Dị ứng ở trẻ em và những điều cần biết

Dị ứng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em và có thể xảy ra ở bất cứ cơ quan, bộ phận nào trên cơ thể. Tìm hiểu các thông tin về dị ứng giúp hạn chế những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vậy dị ứng ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị dị ứng như thế nào? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời.

Dị ứng ở trẻ là gì

trẻ bị dị ứng

 Khi trẻ tiếp xúc với các chất gây dị ứng thì hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ nhầm tưởng rằng nó đang gây hại cho cơ thể của trẻ và phản ứng quá mức và cố gắng chống lại nó. Lúc này, hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ tạo ra kháng thể immunoglobulin E (IgE) khiến một số tế bào giải phóng các hóa chất trung gian vào máu để chống lại các chất gây dị ứng.

Việc giải phóng các chất này gây ra các phản ứng tạo nên dị ứng. Các phản ứng có thể xảy ra trên các bộ phận của cơ thể trẻ như mắt, mũi, phổi, họng, da hay đường tiêu hóa.

Một số triệu chứng dị ứng ở trẻ

Dị ứng có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, trẻ có thể gặp một số triệu chứng như sau:

- Phát ban và ngứa

- Da đỏ, ngứa, khô

- Hắt hơi, ngạt mũi, chảy mũi

- Đỏ mắt, chảy nước mắt

- Khó thở, ho, thở khò khè, các triệu chứng hen suyễn

Nguyên nhân gây dị ứng ở trẻ

dị ứng ở trẻ 

- Thức ăn

- Khói, bụi

- Nấm mốc

- Các loại thuốc

- Ong đốt

- Chuột, gián, sâu bọ

Chẩn đoán và điều trị dị ứng ở trẻ

trẻ bị dị ứng

1. Chẩn đoán dị ứng

Để chẩn đoán trẻ có bị dị ứng hay không thì nhân viên y tế sẽ xem xét về tiền sử sức khỏe, kiểm tra da hoặc làm xét nghiệm máu.

- Kiểm tra da: Nhân viên sẽ làm xét nghiệm da đo kháng thể IgE đối với một số chất gây dị ứng bằng cách pha loãng lượng nhỏ chất gây dị ứng đặt lên vùng xa bị xước. Nếu sau 15 phút, vùng da bị sưng nhẹ lên như bị muỗi đốt thì trẻ đã bị dị ứng. Bác sĩ chuyên khoa cũng có thể tiêm một lượng nhỏ chất gây dị ứng ngay dưới da của trẻ xem phản ứng của cơ thể trẻ như thế nào.

- Xét nghiệm máu: Khi không thể thực hiện xét nghiệm da thì các bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu để đo lượng kháng thể IgE đối với chất gây dị ứng trong máu. Kết quả xét nghiệm máu dương tính không đồng nghĩa với việc trẻ bị dị ứng. Bác sĩ sẽ xem xét kết quả và tìm hiểu tiền sử bệnh của trẻ rồi đưa ra kết luận.

2. Những bệnh dị ứng hay gặp ở trẻ

- Viêm da cơ địa: đây là bệnh lý về da phổ biến nhất ở trẻ em. Khi mắc bệnh, trẻ sẽ xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti màu đỏ trên mặt, cánh tay hoặc toàn thân. Khi mụn nước bị vỡ sẽ làm cho trẻ thấy ngứa ngáy, khó chịu và cũng là nguyên nhân giúp các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ. Viêm da cơ địa rất dễ bị nhầm với các bệnh lý thông thường khác nên cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế điều trị kịp thời.

- Hen phế quản: đây là tình trạng viêm mạn tính đường thở và phản ứng quá mức với các tác nhân gây dị ứng. Hen phế quản có thể làm trẻ ho, tức ngực, khò khè, khó thở ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Các nguyên nhân dẫn đến hen phế quản có thể do khói bụi, phấn hoa, thức ăn, thuốc, viêm mũi dị ứng, nhiễm trùng hô hấp.

- Viêm kết mạc dị ứng và viêm mũi dị ứng: Đây là bệnh dị ứng rất hay gặp ở trẻ nhỏ khiến trẻ khó chịu và ảnh hưởng đến các hoạt động của trẻ. Trẻ bị dị ứng thường chảy nước mũi, chảy nước mắt, hắt hơi, ngạt mũi, thở bằng miệng, ngủ không yên giấc, đỏ mắt… Bệnh thường xuất hiện theo mùa hoặc quanh năm.

- Dị ứng thức ăn: Trẻ bị dị ứng có thể do dị ứng sữa mẹ hoặc ở bất kỳ thực phẩm nào, thường gặp ở các thức ăn như cá, tôm, sữa, lạc, lúa mỳ. Sau khi ăn các loại thực phẩm này, trẻ có thể ngứa rát lưỡi hoặc miệng, buồn nôn, đi ngoài, đau bụng, khó thở, tụt huyết áp thậm chí mất ý thức. Vì vậy, khi cho trẻ ăn, cha mẹ cần lưu ý đến một số thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ.

- Mày đay: Đây là tình trạng ban đỏ ngứa xuất hiện trên da. Mày đay có thể xuất hiện khi trẻ tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc xuất hiện trong hoàn cảnh các bệnh lý dị ứng ở trên. Lúc này, trẻ cần được thăm khám và làm xét nghiệm máu hoặc kiểm tra dị nguyên để tìm nguyên nhân gây bệnh. Mày đay có thể tự hết nhưng trong trường hợp nặng thì cần đưa trẻ đi khám để xử lý kịp thời.

3. Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng

Cha mẹ có thể đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám, lúc này bác sĩ sẽ xem xét và đưa ra các phương pháp điều trị như:

- Thuốc kháng sinh histamine

- Thuốc thông mũi, thuốc xịt mũi

- Liệu pháp miễn dịch dị ứng

- Các thuốc điều trị triệu chứng

Trẻ nhỏ rất dễ gặp phải các vấn đề về đường hô hấp, bệnh về da hay đường tiêu hóa… cha mẹ cần chú ý đặc biệt đến việc chăm sóc và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp trẻ có sức đề kháng tốt.

Hy vọng những thông tin trên của Junbee Kids sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng dị ứng ở trẻ em. Khi có dấu hiệu của dị ứng, cha mẹ hãy đưa con đến các cơ sở y tế để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý.

>>>XEM THÊM:

Trẻ Sơ Sinh Có Nên Ngủ Chung Giường Với Cha Mẹ Không

Lưu Ý Khi Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh Và Cách Tắm Đúng Cho Trẻ

Lịch Tiêm Chủng Đầy Đủ Cho Trẻ Từ 0 Đến 24 Tháng

Hướng Dẫn Trẻ Sơ Sinh Nằm Điều Hòa Đúng Cách

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1