6 bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ nhỏ và cách xử lý

Làn da của trẻ em vô cùng nhạy cảm và mỏng manh, vì vậy mà các tác nhân bên ngoài dễ làm bé gặp phải các bệnh về da. Các vấn đề về da như dị ứng, mẩn ngứa, kích ứng làm trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của trẻ. Cùng Junbee tìm hiểu các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ và cách xử lý trong bài viết dưới đây.

Các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ

1. Rôm sảy – Bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh

rôm sảy ở trẻ

 Biểu hiện của bệnh rôm sảy

Trẻ mọc mụn nước li ti trên người, đầu cổ, cánh tay, da mẩn đỏ.

Nguyên nhân nhẫn đến rôm sảy

Rôm sảy thường diễn ra vào mùa hè, cơ thể trẻ chưa hoàn chỉnh nên mồ hôi không thoát ra được gây bít tắc tuyến mồ hôi khiến trẻ bị rôm sảy. Đôi khi, trẻ lại bị rôm sảy vì chất liệu quần áo không thấm hút mồ hôi, tã quá chật hoặc do thời tiết nắng nóng kéo dài.

Cách xử lý khi trẻ bị rôm sảy

- Vệ sinh sạch cho bé, cho bé mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi.

- Đưa con đi khám ngay nếu thấy các vết rôm nặng hơn hoặc không giảm.

2. Hăm tã 

hăm tã ở trẻ

 Biểu hiện của hăm tã

Bé bị đỏ ửng vùng quấn tã, xung quanh bộ phận sinh dục và có mùi. Vết đỏ sẽ lan từ hậu môn đến mông rồi đùi. Nếu trẻ bị nặng sẽ bị loét đỏ, chảy máu khiến trẻ đau đớn, quấy khóc, ít ngủ.

Nguyên nhân dẫn đến hăm tã

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã như vùng hăm bị ẩm ướt, da trẻ kích ứng với tã, tã cứng, thô ráp chà xát lên da của trẻ, chất liệu giấy, khăn ướt có tẩm hóa chất khiến trẻ kích ứng,...

Cách xử lý khi bé bị hăm

- Giữ khô thoáng các vùng bé bị hăm

- Trước khi bôi kem hăm, cần đảm bảo bề mặt da bị hăm khô ráo (mẹ có thể thấm, hoặc lấy máy sấy, sấy ở chế độ mát)

- Chọn tã/ bỉm thấm hút và khoá ẩm thật tốt

- Đưa bé đi khám ngay nếu sau 3 ngày tự bôi kem mà con không đỡ

3. Chàm sữa (lác sữa)

bệnh về da ở trẻ

 Biểu hiện của bệnh

Mọc những nốt mẩn đỏ bên má, sau đó phát triển thành các mụn nước li ti, đóng mày rồi tróc vảy. Từ má chàm sữa có thể lan tới cằm, da đầu, trán, cổ, tay chân...

Nguyên nhân dẫn đến chàm sữa

Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân khiến trẻ bị chàm sữa, tuy nhiên bệnh thường thấy ở trẻ có cơ địa dị ứng hoặc trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh dị ứng cơ địa như mề đay, hen, chàm,...

Cách xử lý

- Đưa trẻ đi bác sĩ và dùng thuốc theo toa, nên vệ sinh tắm rửa sạch sẽ và cho trẻ thoa chất dưỡng ẩm theo khuyến nghị của bác sĩ

- Tránh cho trẻ mặc chất liệu len, sợi tổng hợp.

- Giữ trẻ khô ráo, sạch sẽ, thay tã thường xuyên, tránh xa các tác nhân dễ gây dị ứng như lông thú, khói thuốc, nước hoa…

4. Vàng da ở trẻ sơ sinh

vàng da ở trẻ

Có 2 loại vàng da ở trẻ là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý có thể tự khỏi nhưng vàng da bệnh lý thì cực kì nguy hiểm và có thể gây nên những tổn thương nghiêm trọng cho trẻ.

Hãy đưa con đi khám ngay nếu sau 3-7 ngày sau sinh mà thấy tình trạng vàng da của bé không thuyên giảm.

Lưu ý: Phơi nắng không có tác dụng giảm vàng da

5. Mụn sữa

mụn sữa ở trẻ

Biểu hiện của mụn sữa

Mụn sữa (mụn trứng cá sơ sinh) khá giống với mụn trứng cá ở người lớn, xuất hiện dưới dạng mụn đỏ hoặc mụn nhọt nhỏ, nốt sần đầu trắng. Mụn sữa chỉ xảy ra trong vài tuần hoặc vài tháng đầu đời, sau sẽ hết nên bố mẹ không cần quá lo.

Nguyên nhân dẫn đến mụn sữa

Da trẻ quá mỏng và yếu, bị ảnh hưởng từ dược tính thuốc của mẹ, do uống sữa bột hoặc do phì đại tuyến bã.

Cách xử lý

Tắm và lau khô cho trẻ bằng sữa tắm dịu nhẹ, nếu theo dõi mụn không khỏi mẹ nên đưa bé đi bác sĩ kiểm tra, bác sĩ sẽ kê toa các loại kem hoặc thuốc mỡ để mẹ thoa cho bé

6. Viêm da tiết bã

viêm da tiết bã ở trẻ

 Biểu hiện của bệnh

Viêm da tiết bã (dân gian gọi là cứt trâu) là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi. Da bé sẽ có những mảng vảy trắng, vàng và sẫm màu hơn trên da đầu, theo thời gian những mảng này sẽ bong ra.

Nguyên nhân

Do gen di truyền, môi trường ẩm ướt, hoặc tăng phản ứng viêm với vi nấm Malassezia furfur.

Cách xử lý khi trẻ bị viêm da tiết bã

- Gội đầu, tắm sạch những vùng bị viêm da tiết bã cho trẻ,

- Tự ý bôi các loại dầu và không vệ sinh sạch sẽ có thể làm bít tắc lỗ chân lông của trẻ nên cha mẹ cần lưu ý thật kĩ.

Trên đây là 6 loại bệnh về da thường gặp ở trẻ nhỏ mà cha mẹ cần nắm được để xử lý kịp thời khi cần. Làn da của trẻ rất mỏng manh và nhạy cảm nên cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến những nguyên nhân dẫn đến các bệnh về da để phòng tránh. Đặc biệt không nên sử dụng các loại thuốc bôi da một cách tùy tiện vì có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến làn da của trẻ.

>>>Xem thêm:

Trẻ Sơ Sinh Có Nên Ngủ Chung Giường Với Cha Mẹ Không

Cách Làm Siro Ho Cho Bé Đơn Giản Và Hiệu Quả

Lưu Ý Khi Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh Và Cách Tắm Đúng Cho Trẻ

Lịch Tiêm Chủng Đầy Đủ Cho Trẻ Từ 0 Đến 24 Tháng

Hướng Dẫn Trẻ Sơ Sinh Nằm Điều Hòa Đúng Cách

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1