Vải voan là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của vải voan

Vải voan là loại chất liệu vô cùng bay bổng, nhẹ nhàng và được ứng dụng rộng rãi trong thời trang nữ giới. Vậy vải voan là gì? Đặc điểm của vải voan như thế nào? Hãy cùng Junbee tìm hiểu về vải voan trong bài viết sau.

vải voan là gì

I. Vải voan là gì

1. Khái niệm vải voan

Vải voan là loại vải dệt nhẹ, trơn thường được làm từ 100% cotton hoặc cotton pha. Vải voan rất nhẹ và thoáng khí nên được đặc biệt ưa chuộng vào mùa hè. Vải voan có nhiều ưu điểm như mềm mại, nhẹ nhàng, tạo cảm giác bay bổng và thoải mái cho người mặc. Với những ai theo phong cách thanh lịch, dịu dàng thì vải voan là chất liệu không thể thiếu trong tủ đồ của người mặc.

Vải voan thường bị nhầm lẫn với chiffon vì chúng có nguồn gốc từ lụa tuy nhiên, chúng hoàn toàn khác biệt bởi cách dệt khác nhau. Vải voan có kết cấu chắc chắn, khó rút sợi và khó xé hơn vải chiffon rất nhiều.

2. Nguồn gốc vải voan

Ban đầu, vải voan được làm hoàn toàn từ lụa. Sau đó, năm 1938 vải voan nylon được ra đời và năm 1958 vải voan polyester ra đời trở nên rất phổ biến bởi giá thành rẻ và nhiều đặc tính nổi trội.

Ngày nay, vải voan được sử dụng rất phổ biến. Voan có kết cấu nhẹ và trơn mang lại vẻ ngoài thanh lịch, bồng bềnh thường được sử dụng nhiều trong trang phục dạ hội, váy công chúa…

Vải voan mịn và nhẹ hơn so với các loại vải tương tự nhưng dễ bị sờn, vì vậy đòi hỏi người mặc cần có cách vệ sinh và bảo quản đúng cách.

Vải voan có thể biến tấu thành các loại vải in hoa, dập họa tiết hoặc kết hợp với các chất liệu khác như lụa, ren, vải voan bóng để tạo nên những sản phẩm độc đáo, đẹp mắt.

3. Quy trình sản xuất vải voan

Vải voan được tạo ra bằng cách dệt các sợi ngang và sợi dọc với trọng lượng như nhau. Các sợi vải này được xoắn nhẹ giúp vải di chuyển theo nhiều hướng khác nhau và tạo nên loại vải có dạng lưới.

Sau khi dệt xong vải thì người thợ đặt vải lên bề mặt trơn để có thể thực hiện các đường khâu. Các mảnh vải được kẹp giữa hai tấm giấy và cố định với nhau để dễ dàng cắt hơn. Sau đó người ta tách cẩn thận phần vải khỏi tấm giấy là hoàn thiện.

Vải voan có đặc điểm mềm mại, mỏng và mịn màng thích hợp may váy, áo trẻ em cho đến người lớn. Các sản phẩm từ vải voan được sử dụng trong nhiều dịp như du lịch, đi chơi, công sở, dự tiệc…

II. Tính chất của vải voan

vải voan

1. Tính chất vật lý của vải voan

- Có độ mềm mại tự nhiên và độ mỏng nhất định.

- Bề mặt xuyên thấu, ánh sáng có thể dễ dàng xuyên qua tạo cảm giác bồng bềnh, mềm mượt.

- Độ đổ cao, không bị nhăn.

2. Tính chất hóa học của vải voan

- Vải voan rất dễ cháy.

- Loại vải này nhạy cảm với axit và kiềm.

III. Đặc điểm của vải voan

đặc điểm vải voan

Vải voan được ứng dụng rộng rãi trong may mặc nhờ ưu điểm nổi trội và khác biệt so với các loại vải khác.

1. Ưu điểm của trang phục từ vải voan

- Vải voan có đặc điểm mịn màng, mềm mại và nhẹ nên rất dễ tôn lên vẻ đẹp nữ tính của người mặc. Vải voan có thể may thành nhiều sản phẩm với kiểu dáng khác nhau nên rất được ưa chuộng.

- Vải voan có đặc điểm mỏng, nhẹ và được làm từ sợi tổng hợp nên giữ được độ thoáng mát, nhất là khi mặc vào mùa hè.

- Vải voan không bị nhàu như các loại vải khác nên giữ form dáng tốt.

- Đây cũng là loại vải được biến hóa đa dạng nhất bởi không chỉ được dùng để sản xuất các loại váy mà còn làm áo sơ mi, hoa, rèm cửa… Nói chung, vải voan có rất nhiều màu sắc và kiểu dáng phong phú.

2. Nhược điểm của vải voan

- Vải voan dễ bị rách trong khi sinh hoạt, vì vậy đòi hỏi người mặc cần chú ý.

