Trẻ chậm nói: biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị
Hiện nay tình trạng trẻ 3 tuổi vẫn chưa biết nói xảy ra rất phổ biến. Đây có thể là dấu hiệu và di chứng của nhiều bệnh nguy hiểm mà cha mẹ không biết. Vậy dấu hiệu trẻ chậm nói là gì? Cách điều trị cho trẻ chậm nói như thế nào? Mời bạn đọc cùng Junbee tìm hiểu trong bài viết sau.
Dấu hiệu trẻ chậm nói
Mỗi trẻ sẽ có khả năng nói khác nhau, tuy nhiên khi được 3 tuổi, trẻ có thể biết và nói được trên 500 từ. Ban đầu trẻ có thể nói những câu ngắn gọn khoảng 2-3 từ nhưng sau đó sẽ tăng dần lên. Khi trẻ lên 3 tuổi, trẻ có thể nhớ vần điệu và lời bài hát đơn giản. Vậy dấu hiệu của trẻ chậm nói là gì? Dưới đây là một số dấu hiệu chậm nói ở trẻ.
1. Trẻ ít nói hoặc không nói được câu đơn giản
Trẻ 3 tuổi không thể nói các câu ngắn gọn từ 2-5 từ hoặc chỉ bắt chước lời nói hoặc hành động của người khác mà không tự nói ra thì đây là dấu hiệu trẻ chậm nói. Trẻ đã có thể nói các câu đơn giản từ 36 tháng tuổi, vì vậy, nếu chậm hơn giai đoạn này mà bé vẫn chưa nói được thì cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp các chuyên gia ngôn ngữ để được tư vấn.
2. Trẻ dùng cử chỉ để giao tiếp
Một trong những dấu hiệu của trẻ chậm nói là trẻ sử dụng cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp với mọi người xung quanh. Khi muốn thứ gì đó, trẻ sẽ sử dụng tay để chỉ hoặc dùng ngôn ngữ cơ thể để biểu đạt trạng thái. Ví dụ khi cha mẹ làm điều mà bé không thích thì bé có thể lắc đầu, xua tay hoặc dùng biểu cảm của gương mặt để thể hiện.
3. Trẻ không phát ra âm thanh
Khi trẻ được 3 tuổi, trẻ có thể bộc lộ cảm xúc bằng âm thanh. Nếu trẻ chưa làm được như vậy hoặc khó khăn khi phát ra âm thanh để thể hiện thì có thể trẻ đang bị chậm nói. Lúc này, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đưa ra phương án xử lý phù hợp nhất. Một số dấu hiệu trẻ chậm nói khác như:
- Trẻ không thể sử dụng lời nói để giao tiếp, trẻ chỉ lặp đi lặp lại một số từ nhất định.
- Trẻ không thể xưng tên hay gọi ông, bà, bố mẹ, anh, chị, em.
- Trẻ khó phát ra âm thanh và hay nhăn mặt khi nói.
- Trẻ không trả lời hoặc làm theo những câu hỏi hay câu mệnh lệnh đơn giản của người khác.
- Trẻ không thích giao tiếp hoặc không tương tác với người khác, trẻ không muốn tách khỏi cha mẹ.
Nếu trẻ đã được 3 tuổi và gặp phải những biểu hiện trên thì cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có biện pháp can thiệp sớm.
Nguyên nhân trẻ chậm nói
Trẻ chậm nói có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trẻ có thể chậm phát triển hơn so với bạn bè hoặc trẻ bị một số vấn đề liên quan đến sức khỏe và trí não. Dưới đây là một số nguyên nhân trẻ chậm nói mà cha mẹ nên biết để có phương pháp điều trị kịp thời.
1. Cấu tạo miệng của trẻ có vấn đề
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm nói ở trẻ có thể do trẻ gặp các vấn đề về miệng, lưỡi hay vòm họng. Phổ biến là tình trạng dính thắng lưỡi ở trẻ khiến việc giao tiếp bằng lời nói của trẻ gặp khó khăn. Tình trạng này làm lưỡi của trẻ cử động hạn chế dẫn tới việc phát âm một số từ gặp nhiều khó khăn.
