Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và những điều cần biết

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp mới nhưng được bà mẹ Việt Nam tin dùng. Vậy ăn dặm kiểu Nhật là gì và ưu, nhược điểm của phương pháp này là gì? Mời cha mẹ tham khảo ngay bài viết dưới đây dể rõ hơn về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật.

Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

ăn dặm kiểu Nhật

 Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp chế biến các món ăn riêng biệt với nhau và đặt trên cùng một mâm ăn để trẻ chọn và ăn. Trẻ sẽ cảm thấy ngon miệng và hứng thú hơn cũng như tốt hơn cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Trong khi nấu ăn dặm kiểu Nhật, người ta sẽ dùng cối giã và rây lọc để làm mịn thức ăn giúp bé dễ nuốt và cảm nhận được mùi vị, tính chất của từng món ăn.

Ở giai đoạn đầu, bé được ăn cháo lỏng làm mịn bằng rây sau đó tăng dần độ thô, cháo đặc hơn có kèm rau, củ nghiền mịn và cuối cùng là cơm nhão đến đặc kèm cá, thịt, rau củ.

Ưu và nhược điểm của ăn dặm kiểu Nhật

ăn dặm kiểu Nhật

 1. Lợi ích của ăn dặm kiểu Nhật

- Bé được ăn từ lỏng đến đặc, từ mịn tới thô nên giúp bé hình thành các kỹ năng nhai, nuốt và kỹ năng cầm, nắm. Nhờ đó mà bé có thể biết cầm thìa, muỗng tự xúc cơm sớm hơn so với những trẻ ăn dặm truyền thống.

- Trẻ được ăn từng món riêng biệt giúp dễ dàng ghi nhớ mùi vị thức ăn.

- Trẻ được thoải mái lựa chọn các món ăn và cảm thấy hứng thú hơn khi ngồi vào ghế ăn.

- Ăn dặm kiểu Nhật giúp trẻ hình thành tính tự lập. Trẻ sẽ không phải phụ thuộc vào cha mẹ mà ngồi trên bàn ăn và chọn món mình thích. Từ đó hình thành tư duy tự chủ trong hành động.

- Hạn chế tình trạng bỏ bữa của trẻ bởi trẻ được tự ý lựa chọn món ăn và được ăn nhiều món có hương vị khác nhau.

2. Nhược điểm của ăn dặm kiểu Nhật

- Việc chuẩn bị thực đơn ăn dặm kiểu Nhật sẽ tốn nhiều thời gian hơn so với các phương pháp khác.

- Trẻ tự chọn món nên có thể chỉ chọn một số món ăn mà trẻ thích, dẫn đến lượng dinh dưỡng cơ thể hấp thụ không đa dạng và không đủ dưỡng chất cần thiết.

Thực phẩm cho bé bắt đầu ăn dặm kiểu Nhật bao gồm những gì?

Khi xây dựng thực đơn cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật thì cha mẹ nên cân đối đủ 3 nhóm thực phẩm chính đó là tinh bột, chất đạm và vitamin.

- Tinh bột: có trong cơm, bánh mỳ, các loại khoai, mỳ… là nguồn năng lượng chính giúp trẻ phát triển.

- Viatmin và các khoáng chất: Vitamin có trong các loại củ, quả như cam, dâu, chuối, lê, cà rốt, ớt chuông.. giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng. Khoáng chất thường có trong các loại rau xanh như súp lơ, măng tây, cải, tảo có chức năng giúp xương chắc khỏe.

- Chất đạm: Có trong thịt, cá, trứng, sữa, đậu…

Đối với bé mới bắt đầu ăn dặm thì mẹ nên cho con tập ăn 1 thìa 1 bữa 1 ngày với cháo tỷ lệ 1 gạo 10 nước. Lúc này trẻ chưa thể tự nhai thức awn nên mẹ chế biến các thực phẩm thật mềm và nhuyễn. Mẹ có thể thêm chút sữa mẹ hoặc sữa công thức vào để trẻ làm quen dần.

Sau khi làm quen với ăn dặm thì mẹ có thể tăng dần lên 2 thìa 1 bữa 1 ngày và tùy theo nhu cầu của trẻ. Khi trẻ đã làm quen với cháo trắng thì mẹ có thể thêm các thực phẩm khác như rau, củ hay thịt cá…

Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật

ăn dặm kiểu nhật

- Trong giai đoạn đầu, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu, vì vậy mà mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ ăn được ít.

- Nên cho bé thử nhiều loại thực phẩm và tập trung cho bé làm quen để bé được trải nghiệm các hương vị khác nhau bằng cách chế biến riêng biệt từng loại.

- Không nên ép trẻ ăn nếu trẻ không hứng thú. Thay vào đó, mẹ có thời mời trẻ món đó vào hôm sau hoặc một thời gian sau đến khi trẻ quan tâm.

- Dựa theo nhu cầu của trẻ, thường là một tháng thì mẹ có thể tăng lên 2 bữa 1 ngày mà độ thô tăng lên với tỷ lệ 1 gạo 7 nước.

