Luyện tập thói quen ăn uống tốt cho con
Luyện tập thói quen ăn uống tốt cho con
Thói quen ăn uống và những nghi thức trên bàn ăn là kỹ năng cần thiết mà cha mẹ nên hướng dẫn cho con. Bữa cơm không chỉ đơn giản là quá trình ăn uống mà còn là việc cùng trẻ chuẩn bị đồ trước khi ăn, cùng nhau thu dọn, rửa bát đĩa sau ăn. Có thể nói, đây là một phần quan trọng trong giáo dục con cái của các bậc cha mẹ. Những thông tin dưới đây sẽ giúp cha mẹ luyện tập thói quen ăn uống tốt cho con.
Giúp con hình thành tập quán ăn uống
Thói quen ăn uống nên được luyện tập sớm từ khi trẻ còn nhỏ. Ngay từ lúc trẻ có thể bắt đầu tự cầm nắm được đồ ăn là có thể dạy trẻ một số thói quen như rửa tay trước và sau khi ăn cơm. Khi trẻ có thể ngồi vững thì cha mẹ nên cho con ngồi trong ghế ăn dặm để trẻ tập trung và tự giác với thức ăn.
Tốc độ ăn của cha mẹ nên phù hợp với con
Khi trẻ ăn cơm chung với cả nhà thì tốc độ ăn của cha mẹ nên phù hợp với đặc điểm của trẻ. Khi trẻ phải ăn một mình, trẻ sẽ không biết nên làm thế nào và không biết học tập các động tác ăn từ ai. Ngoài ra, trẻ sẽ phải cố gắng để ăn nhanh sao cho kịp tốc độ của người lớn sẽ tạo ra thói quen không tốt và ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Cha mẹ nên làm mẫu cho trẻ
Cách để trẻ học được thói quen ăn uống tốt là cha mẹ làm mẫu cho con dễ hình dung và học theo. Với các hoạt động phức tạp, cha mẹ nên để trẻ thực hiện từng bước một từ đơn giản đến phức tạp. Ví dụ cha mẹ dạy con làm thế nào để cho thức ăn vào miệng, cách gắp thức ăn vào bát, cách gắp thức ăn cho người khác, cách để đứng lên và ngồi xuống khi đang ăn, cách sắp xếp đồ trên bàn ăn hay cách xếp bát đĩa không tạo ra tiếng động…
Cha mẹ nên vừa nói chuyện vừa hành động để con dễ dàng tiếp thu hơn. Sau đó, hướng dẫn con sử dụng tay để tự thực hiện các bước trên. Như vậy, dần dần con sẽ quen và biết cách ăn uống sao cho đúng.
Không nên cho trẻ vừa ăn vừa xem
Cho trẻ vừa ăn vừa xem ti vi là thói quen rất xấu mà các bậc phụ huynh đang tạo ra cho con. Để trẻ vừa ăn vừa xem hoặc vừa ăn vừa chơi vừa ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt vừa khiến trẻ không tập trung, mất đi cảm giác ngon miệng. Ngoài ra, khi trẻ quá tập trung vào việc chơi thì trẻ sẽ mất đi cơ hội giao lưu tình cảm với các thành viên khác trong gia đình trong bữa ăn.
Cha mẹ nên kiên nhẫn khi dạy con
Trẻ sẽ bắt đầu học ăn từ 6 tháng tuổi, lúc này trẻ chủ yếu dùng tay để cầm, nắm thức ăn. Cha mẹ không nên vội vàng dạy con cách dùng thìa đũa hoặc cáu gắt khi con làm rơi vãi thức ăn xuống đất. Trẻ làm rơi thức ăn ở giai đoạn này rất bình thường, mẹ nên để con từ từ tìm hiểu và có thời gian để học cách ăn. Tốt nhất, mẹ nên cổ vũ và vui vẻ bởi con đang làm rất tốt công việc của mình.
Khi con lớn hơn, mẹ hãy kiên nhẫn làm mẫu và dạy trẻ những kỹ năng sử dụng dụng cụ ăn uống. Mẹ hãy có lòng tin về việc con sẽ chắc chắn học được thói quen ăn uống tốt sau một thời gian hướng dẫn.
Không nên cáu gắt khi hướng dẫn cho trẻ, điều này chỉ làm trẻ khó chịu và muốn tự làm theo ý của mình. Vì vậy, cha mẹ nên kiên nhẫn và hướng dẫn trẻ một cách cẩn thận.
Tham gia tất cả các hoạt động trong bữa ăn với trẻ
Từ các hoạt động như chuẩn bị đồ trước khi ăn, ăn cơm và các công tác sau khi ăn như dọn dẹp, rửa bát cha mẹ đều cần thực hiện cùng con. Điều này sẽ giúp con học được những động tác tay chính xác cũng như gia tăng tình cảm giữa cha mẹ và con cái.
Như vậy, việc luyện tập thói quen ăn uống cho các bé không hề khó nhưng cần có sự kiên nhẫn và chỉ dẫn tận tình của các bậc cha mẹ.
Hãy theo dõi ngay những bài viết trong chuyên mục “Nuôi dạy con cái” của Junbee để cập nhật các thông tin về cách nuôi dạy trẻ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp một cách nhanh chóng nhất. Chúc các mẹ nuôi dạy con thành công.
>>>Xem thêm:
Những Kỹ Năng Sống Cần Thiết Cho Trẻ Tự Lập
Những Cách Hữu Ích Để Dạy Trẻ Lòng Biết Ơn
Thêm một bài đánh giá
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *
0 Bình luận