Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không?

Sốt co giật ở trẻ em là tình trạng có thể xảy ra ở trẻ khi trẻ bị sốt cao do nhiễm trùng. Vậy sốt co giật có nguy hiểm không? Khi trẻ bị co giật thì cha mẹ nên làm gì? Cùng Junbee tìm hiểu về sốt co giật trong bài viết sau đây.

Sốt co giật ở trẻ em là gì?

sốt co giật ở trẻ

 

Sốt co giật ở trẻ thường xuất hiện khi trẻ sốt trên 38 độ C, có những cơn co cứng người và xảy ra nhiều nhất ở trẻ từ 12-18 tháng tuổi.

Sốt co giật ở trẻ em có thể do nguyên nhân như sau:

- Trẻ bị nhiễm trùng: Các loại vi khuẩn, vi rút hoặc do tiêm chủng có thể gây ra sốt rất cao ở trẻ từ đó dẫn đến co giật.

- Do di truyền: Nếu trong gia đình, người thân có tiền sử bị co giật do sốt thì trẻ cũng có thể bị sốt co giật.

Phân loại sốt co giật ở trẻ

Sốt co giật ở trẻ có thể chia ra làm 3 loại với những triệu chứng khác nhau đó là:

- Trẻ co giật do sốt đơn thuần: Lúc này các cơn co giật sẽ kéo dài dưới 5 phút và không tái phát trong vòng 24 giờ.

- Trẻ co giật do sốt phức tạp: Các biểu hiện của trẻ sốt co giật là co giật một bên cơ thể, một bên chi có thể kéo dài khoảng 10-15 phút và xuất hiện nhiều lần trong vòng 24 giờ.

- Trẻ bị động kinh do sốt: Động kinh do sốt xuất hiện khi trẻ sốt trên 39 độ C, trogn nhà có tiền sử bị bệnh lý động kinh hoặc thần kinh. Trẻ bị co giật liên tục hoặc từng cơn kèm theo rối loạn tri giác có thể kéo dài đến 30 phút.

Sốt co giật ở trẻ em có nguy hiểm không?

sốt co giật ở trẻ

 

Trẻ em bị sốt co giật rất nguy hiểm, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Sốt co giật có thể gây ra những biến chứng cực kỳ nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời.

- Não trẻ bị tổn thương: Khi trẻ sốt cao, các dây thần kinh phải phóng điện liên tục và đột ngột dẫn đến tổn thương não của trẻ. Trẻ bị co giật có thể ảnh hưởng đến ngôn ngữ, cảm xúc hay hành vi của trẻ.

- Trẻ bị động kinh: Biến chứng này thường xảy ra đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi với các cơn co giật kéo dài và thường xuyên trong vòng 24 giờ. Trẻ có tiền sử gia đình mắc các bệnh thần kinh, viêm màng não hoặc bị các bệnh về não bẩm sinh có nguy cơ cao mắc bệnh động kinh khi sốt.

- Trẻ bị tăng động giảm chú ý: Sốt co giật có thể làm trẻ bị tăng động giảm chú ý. Các biểu hiện của bệnh như thường xuyên phấn khích, mất tập trung, có cảm xúc và hành động thái quá, khó kiểm soát.

- Trẻ bị hội chứng rối loạn tic: Hội chứng này còn gọi là tật máy giật gây rối loạn vận động hoặc rối loạn phát âm không chủ đích. Trẻ bị bệnh thường lắc đầu liên tục, nói lẩm bẩm, nói lắp, tự la hét, thở dốc, tự cắn môi - miệng…

Cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật

sốt co giật ở trẻ

 

Nếu trẻ có những cơn sốt co giật kéo dài dưới 5 phút thì đây là sốt co giật lành tính. Cha mẹ nên giữ bình tĩnh và đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám.

Nếu trẻ có cơn sốt co giật trên 5 phút và xuất hiện nhiều lần trong ngày thì đây là biểu hiện của cơn sốt nguy hiểm và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, trong trường hợp này, cha mẹ cần tiền hành sơ cứu và nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế. Các bước sơ cứu cho trẻ như sau:

- Cho trẻ nằm trên mặt phẳng

- Để trẻ nằm nghiêng sang một bên, đầu thấp hơn so với thân để đường thở thông thoáng và để dịch trong cơ thể không tràn vào phổi.

- Nếu thấy trẻ bị co giật cần nhanh chóng chèn khăn mềm vào giữa hai hàm răng để trẻ không cắn vào lưỡi, nới lỏng quần áo cho trẻ.

- Dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn và dùng khăn ấm chườm vào nách, bẹn để trẻ hạ nhiệt.

- Đưa trẻ nhanh chóng đến bệnh viện để được hướng dẫn và theo dõi.

Cách phòng ngừa sốt co giật ở trẻ

sốt co giật ở trẻ

 

Sốt co giật để lại nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này. Vì vậy, cha mẹ cần phòng ngừa sốt co giật ở trẻ bằng cách:

- Cho trẻ uống nhiều nước hoặc nước điện giải khi trẻ bị sốt.

- Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, không ủ ấm trẻ.

- Lau khăn ấm vào các vị trí như bẹn, nách để trẻ thoát nhiệt tốt hơn.

- Khi thấy sốt cao co giật ở trẻ thì cha mẹ cần sơ cứu sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Như vậy, bài viết trên đã giúp cha mẹ có cái nhìn tổng quát về sốt co giật ở trẻ em và trả lời được câu hỏi sốt co giật ở trẻ có nguy hiểm không? Hy vọng các thông tin trên giúp cho cha mẹ nắm được các biểu hiện, triệu chứng và cách xử lý khi trẻ bị sốt co giật.

>>>Xem thêm:

Các Loại Thực Phẩm Giàu Vitamin K Cho Trẻ

Trẻ Bị Bẹp Đầu Có Tròn Lại Được Không?

Tiêu Chảy Cấp Ở Trẻ Em Và Những Điều Cần Biết

Viêm Tai Giữa Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Phân Biệt Các Loại Sốt Thường Gặp Ở Trẻ

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1