Vải thô là gì? Tìm hiểu tất tần tận về vải thô

Vải thô là chất liệu vô cùng quen thuộc đối với mỗi người. Vải thô được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như may mặc, phụ kiện, trang trí nội thất… Vậy vải thô là gì? Quy trình và đặc điểm của vải thô như thế nào? Ứng dụng ra sao. Dưới đây là tổng hợp các thông tin của Junbee Kids về vải thô để bạn đọc tham khảo.

I. Vải thô là gì

1. Vải thô là gì

Vải thô không còn là cái tên xa lạ đối với bất cứ ai, tuy nhiên vải thô được cấu tạo như thế nào là thắc mắc của rất nhiều người. Vải thô được tạo nên từ các sợi tự nhiên chủ yếu là sợi bông và sợi gai và không có sự pha trộn của các loại sợi nhân tạo hay chất liệu khác.

Vải thô khá thân thiện với người sử dụng do được sản xuất từ các sợi tự nhiên và được ưa chuộng trong mùa hè bởi những ưu điểm vượt trội.

Vải thô được cho là một trong những loại vải thông dụng nhất trên thị trường vải bởi nhiều đặc tính, ứng dụng tốt trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

2. Nguồn gốc của vải thô

Vải thô xuất hiện từ rất lâu và là chất liệu cổ xưa. Vải thô được tổng hợp từ nhiều sợi vải tự nhiên nên có nguồn gốc khác nhau. Ban đầu, vải thô được làm thành các trang phục mang đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc nhưng sau đó dần dần được ứng dụng để may thành các bộ các phục cổ điển và sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác.

3. Quy trình sản xuất vải thô

Để sản xuất được vải thô, người ta đã trải qua nhiều công đoạn phức tạp và tỉ mỉ. Hãy cùng xem quy trình sản xuất vải thô dưới đây.

Bước 1: Sản xuất sợi

Vải thô được làm từ sợi bông và sợi gai vì vậy bước đầu tiên người nông dân sẽ thu hoạch quả bông, quả gai sau đó sàng lọc và đem đi kéo sợi. Người ta sử dụng thêm một loại dầu đặc trưng để hỗ trợ cho công đoạn này để tạo độ bết dính và giảm ma sát cho hỗn hợp.

Bước 2: Dệt vải

Phương pháp dệt hoặc đan là phương pháp truyền thống để tạo nên vải thô. Trong giai đoạn này, người ta sẽ thâm một chất và bôi trơn nhằm tăng độ dẻo dai, giảm ma sát, hạn chế vải bị đứt trong quá trình dệt. Tuy nhiên, chất này sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng của vải.

Bước 3: Kiểm tra và xử lý vải thô

Các hóa chất và xơ sợi còn dư trên bề mặt vải sẽ được người ta loại bỏ trong công đoạn này. Sau đó đặt vào vải dung dịch kiềm hóa Mercerizing để vải trở nên bền và bóng hơn, ngoài ra sợi vải cũng sẽ hấp thu chất nhuộm tốt hơn ở giai đoạn sau.

Bước 4: Nhuộm vải và in

Người ta sẽ in và nhuộm vải với những màu sắc đa dạng để phù hợp với thị hiếu của người sử dụng.

Bước 5: Xử lý vải

Sau khi nhuộm và in thì vải được kiểm tra xem có bị in nhòe hay nhăn không. Nếu đã đạt chuẩn thì vải được tiếp tục cho thêm các chất như chống thấm, kháng khuẩn, chống nhăn, chống cháy… tùy vào mục đích của nhà sản xuất. Sau đó vải được đưa đi sản xuất thành sản phẩm hoặc đem tiêu thụ ngoài thị trường.

II. Đặc điểm của vải thô

vải thô

Vải thô có khá nhiều đặc điểm khác với các loại vải khác. Hãy cùng xem ưu và nhược điểm của vải thô dưới đây.

1. Ưu điểm vải thô

- Vải thô có độ bền cao: Vải thô được đánh giá là một trong những loại vải tốt nhất trên thị trường bởi độ bền cao. Điều này một phần do độ cứng và dày của vải. Nếu bạn đọc còn thắc mắc vải thô có bền không thì đây chính là câu trả lời.

- Mềm mại và nhẹ: Với nguồn gốc từ sợi bông và sợi gai nên phải thô đem lại sự mềm mại và nhẹ nhàng, thích hợp với mùa hè.

- Dễ nhuộm màu: Vải thô khá dễ nhuộm màu bởi bản chất ăn màu tốt cũng như trong quá trình sản xuất vải, người ta còn cho thêm một số phụ gia khác để vải bám màu tốt hơn.

- An toàn với làn da: Với nguyên liệu từ tự nhiên và không sử dụng quá nhiều hóa chất trong quá trình hình thành nên vải thô có tính an toàn với người dùng. Hầu hết các loại vải có nguồn gốc tự nhiên đều có đặc tính này.

- Thấm hút tốt: Vải thô có khả năng thấm hút tốt, vì vậy mà chúng thường xuyên được sử dụng vào mùa hè. Ngoài ra, chất liệu này cũng nhanh khô khi phơi ngoài trời.

2. Nhược điểm của vải thô

- Dễ nhăn: Vải thô có nhăn không? Câu trả lời là có, vải thô hay bị nhăn khi giặt. Nhược điểm này làm vải thô kém sang tuy nhiên có thể khắc phục bằng cách là, ủi trước khi mặc. Hầu hết các loại vải làm từ chất liệu thiên nhiên đều mắc phải nhược điểm này.

