Lịch tiêm chủng đầy đủ cho trẻ từ 0 đến 24 tháng

Tiêm phòng giúp bảo vệ sức khỏe của trẻ bằng cách ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng. Vì vậy để bảo vệ con, cha mẹ cần cho con tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch, tránh rủi ro xảy ra. Dưới đây là lịch tiêm phòng đầy đủ cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi, hãy ghi nhớ hoặc lưu lại khi cần thiết cha mẹ nhé.

Vì sao trẻ cần được tiêm chủng

lich-tiem-chung-cho-tre

Trẻ cần được tiêm chủng bởi 2 lý do sau đây

- Thứ nhất, trẻ dưới 5 tuổi có sức đề kháng còn yếu, nhất là đối với những trẻ suy dinh dưỡng hay biếng ăn, không có đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể phát triển và chống lại các tác nhân gây bệnh.

- Thứ hai, do thời tiết, khí hậu và môi trường phức tạp là nơi để các tác nhân gây bệnh như virus hay vi khuẩn phát triển. Dịch bệnh là một trong các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. Hơn nữa, hiện nay khả năng điều trị của một số bệnh vẫn còn hạn chế, ngay cả khi điều trị kịp thời vẫn có thể tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề.

Khi trẻ được tiêm chủng thì cơ thể sẽ tạo ra kháng nguyên, kích thích hệ miễn dịch tạo kháng thể tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn.

Dưới đây, chúng tôi sẽ gửi tới bạn đọc lịch tiêm phòng đầy đủ mà cha mẹ nhất định phải lưu lại để đảm bảo trẻ được tiêm đầy đủ, đúng lịch.

1. Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

- Trẻ sơ sinh cần tiêm vắc xin Engerix/ Euvax B liều sơ sinh phòng viêm gan B ngay 24 giờ đầu sau sinh

- Vắc xin BCG liều sơ sinh phòng bệnh lao trong 1 tháng đầu tiên.

2. Lịch tiêm phòng cho trẻ 2 tháng tuổi

- Trẻ cần được tiêm vắc xin Infanrix hexa (Bỉ)/ Hexaxim (Pháp) 6 trong 1 phòng 6 bệnh đó là ho gà, bại liệt, uốn ván, viêm gan B và các bệnh do Haemophilus influenzae tuýp B gây ra như viêm màng não mủ, viêm phổi. Hoặc tiêm dạng 5 trong 1 Pentaxim (Pháp), Infanrix IPV + Hib (Bỉ). Vắc xin 5 trong 1 sẽ không có thành phần kháng nguyên viêm gan B. Trẻ 2 tháng tuổi sẽ tiêm mũi 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 mũi 1.

- Vắc xin Rotavin-M1 (Việt Nam), Rotarix (Bỉ), Rotateq (Mỹ) phòng virus Rota gây bệnh tiêu chảy liều 1.

- Vắc xin Prevenar 13 (Bỉ), Synflorix (Bỉ) phòng bệnh viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn mũi 1.

3. Lịch tiêm phòng cho trẻ 3 tháng tuổi

- Vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 mũi 2. Nếu trẻ tiêm 5 trong 1 thì phải bổ sung mũi viêm gan B.

- Vắc xin uống phòng tiêu chảy cấp do virus Rota liều 2.

4. Lịch tiêm phòng cho trẻ 4 tháng tuổi

- Tiêm vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 mũi 3. Nếu trẻ tiêm 5 trong 1 thì cần tiêm thêm mũi viêm gan B.

- Tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não mũi 2.

- Vắc xin phòng tiêu chảy do virus Rota liều 3.

5. Lịch tiêm phòng cho trẻ 6 tháng tuổi

- Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não do vi khuẩn phế cầu mũi 3.

- Vắc xin VA-MENGOC-BC phòng viêm màng não do não mô cầu B,C mũi 1

- Vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp) phòng bệnh cúm (tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng)

6. Lịch tiêm phòng cho trẻ 9 tháng tuổi

- Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B,C mũi 2

- Vắc xin sởi đơn MVVac (Việt Nam) phòng bệnh sởi

- Vắc xin Imojev (Thái Lan) phòng viêm não Nhật Bản

- Tiêm phòng vắc xin Varilrix (Bỉ) phòng bệnh thủy đậu

7. Tiêm phòng cho trẻ 12 tháng tuổi

- Tiêm vắc xin phế cầu phòng viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa mũi 4

- Vắc xin Jevax (Việt Nam) phòng viêm não Nhật Bản. Tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau từ 1-2 tuần.

- Tiêm vắc xin Varivax/Varicella phòng thủy đậu nếu bé chưa được tiêm Varilrix.

- Tiêm vắc xin 3 trong 1 MMR-II (Mỹ) phòng bệnh sởi, quai bị, rubella.

- Tiêm vắc xin Avaxim 80U/0.5ml phòng bệnh viêm gan A, nhắc lại mũi 2 sau 6-18 tháng.

8. Lịch tiêm phòng vắc xin cho trẻ 15-24 tháng

- Tiêm vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 mũi 4. Nếu trẻ tiêm 5 trong 1 thì cần tiêm thêm mũi viêm gan B.

- Vắc xin Avaxim 80U/0.5ml phòng bệnh viêm gan A mũi 2.

- Vắc xin phòng bệnh cúm mũi 3 Vaxigrip Tetra.

