Trẻ khóc đêm và những điều cần biết
Trẻ khóc đêm là tình trạng thường xuyên xảy ra ở trẻ sơ sinh. Trẻ quấy khóc về đêm làm cho phụ huynh lo lắng và mệt mỏi. Bài viết dưới đây của Junbee sẽ giúp cha mẹ có thêm các thông tin về khóc đêm ở trẻ và cách làm giảm khóc đêm hiệu quả.
Trẻ khóc đêm là bình thường hay bất thường?
Trẻ khóc đêm thường là hiện tượng sinh lý bình thường và được dân gian gọi là khóc dạ đề. Trẻ khóc đêm xuất hiện ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi và chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác. Trẻ sau 3 tháng sẽ tự ngưng khóc đêm mà không cần có phương pháp điều trị nào.
Trẻ thường quấy khóc vào buổi chiều tối hay đêm vào một khung giờ nhất định. Trẻ có thể ré lên hoặc khóc liên tục mà không có cách nào để ngưng cơn khóc cho đến khi trẻ tự nín. Theo các nghiên cứu thì khoảng 30% trẻ sơ sinh ở độ tuổi từ 1 tuần đến 3 tháng tuổi mắc chứng bệnh khóc đêm.
Trẻ khóc đêm trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ và cha mẹ. Ngoài ra, tình trạng này còn tác động đến tâm lý của cha mẹ vì thường xuyên phải thức đêm trông con hoặc lo lắng cho tình trạng của con.
Tuy nhiên, không phải lúc nào trẻ khóc đêm cũng bình thường. Tình trạng này có thể xuất phát từ những bất thường, khó chịu của một số bệnh lý mắc phải.
Nguyên nhân dẫn đến trẻ khóc đêm
Như đã nói ở trên, trẻ khóc đêm có thể do một số yếu tố bên ngoài hoặc do trẻ mắc bệnh lý nào đó. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến khóc đêm ở trẻ.
- Trẻ khóc đêm do bị đau: Trẻ có thể bị ốm, sốt, da bị dị ứng, loét miệng… Cha mẹ nên thường xuyên theo dõi và kiểm tra tình trạng của trẻ để kịp thời đưa trẻ đi khám và có phương án chữa trị kịp thời.
- Trẻ bị khó chịu do quần áo: Quần áo quá chật hoặc tã bẩn cũng là nguyên nhân dẫn đến khóc đêm ở trẻ. Nếu trẻ không được vệ sinh kịp thời sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu, hăm tã hoặc kích ứng da, nổi mẩn đỏ. Vì vậy, khi chọn quần áo cho trẻ sơ sinh, cha mẹ cần lựa chọn các loại vải thoáng mát, thấm hút mồ hôi và đặc biệt an toàn với làn da nhạy cảm của trẻ.
- Hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề: Khi trẻ gặp các biểu hiện bệnh về đường tiêu hóa như đau bụng, chướng bụng, đầy hơi cũng là nguyên nhân dẫn đến quấy khóc. Nếu trẻ quấy khóc liên tục thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để kịp thời phát hiện các bệnh về đường tiêu hóa.
- Trẻ khóc đêm do bị đói hoặc quá no: Trẻ sơ sinh thường có các cữ ăn rất ngắn khoảng 2-4 giờ, nếu trẻ không được bú thường xuyên sẽ khiến trẻ đói và quấy khóc. Ngược lại, nếu trẻ được ăn quá no gây đầy hơi, khó chịu thì trẻ cũng sẽ không thể ngủ và thể hiện qua tiếng khóc.
- Trẻ bị mệt do hoạt động nhiều: Hệ thần kinh của trẻ vô cùng nhạy cảm, vì vậy những tác động thông thường vào ban ngày cũng có thể làm trẻ mệt mỏi và căng thẳng. Những cảm xúc quá tải hoặc các hoạt động phấn khích vào ban ngày sẽ làm trẻ giật mình và không ngủ lại được vào ban đêm. Lúc này, cha mẹ cần bên cạnh và vỗ về để trẻ cảm thấy an toàn và yên tâm để quay lại giấc ngủ.
- Trẻ bị thiếu chất: Một trong những nguyên nhân dẫn đến khóc đêm ở trẻ có thể do trẻ bị thiếu chất, đặc biệt là thiếu canxi trong quá trình mọc răng. Các đau do sưng nướu hoặc khó chịu khi mọc răng khiến trẻ giật mình và quấy khóc. Một số dấu hiệu của trẻ thiếu canxi như trẻ ra nhiều mồ hôi, mọc răng chậm hoặc rụng tóc vành khăn.
Cách làm giảm khóc đêm cho trẻ sơ sinh
Khi trẻ khóc đêm, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp giúp trẻ có tinh thần thoải mái và ngủ sâu giấc hơn như sau:
- Cho trẻ bú và vỗ ợ hơi: Như đã nói ở trên, một trong số nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm là do trẻ bị đói hoặc quá no. Vì vậy, mẹ có thể cho trẻ bú đúng cữ và sau khi ăn xong hãy bế con thẳng đứng và vỗ nhẹ vào phần lưng để con dễ ợ hơi làm giảm cảm giác đầy hơi, khó chịu ở trẻ. Nếu trẻ đau bụng thì có thể massage bụng cho trẻ bằng các loại dầu thảo dược.
- Thường xuyên kiểm tra tã lót và quần áo của trẻ: Khi trẻ sạch sẽ và thoải mái thì giấc ngủ sẽ dài và sâu hơn. Ban đêm cha mẹ có thể điều chỉnh ánh sáng và hạn chế tạo tiếng ồn để trẻ có không gian yên tĩnh.
- Tạo cho bé cảm giác an toàn: Khi trẻ giật mình, mẹ có thể ôm ấp hoặc vỗ về để trẻ có cảm giác an toàn. Ngoài ra, phụ huynh còn có thể quấn bé trong chũn hoặc túi ngủ để trẻ yên tâm từ đó có giấc ngủ ngon hơn.
- Bổ sung canxi cho trẻ: Nếu trẻ thiếu canxi trong quá trình mọc răng thì cha mẹ nên bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết qua thực phẩm hàng ngày hoặc qua đường uống. Tuy nhiên, trước khi cho trẻ uống bất cứ loại thuốc nào, phụ huynh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định rõ loại thuốc và liều lượng.
Trên đây là các thông tin về chứng khóc đêm và cách giảm khóc đêm ở trẻ. Hy vọng các thông tin trên giúp ích cho cha mẹ.
>>>Xem thêm:
Các Loại Thực Phẩm Giàu Vitamin K Cho Trẻ
Trẻ Bị Bẹp Đầu Có Tròn Lại Được Không?
Tiêu Chảy Cấp Ở Trẻ Em Và Những Điều Cần Biết
Viêm Tai Giữa Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị
Phân Biệt Các Loại Sốt Thường Gặp Ở Trẻ
Thêm một bài đánh giá
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *
0 Bình luận