7 cách dạy con học tập trung hiệu quả nhất

Trẻ nhỏ thường tò mò và thích khám phá mọi thứ xung quanh vì vậy thường mất tập trung khi học. Vậy làm sao để trẻ tập trung hơn khi học? Dưới đây là 7 cách giúp trẻ tập trung hơn khi học.

Trẻ chỉ tập trung vào những gì mình thích

cách giúp trẻ tập trung học

 Đại não của người chỉ  hoạt động trong trạng thái hưng phấn trong thời gian rất ngắn, đó là lý do tại sao trẻ không tập trung khi học bài trên lớp cũng như ở nhà. Ngoài ra, nội dung học khô khan và nặng nề cũng sẽ khiến cho trẻ chán nản, kém tập trung.

Trong não của trẻ tồn tại một trung khu điều khiển sự tập trung và chăm chỉ của trẻ. Từ 5 tuổi trở đi, trẻ bắt đầu gặp khó khăn khi tập trung vào việc học. Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm và tác động vào các yếu tố bên ngoài để cải thiện sự tập trung của trẻ.

Mẹo giúp trẻ tập trung khi học

1. Tạo không gian học tập đơn giản

Việc sắp xếp vị trí đồ đạc trong phòng của trẻ cần được chú ý. Đối với những trẻ có khả năng tập trung tốt, mẹ có thể đặt đồ chơi lên bàn học hoặc giá sách của trẻ. Tuy nhiên, đối với những trẻ kém tập trung thì những món đồ này sẽ kích thích và làm giảm sự hứng thú của trẻ đối với những bài học.

Vì vậy, cha mẹ nên sắp xếp đồ chơi của con hoặc hướng dẫn con dọn đồ chơi ở nơi quy định. Điều này vừa giúp trẻ tập trung hơn vào việc học lại vừa tạo cho con thói quen để đồ đúng nơi quy định, tránh mất nhiều thời gian để tìm kiếm.

2. Có sự xen kẽ giữa học và chơi để trẻ tập trung học 

Việc trẻ phải học trong khoảng thời gian dài sẽ rất dễ khiến trẻ mất tập trung. Vì vậy, cha mẹ nên hướng dẫn con học trong khoảng 30 phút thì nên dành 5 phút để con nghỉ ngơi, thư giãn và sau đó lại tiếp tục với bài học. Đây là cách tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất hiệu quả đối với trẻ kém tập trung.

3. Đặt mục tiêu để trẻ tập trung

Để trẻ tập trung hơn khi học thì cha mẹ nên đặt ra những mục tiêu cụ thể để con cố gắng và hoàn thành công việc. Khi đặt mục tiêu cho con thì cha mẹ cần dựa trên sức học của con. Ví dụ như “Con cần hoàn thành bài tập môn toán trong thời gian 30 phút”. Hãy lập mục tiêu cụ thể bằng những con số là khoảng thời gian và khối lượng bài tập mà bé cần hoàn thành.

Nếu trẻ không hoàn thành được công việc, cha mẹ cũng đừng nên nổi giận bởi điều này sẽ làm con thấy thất vọng vào bản thân cũng như đánh mất lòng tự trọng. Thay vì quát mắng, cha mẹ có thể ngồi xuống và hướng dẫn con một cách nhẹ nhàng.

4. Tăng dần khoảng thời gian mà trẻ cần tập trung

cách giúp trẻ tập trung học

 Sau khi trẻ đạt được sự tập trung trong khoảng thời gian đã đặt ra thì hãy kéo dài thêm khoảng 5-10 phút nữa vào ngày hôm sau. Dần dần con sẽ tập trung lâu hơn vào việc học.

5. Quan sát và lắng nghe trẻ

Có thể trẻ sẽ tập trung học lâu hơn thời gian mà cha mẹ đã đặt ra. Vậy động lực giúp con có thể tập trung trong thời gian lâu như vậy là gì? Bé thích làm bài tập môn học này hay do bé được ngồi học ở chỗ khác hoặc do một nguyên nhân nào đó? Cha mẹ cần quan sát và tìm hiểu những yếu tố tác động bên ngoài để thúc đẩy sự tập trung khi học của con.

Ngoài ra, khi bé không tập trung cha mẹ cũng cần quan sát và lắng nghe tại sao con lại mất tập trung như vậy để tìm ra giải pháp phù hợp.

6. Cho trẻ tự quyết định

cách giúp trẻ tập trung học

 Cha mẹ không nên áp đặt con phải làm việc này việc kia mà hãy giải thích cho con hiểu tại sao phải làm như vậy và tầm quan trọng của việc học. Hãy khuyến khích con chủ động trong mọi công việc và thực hành kỹ năng tập trung khi học. Nên cho con quyền tự quyết định làm bài tập môn gì trước hoặc tự cho con đặt mục tiêu cần phải làm trong thời gian bao lâu.

7. Cha mẹ nên trao đổi với giáo viên

Việc trao đổi với giáo viên nhằm tìm hiểu xem trẻ có tập trung ở lớp học hay không là vô cùng cần thiết. Đây cũng là cách giúp cha mẹ tìm được nguyên nhân tại sao trẻ không tập trung khi học. Hãy chia sẻ với giáo viên và cùng nhau tìm ra cách dạy trẻ giúp trẻ tập trung nhất có thể.

Trên đây là 7 cách giúp trẻ tập trung khi học mà Junbee muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho cha mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ. Dù là cách gì đi nữa thì sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ vẫn là điều quan trọng nhất. Cha mẹ hãy quan sát, tìm hiểu và lựa chọn những phương pháp phù hợp nhất với con nhé.

 >>>Xem thêm:

Những Kỹ Năng Sống Cần Thiết Cho Trẻ Tự Lập

Những Cách Hữu Ích Để Dạy Trẻ Lòng Biết Ơn

Cách Kích Thích Trí Não Cho Trẻ Thông Minh

Luyện Tập Thói Quen Ăn Uống Tốt Cho Con

Bí Quyết Giúp Trẻ Dưới 3 Tuổi Chịu Đánh Răng

 

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1