Cẩm nang chăm sóc trẻ mà cha mẹ cần biết

Với những phụ huynh mới sinh con lần đầu sẽ có nhiều bỡ ngỡ khi chăm trẻ. Dưới đây là một số mẹo chăm trẻ khỏe mạnh giúp cha mẹ có thêm kiến thức để chăm con yêu. Hãy cùng Junbee tìm hiểu trong bài viết nhé.

Cẩm nang chăm sóc trẻ

mẹo chăm sóc trẻ

 

1. Mẹo chăm trẻ biếng ăn không hấp thu

Sáng ngủ dậy, dùng lòng bàn tay xoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ 30 vòng cho nóng thắt lưng. Làm như vậy 5 ngày sau đó nghỉ 5 ngày và tiếp tục làm. Trẻ ấm chân, thận sẽ khỏe và ăn ngon, ngủ tốt hơn.

2. Mẹo để trẻ tránh bị cảm cúm

Trước khi trẻ ngủ dậy, mẹ có thể đeo khẩu trang hoặc chùm chăn cho bé sau đó mới gọi dậy. Việc làm này giúp trẻ thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ, phòng tránh bệnh dị ứng thời tiết. Nếu cha mẹ thường xuyên làm như vậy, trẻ sẽ không bị cảm cúm.

3. Phòng tránh bệnh tay chân miệng hoặc thủy đậu

mẹo chăm sóc trẻ

 

Mẹ lấy 10 lá bàng bánh tẻ cùng nước và 2 thìa muối hạt xay nát sau đó đun sôi và lọc lấy nước để tủ lạnh cho trẻ súc miệng. Nếu trẻ bị thủy đậu, mụn nhọt thì dùng nước đó lau khắp người của bé.

4. Mẹo chữa tưa lưỡi

Mẹ rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn sau đó dùng ngón út quấn miếng gạc nhỏm thấm nước muối sinh lý, lau nhẹ nhàng khoang miệng từ trong ra ngoài. Nếu không, mẹ có thê dùng rau ngót rửa sạch, giã nhuyễn thay thế. Mỗi ngày làm 2-3 lần vào buổi sáng và trước khi đi ngủ trẻ sẽ giảm tưa lưỡi.

5. Mẹo chữa đầy hơi ở trẻ sơ sinh

Massage vùng bụng nhẹ nhàng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ từ trong ra ngoài trong khoảng 5-10 phút. Cách này làm bé giảm đau, dễ chịu và chữa đầy hơi hiệu quả.

6. Mẹo chữa đi ngoài cho trẻ

Giã nát gừng, xát vào vùng thắt lưng rồi dùng lòng bàn tay xoa nóng lưng cho bé. Hoặc mẹ dùng gừng tươi, xát vào lòng bàn tay, bàn chân của bé. Nếu trẻ chưa khỏi thì sau 3-4 giờ làm lại lần nữa.

7. Mẹo hạn chế đái dầm ở trẻ

Dùng lá rau ngót tươi rửa sạch, giã nát và cho thêm ít nước vào nấu sôi, lọc lấy nước cho trẻ uống, ngày 2 lần, mỗi lần cách nhau 10 phút.

Ngoài bài thuốc trên thì mẹ cũng nên lưu ý trước khi cho trẻ ngủ khoảng 1 tiếng không cho trẻ uống nước hoặc sữa và nhắc trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ.

8. Trẻ bị hóc dị vật

Khi trẻ bị hóc dị vật, mẹ nên đặt bé nằm sấp trên đùi, đầu chúc xuống và hướng về phía trước. Mẹ khum bàn tay lại và vỗ dứt khoát 7-10 cái ở phần xương bả vai để bé nôn và dị vật thoát ra khỏi đường thở.

9. Trẻ bị viêm tai-mũi-họng hoặc viêm amidan

Nếu trẻ bị viêm mũi thì lấy nước lá bàng nhỏ mũi, ngày 4-6 lần và làm ấm lên mỗi khi sử dụng.

Trẻ bị viêm tai thì dùng bông thấm nước lá bàng và đặt vào tai. Trẻ bị viêm họng thì súc miệng bằng nước lá bàng.

10. Mẹo chữa ho có đờm ở trẻ

mẹo chăm sóc trẻ

 

Lấy 1 củ tỏi giã nát và 2 thìa mật ong hấp cách thủy khoảng 20 phút. Chi làm 6 lần uống trong ngày. Khi uống thì pha loãng với nước ấm. Cách này không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.

11. Chữa ra mồ hôi trộm ở trẻ

Mua 300-400g trùng trục sau đó luộc lấy nước và ruột nấu cháo, hầm kỹ với gừng. Ăn cách ngày 3 lần là khỏi.

12. Chảy máu cam ở trẻ

Khi trẻ bị chảy máu cam thì mẹ không nên để trẻ ngửa mặt lên trời vì có thể khiến máu chảy ngược xuống thực quản gây ngạt. Cách xử lý đúng là mẹ để bé cúi đầu và bịt mũi trẻ lại, yêu cầu trẻ thở bằng miệng. Chảy máu cam thông thường sẽ hết trong vòng 10 phút. Hoặc mẹ có thể chườm đá trên trán cho bé khoảng 5 phút là tình trạng này sẽ hết.

13. Mẹo giúp trẻ tiêm phòng không sốt

Trước ngày tiêm 2 ngày các mẹ uống 1 ít lá tía tô, hoặc ăn sống càng tốt rồi cho con bú. Sẻ giảm đc triệu chứng sốt khi con chích về.

14. Mẹo chữa bị lẹo ở mắt

Lấy ngón tay di xuống chiếu cói đến khi ngón tay nóng lên rồi áp vào chỗ lẹo, làm đi làm lại nhiều lần thì chỗ bị lẹo sẽ dần biến mất.

15. Meo giúp trẻ mọc răng không sốt

Tính từ thời điểm sinh đến đúng 100 ngày. Các mẹ lấy lá hẹ để nguyên nghiền ra thành nước rồi lấy nước đó rơ miệng cho con. Nam thì lấy 7 lá còn nữ thì lấy 9 lá. Mẹ vừa rơ vừa đọc "Mọc răng như giá không đau không sốt ". Nam đọc 7 câu nữn đọc 9 câu, đọc 1 câu rơ 1 lần. Có thể thay thế bằng lá nhọ nồi.

16. Mẹo chữa khóc đêm cho bé

Mẹ đắp lá trà xanh lên rốn bé hoặc hơ lá trầu không đặt quanh rốn bé. Ngoài ra, mẹ có thể đặt một cành dâu, xương rồng ở đầu giường trẻ.

Trên đây là những mẹo chăm sóc trẻ mà cha mẹ nên tham khảo. Hy vọng những thông tin mà Junbee chia sẻ sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.

 >>>Xem thêm:

Các Loại Thực Phẩm Giàu Vitamin K Cho Trẻ

Trẻ Bị Bẹp Đầu Có Tròn Lại Được Không?

Tiêu Chảy Cấp Ở Trẻ Em Và Những Điều Cần Biết

Viêm Tai Giữa Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Phân Biệt Các Loại Sốt Thường Gặp Ở Trẻ

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1