Ăn dặm tự chỉ huy BLW là gì

Ăn dặm tự chỉ huy đang là phương pháp được nhiều bà mẹ lựa chọn khi cho con ăn dặm. Tuy nhiên, chế độ ăn dặm này sẽ không hiệu quả nếu không thực hiện đúng cách và nghiêm túc. Vậy phương pháp ăn dặm tự chỉ huy là gì? Ưu và nhược điểm của ăn dặm tự chỉ huy và những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm tự chỉ huy như thế nào? Hãy cùng Junbee khám phá về phương pháp ăn dặm này trong bài viết dưới đây.

Ăn dặm tự chỉ huy là gì

ăn dặm tự chỉ huy

 Ăn dặm bé chỉ huy hay còn gọi là phương pháp BLW (Baby Led Weaning). Đây là phương pháp ăn dặm cho bé được tự quyết định ăn như thế nào và các món ăn. Trẻ có thể bốc, dùng thìa, muỗng để ăn mà không có sự hỗ trợ của cha mẹ. Điều này giúp trẻ tự do lựa chọn món ăn, làm quen và khám phá thức ăn một cách tự nhiên.

Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi là có thể ăn dặm theo phương pháp bé tự chỉ huy tuy nhiên cha mẹ hãy nhớ rằng trong giai đoạn này sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng cho bé. Ăn dặm tự chỉ huy giúp trẻ tận hưởng bữa ăn một cách chủ động, tạo sự hứng thú cho trẻ.

Sự khác biệt lớn nhất khi bé ăn dặm tự chỉ huy và ăn dặm truyền thống đó là bé học nhai trước khi nuốt. Khi ăn dặm theo phương pháp này, bé sẽ được ăn các loại thực phẩm đa dạng, kể cả rau và trái cây ngay từ khi bắt đầu ăn dặm.

Ưu và nhược điểm của phương pháp ăn dặm bé chỉ huy

1. Ưu điểm của ăn dặm BLW

ăn dặm tự chỉ huy

a. Ăn dặm tự chỉ huy giúp bé tự lập

Đây là ưu điểm nổi bật của phương pháp này so với các phương pháp khác. Thay vì phụ thuộc vào cha mẹ, bé sẽ tự giác bốc, cầm, nắm thức ăn. Khi đã sử dụng khéo léo đôi tay của mình thì bé sẽ biết cách dùng thìa, muỗng sớm hơn so với những bé không được tập ăn theo phương pháp này.

b. Phối hợp khéo léo các ngón tay

Giai đoạn bé từ 7 tháng tuổi, bé đã bắt đầu học cách cầm, nắm bằng ngón cái và ngón trỏ. Đây là một bước tiến quan trọng về kỹ năng vận động tinh ở trẻ. Với phương pháp ăn dặm tự chỉ huy thì bé sẽ được thực hành thường xuyên giúp cho kỹ năng phối hợp giữa các ngón tay thành thạo.

c. Hỗ trợ phát triển ngôn ngữ

Khi bé nhai thì cơ hàm, cơ bắp sẽ được hoạt động thường xuyên giúp cho giai đoạn tập nói sau này của trẻ. Vào thời gian đầu, cha mẹ nên cho con làm quen với các loại thực phẩm như cơm nắm, rau củ luộc, thịt, trứng… để khuyến khích con thực hiện các cử động của cơ hàm, cơ mặt.

d. Bé hứng thú với đồ ăn

Việc bé tự cầm, bốc thức ăn sẽ giúp con chủ động và hứng thú với đồ ăn hơn. Ngoài ra, khi bé tự ăn giúp con làm quen với thực phẩm và bớt biếng ăn hơn vào giai đoạn tuổi tập đi. Nếu cha mẹ lo lắng con sẽ không ăn được nhiều khi sử dụng phương pháp này thì có thể kết hợp với các phương pháp ăn dặm khác.

e. Tăng khả năng của các giác quan

Khi ăn dặm BLW, bé vừa được phát triển các giác quan như thị giác khi nhìn thấy màu sắc của món ăn, xúc giác khi được cầm, nắm thức ăn, vị giác khi nếm và thính giác khi âm thanh do thức ăn trong miệng tạo ra.

f. Trẻ có thể tham gia bữa ăn cùng gia đình

Mẹ sẽ không cần mất quá nhiều thời gian để chế biến các món ăn cho bé và bé được tham gia bữa ăn cùng gia đình. Từ đó cũng giúp con được quan sát các hoạt động của người lớn trong bữa ăn cũng như gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và con cái.

2. Nhược điểm của phương pháp ăn dặm BLW

ăn dặm blw

 

a. Con ăn ít dẫn đến không đủ dinh dưỡng

Khi ăn dặm, trẻ có thể ăn ít hoặc thiếu chất do chỉ ăn một số món mà bé thích. Trong trường hợp này, cha mẹ có thể kết hợp phương pháp bé tự chỉ huy với các phương pháp khác nhằm tăng khẩu phần ăn của bé. Ví dụ mẹ có thể đút cho bé ăn trước, khi bé đã ăn được một lượng thức ăn nhất định thì cho bé ăn dặm tự chỉ huy.

b. Trẻ sẽ khó ăn hơn so với việc dùng thìa

Dù bé ăn bằng phương pháp nào đi nữa thì cũng sẽ khó tránh khỏi sự lộn xộn sau bữa ăn, vì vậy mà mẹ không cần quá lo lắng.

c. Bé dễ bị hóc, nghẹn hơn

Một số cha mẹ lo lắng ăn dặm bé chỉ huy sẽ làm tăng khả năng hóc, nghẹn cho trẻ. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học chứng minh điều này nên ăn dặm tự chỉ huy vẫn là phương pháp ăn dặm an toàn.