2. Trẻ bị mất thính lực
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói có thể do trẻ không nghe rõ hoặc nghe sai từ. Dấu hiệu khi trẻ mất thính lực đó là không có phản ứng khi được gọi tên, nhắc về một người nào đó hoặc đồ vật nào đó. Để tránh tình trạng này, cha mẹ cần cho trẻ đến gặp bác sĩ tai mũi họng để được kiểm tra về thính giác.
3. Cách cử động miệng của trẻ có vấn đề
Nếu vùng não chịu trách nhiệm tạo ra lời nói hoạt động kém thì cách cử động miệng của trẻ sẽ xảy ra các rối loạn. Khi tạo ra lời nói, trẻ gặp khó khăn khi phối hợp các cử động của môi, lưỡi và hàm.
4. Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ và lời nói
Trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc nói nhưng vẫn có thể hiểu và phản ứng lại bằng các hành động. Hoặc trẻ có thể nói một vài từ những không thể chuyển thành những cụm từ dễ hiểu và dễ nói. Đây là những dấu hiệu của chậm phát triển ngôn ngữ. Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ có thể do sinh non hoặc chức năng não có vấn đề.
5. Trẻ chậm nói do thiểu năng trí tuệ
Ngoài nguyên nhân không có khả năng hình thành ngôn từ ở trẻ mà trẻ chậm nói có thể liên quan đến vấn đề nhận thức và giao tiếp.
6. Trẻ chậm nói do các vấn đề về thần kinh
Một số vấn đề về não như chấn thương sọ não, bại não hay bệnh loạn dưỡng cơ có thể ảnh hưởng đến các cơ ở răng, hàm, mặt làm trẻ chậm nói.
7. Trẻ chậm nói do hội chứng tự kỷ
Tự kỷ cũng có thể là nguyên dân đến đến chậm nói ở trẻ, ngoài ra, trẻ bị tự kỷ còn một số các biểu hiện như:
- Khả năng giao tiếp bị suy giảm
- Trẻ lặp lại nhiều lần các cụm từ cũ
- Trẻ ít tương tác với người khác như không thích giao tiếp, chơi một mình, ít cười, ít biểu lộ cảm xúc.
8. Trẻ chậm nói do môi trường
Trẻ có thể bị chậm nói do không ai nói chuyện với trẻ. Vì vậy, những người thân trong gia đình cần trò chuyện thường xuyên và tạo điều kiện để trẻ được giao tiếp và bộc lộ cảm xúc.
Các mốc thời gian chậm nói ở trẻ mà cha mẹ cần lưu ý
- Trẻ được 3-4 tháng: Lúc này trẻ không có phản ứng với tiếng động hoặc không phát ra âm thanh thì cha mẹ nên lưu ý.
- Trẻ từ 5-12 tháng: Trẻ không phản ứng hoặc quay đầu về phía có âm thanh; trẻ không có các hành động như lắc đầu, vẫy tay hoặc chỉ tay vào thứ mình muốn; trẻ không tìm cách giao tiếp với người khác.
- Trẻ từ 15-18 tháng: Trẻ chưa nói được từ nào; không thể chỉ vào một số bộ phận khi được yêu cầu; trẻ không chỉ vào vật mình thích.
- Trẻ 24 tháng: Trẻ 2 tuổi chậm nói thường không tự nói mà chỉ nhắc lại lời nói của người khác; trẻ không dùng lời nói để giao tiếp; trẻ chưa nói được khoảng 15 từ; trẻ không thực hiện được cuộc hội thoại đơn giản; trẻ có vốn từ tăng chậm.
- Trẻ 28 tháng: Trẻ chưa biết nói, trẻ không nói được câu đơn giản; không gọi tên được các bộ phận trên cơ thể; trẻ không hiểu câu hỏi ngắn hay chỉ dẫn; trẻ không biết đặt câu hỏi đơn giản.
- Trẻ từ 3-4 tuổi: Trẻ không biết đặt câu hỏi; trẻ không tương tác với người khác; trẻ không sử dụng đại từ nhân xưng; lời nói của trẻ không rõ khiến người nghe không hiểu; trẻ không thể ghép các từ thành câu ngắn.