9. Lịch tiêm phòng cho trẻ đủ 24 tháng tuổi

- Vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản Jevax mũi 3

- Vắc xin Typhim VI/Typhoid VI bệnh thương hàn

- Vắc xin Menactra (Mỹ) phòng bệnh viêm màng não do mô cầu A, C, Y, W-135

- Vắc xin Morcvax (Việt Nam) gồm 2 liều uống. Liều 2 cách liều 1 2 tuần nếu trẻ sống ở vùng nguy cơ cao.

10. Lịch tiêm cho trẻ từ 3 tuổi

- Vắc xin 3 trong 1 MMR-II phòng sởi, quai bị, rubella mũi nhắc.

- Vắc xin phòng cúm tiêm nhắc lại hàng năm

- Vắc xin tiêm phòng viêm não Nhật Bản mũi nhắc lúc 5 tuổi và cứ 3 năm nhắc lại 1 lần cho đến khi trẻ 15 tuổi

- Vắc xin Tetraxim phòng ho gà, uốn ván, bại liệt, bạch hầu hoặc vắc xin Adacel (Canada)/Boostrix (Bỉ) phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván đối với trẻ từ 4 tuổi trở lên và nhắc lại sau 10 năm.

Khi nào không được tiêm chủng cho trẻ

lịch tiêm chủng cho trẻ

 Trẻ không được tiêm chủng trong trường hợp nào? Trước khi tiêm, con sẽ được khám sàng lọc để phát hiện các bất thường. Dưới đây là một số trường hợp trẻ không được tiêm phòng như:

- Trẻ bị sốt trên 39 độ C

- Trẻ có tiền sử bị dị ứng hoặc sốc sau khi tiêm vắc xin trước đó

- Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan như suy tim, suy gan, suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy thận… Đối với trẻ bị suy giảm miễn dịch thì không tiêm vắc xin sống.

- Không tiêm vắc xin phòng bệnh lao cho trẻ sinh ra từ mẹ bị nhiễm HIV mà không được điều trị lây truyền dự phòng.

- Các trừơng hợp chống chỉ định của nhà sản xuất.

Trước khi tiêm trẻ sẽ được khám để bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe qua nhịp thở, nghe tim, đo thân nhiệt để phát hiện các bất thường.

Theo dõi sau tiêm chủng

Để đảm bảo sau khi tiêm, trẻ không gặp phải các vấn đề về sức khỏe, cha mẹ nên chú ý đến một số điểm như sau:

- Theo dõi con ít nhất 30 phút sau tiêm tại cơ sở tiêm chủng. Nếu phát hiện các bất thường như thở nhanh, da mẩn đỏ, khò khè, nôn … thì cần báo ngay cho nhân viên y tế để được xử lý kịp thời.

- Sau 24 - 48h cha mẹ vẫn theo dõi trẻ về thân nhiệt, nhịp thở …

- Quan sát vùng tiêm và toàn thân xem trẻ có bị dị ứng hay mẩn đỏ, phát ban hay không

Cách chăm sóc trẻ sau tiêm chủng

lich-tiem-chung

- Cho trẻ uống nhiều nước, duy trì chế độ dinh dưỡng, nếu trẻ còn bú thì nên cho trẻ bú nhiều hơn.

- Nếu tại vùng tiêm sưng, đỏ thì có thể chườm lạnh để trẻ giảm sưng. Tuyệt đối không sờ, không thoa hay bôi bất cứ thứ gì lên vết tiêm.

- Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C thì có thể dùng thuốc hạ sốt paracetamol, không tự ý dùng Aspirin và các loại thuốc hạ sốt khác vì những loại thuốc này có thể làm tăng liều paracetamol.

Một số lưu ý khi cho trẻ tiêm chủng

lưu ý sau khi tiêm chủng cho bé

 Để bảo vệ sức khỏe của con và phòng các bệnh nguy  hiểm, cha mẹ nên cho con tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch. Khi đưa con đi tiêm cha mẹ cần lưu ý một số điều như sau:

- Cho con khám trước khi tiêm, thông báo về tình trạng sức khỏe của trẻ trước đây để bác sĩ cân nhắc và chỉ định trẻ có nên tiêm hay không.

- Mẹ nên giữ sổ tiêm chủng của con để theo dõi lịch tiêm cho đúng và chuẩn.

- Sau khi tiêm theo dõi con ít nhất 30 phút tại cơ sở tiêm chủng và ít nhất 24 giờ tại nhà.

- Nếu con sốt, quấy khóc, đau hoặc sưng đỏ tại chỗ tiêm kéo dài trên 1 ngày thì đưa con quay trở lại cơ sở tiêm chủng để được thăm khám.

- Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái thì cần đưa con đến các cơ sở y tế ngay để xử lý và điều trị kịp thời.

- Nếu trẻ sốt cao có thể dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.

- Nên theo dõi và chăm sóc trẻ, cho trẻ ăn uống và tắm rửa như thường lệ.

Như vậy, qua bài viết này, cha mẹ đã nắm được lịch tiêm chủng đầy đủ cho trẻ từ 0-24 tháng tuổi. Cha mẹ hãy ghi nhớ hoặc lưu lại để tiêm chủng cho con đầy đủ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về lịch tiêm chủng cho trẻ, hãy comment xuống dưới để Junbee hỗ trợ và tư vấn cho bạn nhé.

>>>Xem thêm: 

Cách Tăng Sức Đề Kháng Cho Trẻ Khỏe Mạnh

Hướng Dẫn Massage Cho Trẻ Ăn Ngon, Ngủ Ngon

Phân Biệt Các Loại Sốt Thường Gặp Ở Trẻ

Trẻ Biếng Ăn Nên Bổ Sung Gì

Bí Kíp Giúp Bé Ngủ Ngon Và Sâu Giấc

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1