- Vải voan khó thiết kế do đặc tính trơn. Vì vậy vải voan đòi hỏi những kỹ thuật may cắt cao để tạo nên các sản phẩm tinh tế và đẹp mắt.

- Vải voan rất dễ cháy.

- Chất liệu mỏng và nhẹ nên khi may quần áo cần có lớp lót bên trong để không bị phản cảm.

- Chất liệu voan dễ bám bẩn nên khi bị dính bẩn thì bạn cần làm sạch nhanh chóng để tránh làm mất thẩm mỹ cho bộ trang phục.

IV. Các loại vải voan

các loại vải voan

Vải voan được biến tấu thành rất nhiều loại khác nhau để phù hợp với nhu cầu và xu hướng phát triển của thời trang hiện nay. Dưới đây là một số loại vải voan thông dụng.

1. Vải voan lụa

Vải voan lụa được tạo ra từ sợi tơ lụa nên có nhiều tính năng vượt trội. Loại vải này đem đến cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại và sang trọng cho người mặc. Trước đây, vải voan lụa chỉ sử dụng cho tầng lớp thượng lưu nhưng hiện nay voan lụa được sử dụng cho tất cả các tầng lớp.

2. Vải voan lưới

Người thợ sẽ vải voan lưới bằng cách dệt sợi ngang qua, kết hợp với các sợi dọc với trọng lượng nhất định. Loại vải này rất mềm mỏng và nhẹ nhàng, thường làm gang tay hay khăn đội đầu cho cô dâu.

3. Vải voan hoa

Vải voan hoa là một dạng biến tấu của vải voan để tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Vải voan hoa mềm mại, mịn màng, bay bổng tạo nên sự thoải mái, bay bổng và thướt tha cho người mặc.

4. Vải voan tơ

vải voan tơ

 

Vải voan tơ được hình thành từ sợi nhân tạo và cũng có đặc điểm của loại vải voan thường như mềm mại, mỏng, nhẹ nhàng, bay bổng.

5. Vải voan cát

Chất vải voan cát có mình dày hơn các loại vải voan khác và có nhiều màu sắc để người dùng lựa chọn. Vải voan cát cũng nhẹ, mỏng và mềm mại.

6. Vải voan kính

Vải voan kính được xử lý tinh tế với lớp phủ óng ánh như mặt kính. Vải voan kính vẫn giữ được những ưu điểm của vải voan nhưng có những đặc trưng riêng biệt và nổi trội hơn để tạo nên sự độc đáo.

V. Ứng dụng của vải voan

ứng dụng vải voan

Nhờ rất nhiều đặc tính nổi trội của vải voan mà loại vải này được tin dùng trong các sản phẩm thời trang. Vải voan thích hợp để may các kiểu váy, đầm thướt tha, nhẹ nhàng, vừa mỏng vừa nhẹ.

Ngoài ra, vải voan còn dùng làm các loại rèm cửa, khăn choàng cô dâu… Với các loại vải voan, người thiết kế có thể tạo ra những trang phục từ đơn giản, thanh mảnh đến quyến rũ, bay bổng.

VI. Cách bảo quản vải voan

bảo quản vải voan

 

Vải voan thường dễ bám bẩn vì vậy việc vệ sinh và bảo quản cần cẩn thận. Trong quá trình giặt giũ, bạn cần đảm bảo những điểm như sau:

- Hạn chế sử dụng máy giặt đối với chất liệu voan nylon và polyester, nếu giặt thì để ở chế độ giặt nhẹ. Nên cho vào túi giặt, gỡ các khuy áo để vải không bị rách.

- Không sử dụng chất tẩy rửa mạnh.

- Không vắt kiệt để tránh làm mất dáng vải.

- Hạn chế tình trạng phai màu thì không giặt vải voan với sữa tắm hay dầu gội.

- Sử dụng móc treo bằng gỗ hoặc móc có bọc vải. Không nên sử dụng móc bằng sắt hay nhựa vì nó có thể làm hỏng hoặc thay đổi màu trang phục.

- Sau khi khô nên bảo quản trong tủ ở nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc.

Hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích và giúp bạn lựa chọn cũng như bảo quản chất liệu vải voan một cách tốt nhất. Nếu cần tư vấn hay có bất cứ thắc mắc nào hãy comment bên dưới hoặc liên hệ với Junbee Kids để được trả lời trong thời gian sớm nhất.

 >>>XEM THÊM: 

Vải Xô Là Gì? Đặc Điểm, Phân Loại Và Ứng Dụng Của Vải Xô

Vải Lanh (Linen) Là Gì? Đặc Điểm, Phân Loại Và Ứng Dụng Của Vải Lanh

Vải Thun Là Gì? Đặc Điểm, Phân Loại Và Các Ứng Dụng Của Vải Thun

Vải Cotton Là Gì? Ưu Và Nhược Điểm Của Vải Cotton

 

 

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1