Adenovirus gây ra bệnh gì và các triệu chứng

Hiện nay, số ca nhiễm Adenovirus đang tăng mạnh và đã có những trường hợp tử vong khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Vậy Adenovirus là gì? Nguyên nhân và cách xử lý khi bị nhiễm Adenovirus như thế nào? Để có cái nhìn tổng quan về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

1. Adenovirus là gì

Adenovirus gây bệnh gì

Adenovirus được chia làm hai nhóm chính, một nhóm gây bệnh ở chim và một nhóm gây bệnh ở động vật có vú, trong đó có cả con người. Adenovirus gây bệnh ở người được phân lập thành 47 type Adenovirus và được chia làm 6 nhóm ký hiệu từ A-F tùy vào đặc điểm sinh hóa, sinh lý và sinh học phân tử.

Adenovirus có thể tồn tại khá lâu và lây qua đường hô hấp, lây qua niêm mạc hoặc dịch tiết từ người bệnh. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi tuy nhiên hay gặp ở trẻ em có sức đề kháng kém, người cao tuổi hay người mắc bệnh nền…

Hiện nay, bệnh do Adenovirus gây ra chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ có thể điều trị triệu chứng và dùng thuốc kháng sinh nếu có bội nhiễm.

2. Adenovirus gây bệnh gì và biểu hiện

Adenovirus gây bệnh gì

 

Adenovirus gây bệnh ở nhiều cơ quan khác nhau trên cơ thể như đường tiêu hóa, đường hô hấp, mắt… và đặc biệt ở trẻ em. Adenovirus nhóm B là nhóm hay gặp và có khả năng gây bệnh nặng nhất. Virus Adeno gây nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm đường hô hấp, viêm kết mạc, viêm dạ dày và các bệnh lý khác.

Adenovirus gây viêm đường hô hấp

- Viêm đường hô hấp cấp: Trẻ có biểu hiện đau họng, sưng họng, sốt cao lên đến 39 độ C, có hạch ở cổ.

- Viêm họng cấp: Bệnh có những triệu chứng phổ biến như sốt, sưng họng, ho, đau đầu và chảy nước mũi. Tình trạng bệnh có thể kéo dài và rất khó phân biệt với các loại virus thông thường.

- Viêm họng kết mạc: Các biểu hiện bệnh giống như viêm họng cấp nhưng kèm thêm viêm kết mạc mắt đỏ, chảy dịch trong.

- Viêm phổi: Biểu hiện bệnh như sốt cao trên 39 độ C, chảy mũi, ho và các dấu hiệu tổn thương ở phổi. Viêm phổi do Adenovirus gây ra để lại biến chứng nguy hiểm và tỷ lệ tử vong 8-10% khi mắc bệnh.

Adenovirus gây viêm kết mạc mắt

Bệnh gây thành dịch đau mắt đỏ và dễ lây lan vào mùa hè khi đi bơi. Bệnh nhân có thể bị đau mắt, đỏ mắt 1 hoặc 2 bên, chảy dịch trong và dễ bị bội nhiễm vi khuẩn.

Adenovirus gây viêm ruột và dạ dày

Người bệnh có những biểu hiện đi ngoài nhiều nước, kèm theo sốt, buồn nôn, các dấu hiệu về viêm đường hô hấp và viêm kết mạc.

Adenovirus gây một số bệnh khác

Loại virus này có thể gây viêm bàng quang chảy máu ở trẻ em, virus thường thấy trong nước tiểu của người bệnh. Ngoài ra, virus này rất dễ lây lan và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm từ triệu chứng thông thường. Khi thấy trẻ em có các dấu hiệu nghi ngờ thì cha mẹ cần theo dõi và đưa ngay tới các cơ sở y tế nếu thấy dấu hiệu bất thường.

3. Có nên đưa con tới gặp bác sĩ không

Cha mẹ nên đưa con tới gặp bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây

- Trẻ bất kỳ tuổi nào bị sốt 40 độ trở lên (nếu đo ở nách thì từ 39.5 độ C)

- Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt từ 38 độ C trở lên (đo ở trực tràng)

- Trẻ 3 tháng đến 3 tuổi sốt từ 38-38.9 độ C kéo dài quá 72 giờ. Cho con khám ngay nếu con có các dấu hiệu như lừ đừ, bứt rứt, bám mẹ không rời, không uống hoặc từ chối uống nước hoặc sữa (với trẻ dưới 6 tháng tuổi)

- Trẻ từ 3 tháng - 3 tuổi bị sốt từ 39 độ trở lên

- Có co giật

- Trẻ hết sốt quá 24 giờ rồi bị sốt lại

- Trẻ bị sốt và có bệnh nền (tim bẩm sinh, lupus, thiếu máu hồng cầu hình liềm…)

- Trẻ bị sốt kèm phát ban ngoài da

- Trẻ ho kèm khò khè, thở nhanh, rút lõm ngực.

- Các triệu chứng cơ quan khác: gan, não…

4. Điều trị khi nhiễm Adenovirus như thế nào

- Đa số nhiễm Adenovirus sẽ tự khỏi, chỉ 1 số trường hợp người bị giảm miễn dịch hoặc trẻ có nguy cơ trở nặng. Trong 1 số trường hợp đặc biệt có thể chỉ định thuốc kháng siêu vi.

- Điều trị triệu chứng và chăm sóc: hạ sốt khi cần, bù dịch, sữa, vệ sinh mũi, nghỉ ngơi

5. Cách phòng chống dịch do Adenovirus gây ra

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc sát trùng bằng cồn. Đặc biệt sau khi thay tã cho trẻ.

- Làm sạch các mặt phẳng: mặt bàn, ghế, đồ chơi, sàn nhà ..

- Không dùng chung đồ dùng sinh hoạt cá nhân

- Che miệng khi ho, hắt hơi

- Khi chăm sóc người bệnh thì không sử dụng chung đồ dùng, nhất là các đồ dùng cá nhân như thìa, bát, cốc, khăn mặt, bàn chải… Thực hiện sát trùng các vật dụng của bệnh nhân bằng cồn.

- Đảm bảo nguồn nước sạch cho sinh hoạt, hạn chế cho trẻ đi bơi ở những nơi đông người

Bệnh do Adenovirus lây lan rất nhanh trong cộng đồng bằng cách trực tiếp hay gián tiếp. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý phòng tránh dịch cho bản thân và những người thân trong gia đình.

Hãy theo dõi chuyên mục sức khỏe cho bé của Junbee để cập nhật các thông tin quan trọng liên quan đến sức khỏe của bé cha mẹ nhé.

>>>Xem thêm:

Khi Nào Nên Cho Bé Ăn Dặm

Trẻ Cần Uống Bao Nhiêu Nước Mỗi Ngày

Cách Tăng Sức Đề Kháng Cho Trẻ Khỏe Mạnh

Phân Biệt Các Loại Sốt Thường Gặp Ở Trẻ

Hướng Dẫn Massage Cho Trẻ Ăn Ngon, Ngủ Ngon

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1