Nếu cha mẹ nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở trẻ thì nên cho trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị sao cho phù hợp.
Điều trị chậm nói ở trẻ
Nếu trẻ đã 3 tuổi mà gặp phải các vấn đề như trên thì cần được can thiệp kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập sau này. Dưới đây là một số cách điều trị trẻ chậm nói.
1. Điều trị chậm nói bằng ngôn ngữ trị liệu
Đây là phương pháp giúp trẻ tăng khả năng giao tiếp và phát triển ngôn ngữ thông qua các giờ học, bài học vui vẻ và bổ ích.
Sau mỗi giờ học thì các chuyên gia sẽ đánh giá về mức độ giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ của trẻ. Sau đó xây dựng các mục tiêu cho từng trẻ. Khi được điều trị, trẻ sẽ giao tiếp tốt hơn và nhanh chóng hòa nhập được với bạn bè.
2. Điều trị chậm nói ở các trung tâm can thiệp sớm
Nếu trẻ 3 tuổi chậm nói thì cha mẹ có thể cho trẻ điều trị ở các trung tâm can thiệp kỹ năng. Tùy vào mức độ chậm nói ở trẻ mà cha mẹ nên lựa chọn các hình thức can thiệp khác nhau. Trẻ có thể học ở trung tâm theo giờ, học toàn thời gian hoặc điều trị tại nhà.
3. Điều trị các bệnh lý khác
Như đã nói ở trên, trẻ chậm nói có thể do nhiều nguyên nhân và trong đó có di chứng của các bệnh lý khác. Vì vậy, để điều trị chậm nói cho bé, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân và cho trẻ thực hiện các kiểm tra xem có bệnh lý tiềm ẩn nào gây chậm nói ở trẻ hay không. Trẻ có thể bị một số bệnh như mất thính giác, dính thắng lưỡi hay các bệnh lý nguy hiểm hơn như các bệnh về thần kinh, tự kỷ…. Khi được điều trị kịp thời thì trẻ sẽ phát triển ngôn ngữ và giao tiếp tốt hơn.
4. Mẹo dân gian chữa trẻ chậm nói
Cha mẹ có thể tham khảo một số mẹo dân gian chữa trẻ chậm nói như sau:
- Chữa chậm nói, nói lắp ở trẻ bằng đậu đỏ. Cách thực hiện đó là đậu đỏ giã nhuyễn trộn lẫn với rượu trắng thành hỗn hợp sệt rồi bôi lên phần lưỡi dưới của trẻ.
- Chữa chậm nói bằng việc giật đồ. Người xưa quan niệm việc “giật đồ” mà người khác đang ăn sẽ giúp “xin vía” trẻ mau biết nói. Tuy nhiên cách này chưa được khoa học chứng minh và gây nhiều bất tiện, vì vậy cha mẹ không nên thực hiện bằng cách này để chữa chậm nói ở trẻ.
Cha mẹ cần nắm rõ các cột mốc phát triển cả về thể chất và trí não của trẻ để kịp thời phát hiện và có phương án xử lý phù hợp. Ngoài ra, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám định kỳ, kiểm tra sức khỏe thường xuyên và nhờ sự tư vấn của bác sĩ về các vấn đề mà trẻ gặp phải.
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng trẻ chậm nói như biểu hiện của trẻ chậm nói, nguyên nhân và cách điều trị trẻ chậm nói. Hy vọng với các thông tin hữu ích trên, cha mẹ sẽ có cái nhìn tổng quát về tình trạng này nhằm phát hiện và điều trị kịp thời cho trẻ.
>>>Xem thêm:
Các Loại Thực Phẩm Giàu Vitamin K Cho Trẻ
Trẻ Bị Bẹp Đầu Có Tròn Lại Được Không?
Tiêu Chảy Cấp Ở Trẻ Em Và Những Điều Cần Biết
Viêm Tai Giữa Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị
Phân Biệt Các Loại Sốt Thường Gặp Ở Trẻ
Thêm một bài đánh giá
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *
0 Bình luận