Rubella bẩm sinh là gì? Bệnh rubella có nguy hiểm không?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do virus rubella gây nên và có thể truyền từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp và truyền từ mẹ sang thai nhi. Vậy rubella bẩm sinh là gì? Rubella có nguy hiểm không? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Junbee để được giải đáp các thắc mắc về rubella bẩm sinh.

Rubella bẩm sinh là gì?

rubella là gì

 Rubella là bệnh sốt phát ban lành tính, lây nhiễm không nguy cấp nhưng có ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đối với phụ nữ đang mang thai. Phụ nữa có thai mắc rubella trong 18 tuần đầu của thai kỳ có thể gây thai lưu, sẩy thai, sinh non hoặc rất nhiều biến chứng nặng nề cho thai nhi.

Trẻ bị rubella bẩm sinh bao gồm trẻ sinh ra từ mẹ bị nhiễm rubella khi mang thai và trẻ xét nghiệm IgM dương tính với rubella.

Rubella bẩm sinh sẽ có những biểu hiện với các dị dạng thai nhi thuộc 2 nhóm A và B.

+ Nhóm A: Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, đục thủy tinh thể, tổn thương thính giác, glaucoma bẩm sinh, tổn thương thính giác.

+ Nhóm B: Vàng da, não nhỏ, viêm màng não, ban tím, gan lách to, chậm phát triển, bệnh xương trong.

Virus Rubella sau khi nhiễm vào máu của mẹ sẽ truyền qua em bé qua đường nhau thai. Ngoài ra, các khu vực đông người như bệnh viện, siêu thị, trường học, nhà máy… cũng là môi trường rất dễ lây lan bệnh.

Trẻ bị hội chứng rubella bẩm sinh có thể lây cho người chưa có miễn dịch qua nước tiểu hoặc dịch tiết mũi họng trong 1 năm hoặc hơn.

Biểu hiện của bệnh rubella

rubella bẩm sinh

 Các triệu chứng của rubella là sốt, phát ban và nổi hạch. Ban đầu phát ban sẽ bắt đầu từ đầu, mặt đến toàn thân. Ban thường hình tròn hay bầu dục, các nốt có thể từng mảng hoặc riêng lẻ.  Sưng hạch sau tai và cổ là đặc điểm đặc trưng nhất của bệnh. Phụ nữ nhiễm bệnh còn có thể bị viêm khớp, các khớp đau kéo dài khoảng 3-10 ngày. Thời kỳ lây nhiễm mạnh nhất là 1-5 ngày sau khi xuất hiện các nốt ban.

Đối với trẻ bị nhiễm rubella từ mẹ hay còn gọi là rubella bẩm sinh sẽ có những triệu chứng nặng nề hơn như xuất huyết giảm tiểu cầu, tim bẩm sinh, khiếm thính, khiếm thị, viêm não, viêm xương, chậm phát triển.

Cách điều trị rubella bẩm sinh

Rubella không thể được tiêm khi phụ nữ có thai vì vậy việc tiêm phòng rubella trước khi mang thai là đặc biệt quan trọng.

Nếu phụ nữ mang thai bị mắc rubella trong các giai đoạn của thai kỳ thì xử lý như sau:

- 3 tháng đầu tiên của thai kỳ: Khi có chẩn đoán xác định thì bác sĩ sẽ tư vấn đình chỉ thai nghén

- Giai đoạn từ 13-18 tuần của thai kỳ: Thai nhi bị nhiễm rubella rất cao, cần chọc ối để xét nghiệm và chẩn đoán. Nếu thấy rubella trong ối thì đình chỉ thai kỳ và âm tính thì tiếp tục theo dõi

- Giai đoạn sau 18 tuần: Khả năng thai nhi bị rubella là tương đối thấp nhưng vẫn cần theo dõi

Thai phụ cũng cần được điều trị các triệu chứng như hạ nhiệt, giảm đau, giữ ấm, tránh gió lạnh trong thời gian phát ban, tăng cường các loại hoa quả và vitamin, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Còn đối với trẻ bị nhiễm rubella bẩm sinh thì cần được điều trị những biến chứng do rubella gây ra.

Phụ nữ mang thai bị rubella có nguy hiểm không?

Phụ nữ mang thai bị rubella cực kỳ nguy hiểm, nhất là những dị tật thai thi trong bụng mẹ.

Khi bị nhiễm rubella trong 18 tuần đầu của thai kỳ rất dễ sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Đối với trường hợp kéo dài được thai kỳ thì trẻ cũng chậm lớn, nhẹ cân, khó phát triển, trí tuệ kém.

Đối với phụ nữ mang thai nhiễm rubella trong 3 tháng đầu tiên thì khoảng 70-100% trẻ sinh ra bị rubella bẩm sinh và 25% trẻ bị dị tật bẩm sinh ở tim, não, mắt.

Đối với phụ nữ mang thai nhiễm rubella từ tuần thứ 13-16 thì khoảng 17% trẻ sinh ra bị bệnh. Khi thai được 17-20 tuần thì tỷ lệ là 5% và khi thai hơn 20 tuần tỷ lệ là 0%.

Để tránh trường hợp cả mẹ và thai nhi bị nhiễm rubella thì trước khi mang thai 3 tháng, mẹ nên được tiêm phòng đầy đủ, trong thời gian mang thai thì cần làm các xét nghiệm cần thiết để đảm bảo an toàn.

Cách phòng bệnh rubella bẩm sinh

tiêm phòng rubella

 Có 2 cách chính để phòng bệnh đó là tiêm vắc xin và cách ly.

Để phòng hội chứng rubella bẩm sinh thì phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ nên tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất là 3 tháng. Đối với trẻ từ 12-24 tháng tuổi thì cha mẹ nên cho con tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch bởi tiêm vắc xin làm giảm độc lực, tạo miễn dịch ít nhất là 16 năm hoặc cả đời giúp trẻ tránh được các biến chứng nguy hiểm do rubella để lại.

Rubella là virus rất dễ lây truyền qua tiếp xúc và để lại hậu quả nghiêm trọng. Không có cách phòng ngừa Rubella ngoài tiêm chủng để tạo miễn dịch chủ động, đặc biệt là phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em. Vì vậy, cần chủ động ngừa rubella bằng cách tiêm phòng vắc xin phù hợp với từng đối tượng và lứa tuổi.

Như vậy, rubella bẩm sinh là bệnh lây truyền vô cùng nguy hiểm, cha mẹ nên chú ý để phòng ngừa tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con sau này.

 >>>Xem thêm:

Cách Chăm Sóc Khi Trẻ Bị Sốt

Dị Ứng Ở Trẻ Em Và Những Điều Cần Biết

Cách Chăm Sóc Rốn Cho Trẻ Sơ Sinh

Viêm Phổi Ở Trẻ Em: Triệu Chứng Và Cách Xử Lý

6 Bệnh Ngoài Da Thường Gặp Ở Trẻ Nhỏ Và Cách Xử Lý

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1