những Điều Cần Biết

Viêm Tai Giữa Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1