Cong vẹo cột sống ở trẻ và những điều cần biết
Trẻ bị gù lưng hay cong vẹo cột sống là hiện tượng khá phổ biến và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy nguyên nhân dẫn đến gù lưng hay cong vẹo cột sống ở trẻ là gì? Hãy cùng Junbee tìm hiểu và đưa ra những biện pháp phòng tránh để trẻ không bị gù lưng hay cong vẹo cột sống ở bài viết sau nhé.
Giai đoạn cần lưu ý đến sột sống của trẻ
Từ khi trẻ mới sinh ra, cha mẹ cần phải bảo vệ cột sống của trẻ dựa vào các giai đoạn phát triển của cột sống. Dưới đây là 3 giai đoạn mà 3 phần cong của xương sống hình thành và phát triển mạnh mẽ nhất.
- Giai đoạn 1: 3 tháng đầu sau khi sinh
Ở giai đoạn này, xương sống của trẻ sơ sinh thẳng và tương đối mềm. Từ tháng thứ 3 trở đi thì phần cong của xương sống bắt đầu nhú lên, thông qua gáy và lưng tạo nên đốt cong thứ nhất đó chính là phần lồi trước xương cổ.
- Giai đoạn 2: Từ tháng thứ 6
Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu có thể tự ngồi mà không cần nhờ sự trợ giúp của người khác bởi đốt cong thứ hai ở cột sống ngực bắt đầu hình thành.
- Giai đoạn 3: Từ tháng thứ 12
Khi trẻ được 1 tuổi, trẻ bắt đầu tập đi và hình thành đốt cong thứ ba nằm ở phần xương thắt lưng. Lúc này, phần xương eo sẽ lồi ra phía trước.
Như vậy, trên đây là 3 giai đoạn mà cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến cột sống của trẻ.
Nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống ở trẻ
- Gù lưng ở trẻ có thể do yếu tố di truyền, tuy nhiên tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 11%. Vì vậy mà nguyên nhân dẫn đến gù lưng hay cong vẹo cột sống chủ yếu do các nguyên nhân khác và đặc biệt là do cách chăm sóc trẻ sai cách.
- Người chăm sóc trẻ bế sai tư thế: Như đã nói ở trên, trẻ sơ sinh có xương sống mềm và thẳng. Vì vậy, nếu bế trẻ không đúng cách sẽ khiến trọng lượng cơ thể dồn xuống phần xương sống và xương cổ gây ra cong vẹo cột sống và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ về sau.
- Bế trẻ cả ngày: Việc ôm hãm trẻ cả ngày hoặc thường xuyên sẽ tạo ra thói quen không tốt cho trẻ. Ngoài ra, bế trẻ trong thời gian dài sẽ khiến cho xương cột sống cong vẹo và có hại cho hệ hô hấp của trẻ.
- Cho trẻ nằm võng, đệm hơi: Cho trẻ nằm võng hay đêm hơi cũng là nguyên nhân dẫn đến gù lưng và cong vẹo cột sống ở trẻ bởi chiều cong của võng sẽ tác động lên cột sống của trẻ.
- Trẻ ngồi học không đúng tư thế: Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến gù lưng ở trẻ. Việc trẻ ngồi viết cúi đầu quá thấp hoặc nằm ra bàn tì ngực vào bàn, một tay chống đầu một tay viết bài hay bất cứ tư thế nào sai cách đều có thể cong vẹo cột sống ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời.
- Trẻ đeo cặp sách một bên: Với chiếc cặp sách có khối lượng nặng và đeo lệch một bên dẫn đến lệch cột sống do dồn lực về một bên. Tình trạng này khá phổ biến đối với học sinh tiểu học.
- Trẻ dùng thiết bị điện tử trong thời gian dài: Một số trẻ có thói quen dùng điện thoại hay máy tính bảng trong một thời gian dài và ngồi hoặc nằm không đúng tư thế khiến cột sống bị cong vẹo. Các thiết bị điện tử có khả năng làm trẻ tập trung cao mà không hề để ý đến mọi thứ xung quanh, thậm chí là tư thế sử dụng.
Cách phòng tránh gù lưng, vẹo cột sống ở trẻ
- Đối với trẻ sơ sinh thì cha mẹ không nên bế trẻ quá nhiều, không cho trẻ nằm võng hay các bề mặt không bằng phẳng. Nên cho trẻ nằm giường có đệm cứng để tạo thói quen ngủ tốt và an toàn cho bé.
- Đối với trẻ nhỏ thì hướng dẫn trẻ ngồi học đúng tư thế, đeo cặp sách đúng cách. Không cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử quá lâu sẽ ảnh hưởng không tốt đến cột sống, mắt và trí não của trẻ.
- Cho trẻ vận động, tập các bài tập thể dục tốt cho xương và sức khỏe của trẻ.
Gù lưng hay cong vẹo cột sống làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và khiến trẻ tự tin về ngoại hình sau này. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý hướng dẫn trẻ cách phòng tránh gù lưng, vẹo cột sống bằng nhiều cách khác nhau. Hãy tạo cho trẻ những thói quen tốt, lối sống lành mạnh để trẻ được phát triển cả về thể chất và trí não.
Chăm sóc và nuôi dạy trẻ là cả một quá trình, vì vậy cha mẹ cần dành nhiều thời gian và công sức để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện. Và điều quan trọng nhất là cha mẹ nên kiên trì và bình tĩnh trong khi xử lý các tình huống đối với trẻ. Hy vọng những thông tin mà Junbee chia sẻ sẽ giúp ích cho cha mẹ trong quá trình nuôi dạy trẻ.
>>>Xem thêm:
Dị Ứng Ở Trẻ Em Và Những Điều Cần Biết
Cách Chăm Sóc Rốn Cho Trẻ Sơ Sinh
Viêm Phổi Ở Trẻ Em: Triệu Chứng Và Cách Xử Lý
6 Bệnh Ngoài Da Thường Gặp Ở Trẻ Nhỏ Và Cách Xử Lý
Thêm một bài đánh giá
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *
0 Bình luận