Các kiểu ăn đêm của trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần biết

Ăn đêm chính là bữa ăn trong đêm tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh thì ăn đêm không đơn giản như vậy. Vậy các kiểu ăn đêm của trẻ sơ sinh là gì? Hãy cùng Junbee theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời cho câu hỏi này.

Các kiểu ăn đêm của trẻ sơ sinh

1. Ăn tích luỹ - Cluster feed

các kiểu bú đêm của trẻ sơ sinh

 

Ăn tích lũy hay còn gọi là Cluster feed là việc bé ăn nhiều cữ liên tục và gần nhau trong khoảng từ 5 giờ chiều đến 9 giờ tối. Các bữa ăn có thể cách nhau khoảng 30 đến 60 phút và tối đa là 2 tiếng. Bữa ăn tích lũy thường bắt đầu sau giấc ngủ cuối ngày của trẻ.

Ăn tích lũy giúp trẻ tích trữ năng lượng trước khi ngủ giấc đêm từ đó trẻ có thể ngủ ngon hơn. Ngoài ra, ăn tích lũy còn giúp trẻ được trấn an trong khung giờ mà sự mất cân bằng hormone tăng cao khiến bé quấy khóc liên tục.

Ăn tích lũy được phát huy tác dụng khi:

- Cha mẹ có thể cho con ăn tích lũy sau giấc ngủ ngắn cuối ngày hoặc sau khi bé vào giấc đêm khoảng 30-45 phút mà bé tỉnh dậy và khóc. Lúc này, bé thường có xu hướng khóc và không dỗ được mà chỉ có ăn mới xoa dịu được trẻ.

- Con bị cắt bớt lịch ngủ ngày hoặc đang trong giai đoạn chuyển lịch sinh hoạt mới khiến con mệt mỏi và ăn không tốt trước khi ngủ đêm.

Lưu ý: Khi trẻ vừa ngủ đêm được 30-45 phút mà dậy và quấy khóc đồng thời từ chối bú thì rất có thể bé bị đầy hơi hoặc quá mệt mỏi. Lúc này cha mẹ nên bình tĩnh dỗ trẻ bằng cách vỗ ợ hơi hoặc bế trẻ lên và vỗ về.

2. Ăn trong mơ - Dream feed

trẻ bú đêm

 

Ăn trong mơ hay dream feed là việc con bú lúc ngủ và bú xong thì con không bị tỉnh giấc. Ăn trong mơ giúp giấc ngủ của con và cha mẹ không bị gián đoạn bởi sau khi được ăn, bé đã nạp đủ năng lượng cho giấc ngủ dài hơn. Từ đó cha mẹ có thể nghỉ ngơi nhiều hơn trước khi cho bé ăn vào cữ tiếp theo.

Mẹ có thể cho bé ăn trong mơ bằng cách chạm nhẹ núm ti xung quanh môi để kích thích phản xạ mút của con. Lúc này con sẽ há miệng, ngậm núm và ăn trong vô thức. Con sẽ hút và nuốt sữa chậm hơn do ăn trong vô thức, nó giúp cho con hạn chế tình trạng nuốt phải hơi nên cha mẹ không cần vỗ ợ hơi.

Khi nào không cho bé ăn trong mơ nữa?

- Ở giai đoạn 4 tháng tuổi, con sẽ mất đi phản xạ gốc và phản xạ bú mút nên bé sẽ không há miệng nhận bình và không nuốt sữa khi ngủ.

- Đối với những trẻ thường xuyên bị nôn, trớ, trào ngược dạ dày sau khi ăn thì ăn trong mơ có thể khiến trẻ tỉnh giấc và nôn trớ nhiều hơn.

- Một số trẻ ăn trong mơ xong thì khó hoặc không ngủ lại được.

Lưu ý khi trẻ bú trong mơ

- Nếu con ăn kém vào ban ngày thì dream feed không phải là bữa ăn bù bởi nếu tiếp tục ăn trong mơ mà con ăn kém hơn vào ban ngày thì các vấn đề sẽ khó khắc phục hơn.

- Ăn trong mơ chỉ thực hiện sau khi trẻ đã ngủ sâu liên tục 2 giờ và thực hiện sớm nhất lúc 22 giờ, muộn nhất lúc 23h30.

- Ăn trong mơ được tính là 1 bữa bú đêm vì vậy mà trong đêm bé có thể bú thêm 1 cữ nữa vào lúc bé tỉnh đòi bú sau cữ dream feed.

3. Ăn đêm theo nhu cầu - Night feed

các kiểu bú đêm của trẻ

 

Ăn đêm theo nhu cầu là việc bé đòi ăn theo nhu cầu vào bất cứ lúc nào trong đêm. Khi ăn xong con sẽ ngủ lại ngay.

Vậy có phải các bé đều ăn đêm cố định không? Khi mới sinh các bé có thể dậy ăn đêm theo nhu cầu vào bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, khi đã lớn hơn và có nếp sinh hoạt ổn định thì các cữ đêm của con dần dần được cố định vào một khung giờ nhất định. Đối với các bé trên 3 tháng và vẫn tiếp tục đòi bú đêm không theo khung giờ cố định là do bé bú theo thói quen, bú để chuyển giấc chứ không phải vì đói.

Thời điểm muộn nhất để con bú đêm là khi nào? Khi trẻ được 1 tuổi thì có thể ngừng cho bé bú đêm, tuy nhiên cha mẹ nên cai ti đêm cho con ở giai đoạn 3-4 tháng tuổi để bé được bú hiệu quả vào ban ngày và có giấc ngủ chất lượng hơn vào ban đêm từ đó giúp con phát triển cả về thể chất và trí não.

Khi trẻ được 6kg và tự bỏ ăn đêm thì cha mẹ không nên đánh thức con vì sợ con đói. Trẻ có bản năng không bao giờ để mình đói từ khi sinh ra, vì vậy cha mẹ không cần quá lo lắng khi con bỏ ăn đêm.

Vậy khi trẻ chưa được 6kg nhưng vẫn bỏ ăn đêm thì phải làm sao? Cha mẹ nên xem xét lượng ăn ban ngày của con có tăng lên hay không và theo dõi sự phát triển của con rồi đưa ra quyết định có nên cắt ăn đêm hoàn toàn hay không.

Mọi kiểu ăn đêm đều hướng tới mục đích giúp bé có giấc ngủ ngon và sâu. Cha mẹ hãy cân nhắc và lựa chọn các kiểu ăn đêm phù hợp với trẻ để đảm bảo bé bú hiệu quả vào ban ngày và ngủ ngon vào ban đêm nhé.

>>>Xem thêm:

Cách Tăng Sức Đề Kháng Cho Trẻ Khỏe Mạnh

Hướng Dẫn Massage Cho Trẻ Ăn Ngon, Ngủ Ngon

Phân Biệt Các Loại Sốt Thường Gặp Ở Trẻ

Trẻ Biếng Ăn Nên Bổ Sung Gì

Bí Kíp Giúp Bé Ngủ Ngon Và Sâu Giấc

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1