Một số lưu ý khi áp dụng phương pháp BLW

ăn dặm tự chỉ huy

1. Không cho trẻ ăn dặm tự chỉ huy quá sớm

Ăn dặm tự chỉ huy chỉ nên bắt đầu khi bé được 6 tháng tuổi, việc ăn dặm BLW quá sớm sẽ làm tăng tỷ lệ thất bại và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Khi trẻ ăn quá sớm có thể làm trẻ chán ghét việc ăn và dẫn đến biếng ăn ở trẻ.

2. Lựa chọn đúng thực phẩm cho trẻ ăn dặm

Việc lựa chọn đúng thực phẩm cho trẻ là vô cùng quan trọng. Trong giai đoạn đầu, cha mẹ không nên cho con ăn các thực phẩm dễ gây nghẹn, hóc như các loại hạt, khoai tây, khoai lang hay các các loại rau có lá. Mẹ có thể để dành khi trẻ lớn hơn, đã có thể xử lý được các thực phẩm như vậy rồi cho trẻ ăn.

3. Không cho trẻ ăn quá nhiều

Phương pháp ăn dặm bé chỉ huy không nhằm mục đích để bé no bụng mà giúp trẻ phát triển các kỹ năng cầm nắm, nhai nuốt và làm quen với mùi vị của thực phẩm. Vì vậy, cha mẹ không nên cho con ăn quá nhiều khi mới bắt đầu thực hiện.

Các dụng cụ cần thiết khi cho trẻ ăn dặm tự chỉ huy

1. Ghế ăn dặm

Ghế ăn dặm là đồ vật không thể thiếu khi cho trẻ ăn dặm BLW. Một chiếc ghế phù hợp sẽ giúp con được thoải mái khi ăn, đặc biệt là tập trung khi ăn hơn. Mẹ nên chọn các loại ghế di chuyển được, nhỏ gọn và dễ vệ sinh cũng như có các nấc điều chỉnh độ cao.

2. Bát đĩa và các dụng cụ

Ban đầu cha mẹ nên cho con ăn trong khay nhưng sau khoảng 2-3 tháng tập ăn bốc thì bé sẽ được làm quen với thìa, dĩa và bát.

Mẹ nên chọn các loại bát có thể dính được vào mặt phẳng bởi khi mới tập ăn con sẽ thích cầm bát vứt đi. Sau một thời gian làm quen thì con sẽ không vứt bát đi nữa mà cầm lên ăn như người lớn.

Có rất nhiều loại thìa cho trẻ tuy nhiên mẹ cần chọn loại có độ nông vừa phải, có cán cầm dày và to để bé cầm xúc đồ ăn dễ hơn.

Đối với cốc nước thì mẹ có thể lựa chọn cốc bằng nhựa có mức vạch và có quai để bé cầm dễ hơn.

Một số món ăn cho bé ăn dặm tự chỉ huy

ăn dặm tự chỉ huy

Cơm nắm: Khi cơm được nấu chín, mẹ có thể nắm lại thành nắm cho con tự bốc ăn. Ngoài ra, mẹ có thể trộn thêm các loại ngũ cốc hay rong biển để tạo thành một món ăn dinh dưỡng và thơm ngon hơn.

Lòng đỏ trứng: Mẹ có thể luộc trứng rồi cắt lòng đỏ trứng thành những miếng nhỏ dễ cầm. Trứng vừa nhiều dinh dưỡng lại mềm, thơm và dễ ăn.

Chuối: Mẹ có thể cho bé ăn nửa quả chuối chín vừa tới sau khi đã lột vỏ để trẻ dễ cầm. Tùy vào khả năng của từng bé mà có thể ăn hết nửa quả hay một quả.

Các loại rau: Các loại rau, củ dễ cầm và nhiều vitamin như súp lơ, ngô, củ cải trắng, cà rốt, khoai tây, măng tây, đậu cove sẽ là món ăn khoái khẩu của trẻ.

Thịt, cá, gà: Mẹ hoàn toàn có thể chế biến các thực phẩm nhiều chất đạm thành các món khác nhau để trẻ thưởng thức.

Thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cha mẹ có thể tham khảo tại thực đơn ăn dặm BLW

Bài viết trên đã cung cấp các thông tin liên quan đến phương pháp ăn dặm tự chủ huy cho bé. Hy vọng các bậc phụ huynh sẽ nắm được các lợi ích và hạn chế của phương pháp này để áp dụng cho bé. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về ăn dặm bé chỉ huy, hãy comment hoặc liên hệ với Junbee để được tư vấn và giải đáp.

 >>>Xem thêm:

Các Phương Pháp Ăn Dặm Cho Bé Và Ưu Nhược Điểm

Tổng Hợp Các Món Ăn Dặm Cho Bé Từ 1 Tuổi

Khi Nào Nên Cho Bé Ăn Dặm

Tổng Hợp Các Món Ăn Ngon Từ Gà Cho Bé Ăn Dặm

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1