Cách giảm khò khè cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thường có dấu hiệu thở khò khè do sự tắc nghẽn của đường hô hấp. Khò khè không chỉ làm trẻ khó chịu, quấy khóc mà còn là dấu hiệu của một số bệnh mà cha mẹ cần lưu ý. Vậy cách giảm khò khè cho trẻ sơ sinh ra sao? Hãy cùng Junbee tham khảo bài viết dưới đây.

Nguyên nhân dẫn đến thở khò khè ở trẻ sơ sinh

giảm khò khè ở trẻ sơ sinh

 Đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thì hệ hô hấp chưa hoàn thiện, ngoài ra sức đề kháng còn yếu nên dễ bị các nguồn bệnh như vi khuẩn hay vi rút xâm nhập vào cơ thể. Khi trẻ bị các loại vi khuẩn tấn công sẽ dẫn đến sưng viêm, tắc nghẽn đường thở do hệ miễn dịch không chống lại được các tác nhân gây bệnh. Khi đờm tiết ra trong hệ hô hấp nên trẻ có hiện tượng thở khò khè như có đờm. Một số bệnh liên quan đến thở khò khè ở trẻ như sau:

- Hen suyễn: Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản, đây là bệnh lý rất phổ biến mà trẻ sơ sinh thường  xuyên gặp phải. Bệnh này thường xuất phát từ môi trường sống ô nhiễm nhiều khói bụi, khói thuốc hay hóa chất. Khi trẻ sống trong môi trường ô nhiễm cùng với sức đề kháng kém rất dễ mắc bệnh hen phế quản.

- Đường hô hấp bị nhiễm trùng: Các bệnh liên quan đến đường hô hấp bị nhiễm trùng như viêm họng, cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản. Các bệnh này đều xuất hiện các triệu chứng thở khò khè như có đờm.

- Trẻ bị trào ngược dạ dày: Trẻ sơ sinh thường xuất hiện tình trạng thở khò khè do trào ngược dạ dày. Nếu bé được ăn quá nhiều sẽ gây ra trào ngược dạ dày thực quản do lượng thức ăn dư thừa bị trào ngược lên thực quản hoặc vào phổi khiến trẻ bị viêm và dẫn tới thở khò khè. Trẻ sơ sinh thường bị trào ngược dạ dày nhiều hơn do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên tiêu hóa kém.

Cách giảm khò khè cho trẻ sơ sinh

cách giảm khò khè ở trẻ

 Tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè làm cho nhiều cha mẹ lo lắng và không biết cách làm thế nào để giảm tình trạng này. Dưới đây là một số cách giảm khò khè cho trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần biết để giúp trẻ dễ chịu và thông thoáng đường hô hấp hơn.

- Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý: Một trong những cách giảm khò khè cho trẻ sơ sinh đó là dùng nước muối sinh lý 0,9% và nhỏ 2-3 giọt vào mũi của trẻ sau đó đợi khoảng 5 giây thì đỡ trẻ dậy và dùng khăn lau sạch. Nước muối giúp trẻ được vệ sinh mũi sạch sẽ tuy nhiên cha mẹ không nên lạm dụng và vệ sinh đúng cách cho trẻ. Nếu cha mẹ thường xuyên dùng nước muối để nhỏ mũi cho trẻ sẽ dẫn đến chức năng của niêm mạc mũi xoang không hoạt động được. Nếu rửa mũi không đúng cách sẽ làm vi khuẩn lấn sâu vào cơ thể trẻ hoặc nếu đột ngột ngưng sử dụng nước muối làm cho niêm mạc mũi khô, dễ kích ứng giúp các tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công.

- Tạo môi trường trong lành cho trẻ: Khi có trẻ sơ sinh trong nhà, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý đến môi trường sống, nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để tránh sự sinh sôi của các nguồn bệnh. Môi trường sạch còn giúp trẻ thoái mái, dễ chịu và vui vẻ hơn.

- Vệ sinh tai mũi họng cho trẻ: Khi trẻ thở khò khè do không khí bị ô nhiễm hoặc dị ứng với bụi bẩn thì cha mẹ có thể dùng phương pháp vệ sinh tai mũi họng cho bé. Khi đường tai mũi họng được vệ sinh sạch sẽ và thông thoáng thì trẻ sẽ không còn đờm và làm hết triệu chứng khò khè. Ngoài ra, việc vệ sinh còn giúp trẻ tránh các bệnh về mũi, họng.

- Đưa trẻ đi khám nếu thở khò khè trong thời gian dài: Khi trẻ chỉ mới bắt đầu khò khè mà được xử lý đúng cách thì không đáng lo ngại, tuy nhiên nếu tình trạng này xảy ra trong thời gian dài sẽ không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, khi trẻ có dấu hiệu ho, thở khò khè hay khó thở thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được nghe tư vấn và có phương án điều trị sao cho phù hợp.

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ các thông tin về nguyên nhân và cách giảm khò khè ở trẻ sơ sinh. Hy vọng những thông tin mà Junbee chia sẻ sẽ giúp cho cha mẹ có thêm kiến thức về sức khỏe của trẻ để chăm sóc và nuôi dưỡng con đúng cách. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về bài viết, hãy comment xuống dưới để Junbee giải đáp một cách nhanh chóng nhất. Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết khác trong chuyên mục “Sức khỏe của trẻ” của chúng tôi dưới đây nhé.

>>>Xem thêm:

Các Loại Thực Phẩm Giàu Vitamin K Cho Trẻ

Trẻ Bị Bẹp Đầu Có Tròn Lại Được Không?

Tiêu Chảy Cấp Ở Trẻ Em Và Những Điều Cần Biết

Viêm Tai Giữa Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Cách Chữa Ngạt Mũi Cho Trẻ Hiệu Quả

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1