- Không nêm thêm gia vị vào đồ ăn của trẻ. Việc ăn riêng và không nêm gia vị sẽ giúp trẻ cảm nhận được hương vị tự nhiên của thức ăn. Hơn nữa, việc ăn mặn sẽ làm thận của trẻ phải làm việc quá tải gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này.

- Không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ dị ứng như đậu phộng, mật ong… Mời bạn đọc tham khảo những thực phẩm không cho trẻ dưới 1 tuổi.

Tư thế ăn dặm và cách đút thìa

ăn dặm kiểu nhật

- Mẹ cần cho trẻ ngồi ghế ăn dặm ngay khi bắt đầu tập ăn giúp tạo thói quen ăn uống lành mạnh, không ăn rong, không xem ti vi, chơi đồ chơi…

- Trẻ ngồi hơi nghiêng về phía sau và mẹ để thìa chạm vào môi dưới của bé, lúc này trẻ có phản xạ đưa thức ăn vào miệng bằng môi trên.

- Nếu bé không ngậm miệng thì mẹ sử dụng tay còn lại ấn nhẹ cằm dưới để bé đưa hàm dưới lên và ngậm miệng. Khi thức ăn đã vào miệng thì mẹ có thể rút thìa ra.

- Trẻ có thể nuốt hoặc đùn ra ngoài, lúc này mẹ nên kiên trì mà vét thức ăn mời bé ăn lại.

- Không đút thìa quá sâu dễ làm trẻ bị nôn ọe.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ mới bắt đầu

ăn dặm kiểu nhật

- Nước lọc, cháo rây tỷ lệ 1:10

- Cháo rây mix dashi, dashi rau củ và bí đỏ nghiền

- Cháo rây mix dashi, dashi rau củ và cà rốt nghiền

- Dashi rau củ, cháo bí đỏ, súp lơ nghiền

- Bí đao nghiền, cháo cải kale, dashi rau củ

- Khoai tây mix sữa mẹ, cháo mix dashi, cà chua nghiền

- Cháo yến mạch khoai lang sữa mẹ, cải thìa rây, trà lúa mạch

- Mồng tơi nghiền, chuối nghiền, cháo mix khoai mỡ, nước ấm hạt chia

- Su su cà rốt nghiền, bắp mỹ rây, cháo rây bắp phô mai rắc, nước lọc ấm

- Bí đỏ nghiền, cháo rau đay, dashi rau củ, mướp rây

- Củ cải nghiền, mỳ somen sốt cà chua, xoài dằm, nước lọc ấm

- Cháo cà rốt dầu oliu, đậu hũ đậu gà mix cải ngọt, súp khoai lang, trà trái cây

- Su su nghiền, dashi rau củ, cháo chùm ngây dashi, trà điện giải

- Đậu hũ non bắp mỹ, cháo bánh mỳ sữa mẹ, bí đỏ nghiền, nước ép lựu

- Súp khoai lang, cháo bí đỏ, củ cải nghiền, dashi rau củ

- Cháo lá dứa, rau mồng tơi, súp khoai sữa mẹ, trà xanh

- Su su nghiền, sữa bí đỏ, cháo yến mạch chuối, nước lọc ấm

- Mỳ somen cà rốt, mướp cải bẹ xanh rây, dashi tảo bẹ cá bào

- Súp táo khoai lang, cải thìa rây, nước dashi

- Cháo bông cải dầu óc chó, cà rốt nghiền, hành tây nghiền, dashi rau củ

- Cháo mix đậu hà lan, cải thảo, súp bầu trứng gà, đậu hũ non khoai lang mix thanh long

- Cháo bắp khoai lang, chuối dằm, mướp và rau đay rây, dashi rau củ

- Khoai tây trộn đậu hũ sữa mẹ, cải ngọt rây, cháo đậu hũ non phô mai, dashi rau củ

- Cháo bánh mỳ táo sữa mẹ, rau rền dây, nước ép dưa hấu, nước lọc ấm

- Cháo bầu dầu oliu, su su và cà rốt nghiền, tần ô rây, dashi rau củ

- Cháo khoai sọ dầu óc chó, cải bó xôi rây, súp bắp sữa mẹ, bí đỏ nghiền

- Cháo đậu hà lan, súp khoai tây khoai lang bí đỏ, cải thìa rây, dashi rau củ

- Bí xanh nghiền, rau ngót rây, cháo bánh mỳ cà chua, nước lọc ấm

Mời cha mẹ tham khảo thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ từ 6 tháng

Như vậy, qua bài viết trên cha mẹ đã nắm được các thông tin về ăn dặm kiểu Nhật rồi đúng không nào? Hy vọng những thông tin trên của Junbee sẽ giúp ích cho cha mẹ trong việc chọn các phương pháp ăn dặm cho con một cách phù hợp.

>>>Xem thêm:

Các Phương Pháp Ăn Dặm Cho Bé Và Ưu Nhược Điểm

Tổng Hợp Các Món Ăn Làm Từ Cá Cho Bé Từ 1 Tuổi

Tổng Hợp Các Món Ăn Ngon Từ Gà Cho Bé Ăn Dặm

Thực Đơn Ăn Dặm Tự Chỉ Huy BLW Cho Bé Đủ Dinh Dưỡng

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1