Béo phì ở trẻ em và biến chứng nguy hiểm
Béo phì ở trẻ em là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim mạch, rối loạn giấc ngủ, đái tháo đường và một số bệnh lý nguy hiểm khác. Để có cái nhìn tổng quát về béo phì ở trẻ em, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.
Béo phì là gì
Béo phì là tình trạng tích tụ mỡ bất thường và quá mức tại các mô mỡ và các tổ chức khác gây ra các bệnh lý nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ.
Nguyên nhân dẫn đến béo phì ở trẻ em
Có nhiều nguyên dân gây tình trạng béo phì ở trẻ, trong đó có một số nguyên nhân chủ yếu như sau:
Thứ nhất, yếu tố di truyền: Béo phì cũng được di truyền, nếu gia đình có bố mẹ hay anh chị em béo ohif thì trẻ sẽ có nguy cơ béo phì.
Thứ hai, thói quen ăn uống không lành mạnh: Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến béo phì ở trẻ. Trẻ thường xuyên uống nước có đường, có gas, chứa nhiều chất béo hoặc thức ăn chiên, xào, nhiều dầu mỡ có nguy cơ bị béo phì cao. Khẩu phần ăn của trẻ béo phì thường vượt mức nhu cầu cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Vì vậy, phần năng lượng dư thừa sẽ chuyển hóa thành mỡ và tích trữ trong các cơ quan của cơ thể gây nên nhiều biến chứng.
Thứ ba, trẻ ít vận động: Trẻ ít vận động thể lực và dành nhiều thời gian để chơi game, xem ti vi thường có thói quen ăn vặt và tiêu hao năng lượng ít trong khi hấp thu quá nhiều năng lượng từ thức ăn vượt quá mức nhu cầu sẽ dẫn đến tình trạng béo phì.
Thứ tư, béo phì do một số bệnh lý liên quan: Một số bệnh gây béo phì ở trẻ nhất là các bệnh lý liên quan đến nội tiết như suy giáp, cường insulin nguyên phát…
Béo phì ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của trẻ
Trẻ béo phì thường có nguy cơ cao mắc một số bệnh thường gặp như:
- Bệnh đái tháo đường
- Tim mạch: Tăng mỡ máu hay cholesterol trong máu, tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành, tai biến mạch máu não…
- Bệnh khớp, loãng xương, đau nhức
- Bệnh gout
- Ảnh hưởng hệ tiêu hóa như xơ gan, gan nhiễm mỡ…
- Sỏi mật: Béo phì làm tăng nguy cơ sỏi mật và tăng gấp 3-4 lần so với người bình thường
Ngoài các bệnh lý nguy hiểm thì trẻ béo phì thường bị tự ti, cô độc, trầm cảm, dễ bị chọc ghẹo, bắt nạt và tổn thương về mặt tâm lý. Đây là hệ lụy cực kỳ nguy hiểm và để lại dấu ấn sâu đậm về tâm lý của trẻ ảnh hưởng đến hành vi và khả năng học tập.
Béo phì còn làm trẻ cảm thấy nặng nề, dễ bị tan nạn trong lao động từ đó tăng tỷ lệ tử vong. Hơn nữa, người béo phì thường có tuổi thọ ngắn hơn so với người có cân nặng bình thường.
Làm gì để giúp trẻ kiểm soát cân nặng
Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ, độ tuổi của trẻ mà xác định cách điều trị béo phì khác nhau. Cha mẹ cần cho trẻ ăn các thực phẩm lành mạnh và vận động nhiều hơn. Sau đây là một số gợi ý mà cha mẹ có thể giúp con phòng ngừa béo phì.
- Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ, chất béo đặc biệt là các thức ăn nhanh, thức ăn chiên rán.
- Không cho trẻ uống đồ uống có gas, có đường, không ăn bánh kẹo quá nhiều vừa gây béo phì vừa ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
- Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây và hạn chế ăn các loại trái cây ngọt và nhiều năng lượng như xoài, chuối, sầu riêng… Cha mẹ có thể làm gương cho con bằng khẩu phần ăn nhiều rau xanh để giúp con có động lực và hào hứng hơn với thực đơn lành mạnh.
- Khuyến khích trẻ hoạt động, nhất là chơi các môn thể thao có lợi như bơi lội, đá bóng, bóng chuyền, cầu lông…
- Lập thời gian biểu phù hợp, giới hạn thời gian chơi các trò chơi điện tử hoặc các thiết bị điện tử.
Ngoài ra, để giúp trẻ giữ cân nặng ổn định và điều trị béo phì thì tất cả các thành viên trong gia đình cần hỗ trợ và giúp đỡ trẻ bằng cách:
- Không mua hoặc hạn chế mua, tích trữ các thực phẩm không lành mạnh như bánh kẹo, khoai tây chiên, nước ngọt.
- Cả gia đình nên có lối sống và thực đơn lành mạnh, cùng nhau luyện tập hoặc vui chơi ngoài trời.
- Khuyến khích trẻ ăn uống đúng giờ và không bỏ ăn, đặc biệt là ăn sáng.
- Nhắc nhở và giúp trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc.
- Động viên, quan tâm, khen ngợi trẻ hàng ngày để trẻ có niềm tin vào mục tiêu.
- Nếu thấy trẻ có bất cứ dấu hiệu như buồn bã, lo lắng vì vấn đề cân nặng nên động viên và đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và tư vấn dinh dưỡng.
Béo phì ở trẻ em gây ra rất nhiều biến chứng và hệ lụy nghiêm trọng. Vì vậy các bậc phụ huynh cần quan tâm, chú ý đến thực đơn dinh dưỡng của trẻ.
Với những thông tin trên, hy vọng cha mẹ có thể hiểu hơn về béo phì ở trẻ nhỏ và thực hiện một số biện pháp để con kiểm soát được cân nặng, tránh dẫn đến béo phì. Nếu có thắc mắc về các thông tin trong bài viết, bạn đọc hãy liên hệ hoặc comment bên dưới để Junbee giải đáp và tư vấn nhé.
>>>Xem thêm:
Cách Tăng Sức Đề Kháng Cho Trẻ Khỏe Mạnh
Hướng Dẫn Massage Cho Trẻ Ăn Ngon, Ngủ Ngon
Phân Biệt Các Loại Sốt Thường Gặp Ở Trẻ
Bí Kíp Giúp Bé Ngủ Ngon Và Sâu Giấc
Thêm một bài đánh giá
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *
0 Bình luận