- Chất liệu khá thô: Vải thô là chất liệu khá cứng nên không được mềm mại và sang trọng như các loại vải khác. Vải thô thường được sử dụng làm trang phục thường ngày thay vì các trang phục sang trọng, quý phái. Để khắc phục nhược điểm này, người ta thường kết hợp vải thô với một số chất liệu khác để phục vụ và phù hợp với người mặc.

- Vải thô dày: Dày là nhược điểm của vải thô, dù là chất liệu thấm hút tốt nhưng độ dày vải cao nên vải thô cũng bị hạn chế trong các loại trang phục yêu cầu khả năng chịu đựng tác động của môi trường.

III. Các loại vải thô

vải thô mềm

Vải thô được chia thành nhiều loại khác nhau để phù hợp với mục đích, đối tượng sử dụng khác nhau.

1. Vải thô mộc

Vải thô mộc ít được sử dụng trong sản xuất thời trang bởi bề mặt vải khá thô sơ, cứng và không sang trọng. Tuy nhiên, loại vải này lại được sử dụng nhiều trong sản xuất đồ trang trí, đồ nội thất hay các phụ kiện mang vẻ đẹp thô sơ.

2. Vải thô cotton

Vải thô cotton được làm từ sợi cotton nên mang lại cảm giác mềm mại, thoáng mát nhất trong các loại vải thô. Vải thô cotton thường được ứng dụng trong sản xuất quần áo và đồ nội thất như bọc ghế sofa, nệm….

3. Vải thô mềm

Vải thô mềm là vải gì? Chất vải thô mềm khắc phục được những điểm yếu của các loại vải thô khác bởi bề mặt mềm mại và êm ả.

4. Vải thô lụa

vai-tho-lua

 

Vải thô lụa là sự kết hợp giữa vải thô và vải lụa nên có độ mềm mại nhất định. Loại này được sử dụng nhiều trong may mặc và sản xuất quần áo may mặc hàng ngày. Vải thô lụa cũng có tính thẩm mỹ cao hơn so với các loại vải thô khác.

5. Vải thô đũi

Vải thô đũi được tạo ra từ chất liệu thô và đũi. Vải thô đũi có những đặc điểm của vải đũi, nhẹ nhàng, thoáng mát, thấm hút mồ hôi và mang lại sự thoải mái cho người mặc.

IV. Cách nhận biết vải thô

đặc điểm vải thô

Để phân biệt vải thô với các loại vải khác không hề đơn giản. Dưới đây là một số cách nhận biết vải thô.

- Vải thô trông khá “thô” so với các loại vải thông thường và có bề ngoài không bắt mắt như các loại vải khác nhưng được ứng dụng nhiều trong thời trang theo phong cách cổ điển.

- Vải thô không mềm nhưng khá mịn và mát.

- Khi vò nhẹ thì vải thô khá dễ nhăn và tạo ra các nếp gấp.

V. Ứng dụng vải thô

ứng dụng vải thô

Vải thô có những đặc tính khác biệt nên được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

1. Ứng dụng của vải thô trong may mặc

Vải thô có thể sử dụng trong may mặc cho cả nam và nữ. Nam giới diện trang phục vải thô sẽ thể hiện được sự cá tính, bụi bặm còn nữ giới thì mang lại vẻ dịu dàng, đơn giản.

Chất liệu thô kết hợp với hoa thêu sẽ mang lại vẻ điệu đà và duyên dáng, khi chất liệu thô kết hợp với chất liệu da lại mang đến sự khỏe khoắn, năng động.

Vải thô còn thường xuyên được sử dụng để sản xuất trang phục của quân nhân bởi độ bền cao, thoáng mát giúp người mặc dễ dàng vận động và thoải mái hơn.

2. Vải thô trong sản xuất phụ kiện

Ngoài quần áo thì vải thô còn dùng để sản xuất phụ kiện. Các sản phẩm thường được làm từ vải thô như túi xách, giày, đồ trang trí…

3. Vải thô trong sẩn xuất đồ nội thất

Với tính chất thô, đem đến vẻ đẹp cổ điển và thô sơ nên vải thô được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm trang trí nội thất như bọc ghế sofa, rèm cửa tạo nên không gian vintage.

VI. Cách vệ sinh và bảo quản vải thô

bảo quản vải thô

- Vải thô có thể giặt bằng tay hoặc bằng máy tuy nhiên cần để ở chế độ giặt nhẹ để tránh quần áo bị nhăn hay xơ.

- Không nên sử dụng chất tẩy rửa mạnh để tránh làm bay màu và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

- Xử lý các vết bẩn nhanh nhất có thể để vết bẩn không thấm vào vải.

- Không phơi quần áo có chất liệu vải thô dưới ánh nắng trực tiếp, điều này có thể làm vải vị co rút và thô xơ hơn.

Vải thô là loại vải có vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng. Vải thô xuất có thể xuất hiện ở mọi nơi trong nhà giúp cuộc sống tiện nghi và dễ dàng hơn.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn đọc khi tìm hiểu về chất liệu vải thô và các đặc điểm nổi bật của chất liệu này. Đừng quên một số cách vệ sinh và bảo quản vải thô để chúng có tuổi thọ lâu hơn nhé.

 >>>XEM THÊM:

Vải Xô Là Gì? Đặc Điểm, Phân Loại Và Ứng Dụng Của Vải Xô

Vải Lanh (Linen) Là Gì? Đặc Điểm, Phân Loại Và Ứng Dụng Của Vải Lanh

Vải Thun Là Gì? Đặc Điểm, Phân Loại Và Các Ứng Dụng Của Vải Thun

Vải Cotton Là Gì? Ưu Và Nhược Điểm Của Vải Cotton

 

 

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1