Cách dạy con của người Nhật mà cha mẹ cần biết
Giáo dục trẻ từ nhỏ là việc lầm rất cần thiết đối với cha mẹ. Cách dạy con của người Nhật là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả cao giúp trẻ thông minh, ngoan ngoãn. Hãy cùng Junbee khám cách dạy con của người Nhật trong bài viết dưới đây nhé.
Cách dạy con của người Nhật
1. Rèn luyện tính tự giác cho trẻ
Rèn luyện tính tự giác cho trẻ khi còn nhỏ là việc làm vô cùng quan trọng mà cha mẹ nào cũng cần phải làm. Trẻ em từ 2-3 tuổi ở Nhật đã được dạy cách tự cầm thìa múc cơm ăn, cách ngồi vào bàn ăn cơm, cách vệ sinh cá nhân, cách dọn đồ chơi mỗi khi chơi xong…
Trẻ em ở Nhật luôn ý thức được mình cần phải làm gì mà không cần đợi bố mẹ hay người lớn phải nhắc nhở. Tính tự lập được rèn luyện từ nhỏ sẽ giúp các bé tự tin, mạnh dạn hơn đối với cuộc sống sau này. Rèn luyện tính tự giác chính là cách dạy con vô cùng khoa học của bố mẹ Nhật.
2. Dạy trẻ tính kỷ luật
Ở Nhật, trẻ được dạy cách xếp hàng khi mua hàng, chờ đến lượt hay đi qua đường. Ngoài ra, trẻ còn được dạy cách tự giác ăn uống, sinh hoạt đúng giờ mà không cần bố mẹ nhắc nhở. Tính kỷ luật không được rèn luyện bằng đòn roi, sự nghiêm khắc hay mắng mỏ của cha mẹ mà thay vào đó là sự kiên nhẫn, làm gương và nhẹ nhàng chỉ bảo.
Để bé thực hiện tốt tính kỷ luật thì bố mẹ cần làm gương để con noi theo và học tập. Khi trẻ nhìn thấy cha mẹ làm bất cứ hành động gì, con thường sẽ làm theo vì vậy mà việc lặp đi lặp lại những hành động kỷ luật sẽ giúp bé hình thành nề nếp kỷ luật tốt. Khi con làm sai, cha mẹ Nhật luôn trừng phạt con và giải thích rõ về lỗi sai của mình, con sẽ luôn hiểu rằng bố mẹ phạt về hành động sai trái của con chứ không phạt con.
Khi con mắc sai lầm ở nơi công cộng, cha mẹ sẽ tìm nơi kín đáo và giải thích cho con hiểu rằng con đã làm sai ở đâu thay vì la mắng nơi công cộng. Điều này giúp con nhận được sự tôn trọng của cha mẹ và giúp bé hiểu rõ về những lỗi sai mình đã phạm phải.
3. Tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể
Bố mẹ Nhật luôn chú trọng vào việc tạo điều kiện cho con tham gia các hoạt động tập thể để trẻ được vui chơi, giải trí và rèn luyện thể chất. Các hoạt động tập thể không chỉ giúp trẻ mạnh khỏe, hoạt bát mà còn giúp bé tự tin giao lưu với bạn bè và phát triển các kỹ năng mềm.
Khi trẻ từ nhỏ, cha mẹ đã hướng dẫn và cho trẻ đi bộ đều đặn hàng ngày, con có thể đi bộ cùng cha mẹ hoặc bạn bè để tạo thành thói quen tốt.
Như vậy, người Nhật không chỉ muốn con phát triển về trí tuệ mà còn phát triển cả về thể chất.
4. Không chỉ trích lỗi lầm của trẻ
Như đã nói ở trên, bố mẹ sẽ không phạt trẻ mà phạt lỗi sai của trẻ. Việc chỉ trích lỗi lầm của con không giúp con tốt hơn mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Thay vì các hình phạt nghiêm khắc như chửi mắng hay đòn roi thì cha mẹ sẽ chỉ bảo, nhắc nhở và giải thích cho con hiểu hành động đó là sai và không được tái phạm vào lần sau. Có thể nói đây là sai lầm của rất nhiều cha mẹ gây ảnh hưởng đến tâm lý và nhân cách của con.
5. Dạy con nghiên cứu và tìm hiểu
Những việc mà con tự tìm hiểu và nghiên cứu sẽ giúp con nhớ lâu hơn vì vậy dạy con tự nghiên cứu là việc làm rất cần thiết để con phát triển trí não. Ngay từ nhỏ, trẻ em Nhật đã được bố mẹ dạy cách tra cứu từ điển đơn giản, trẻ sẽ tự tra nghĩa của từ và cách viết đúng. Với cách tìm kiếm này thì con sẽ được học một cách chính xác và cảm thấy hứng thú với việc học hơn.
Ngoài ra, trẻ cũng được tự sử dụng bản đồ để tìm đường thay vì người lớn dẫn con đi, điều này giúp trẻ nhớ lâu hơn.
6. Dạy trẻ tôn trọng tất cả mọi người
Tôn trọng và công bằng đối với tất cả mọi người là điều mà cha mẹ Nhật rèn luyện cho con từ nhỏ. Trẻ được dạy phải đối xử công bằng với tất cả bạn bè và tôn trọng người lớn tuổi. Một văn hóa rất đặc biệt đó là cúi chào 90 độ luôn được cha mẹ rèn luyện cho con từ khi còn bé.
Cha mẹ Nhật dạy con biết tôn trọng những nhành nghề như thợ điện, lao công, người giúp việc… Mọi người cần được đối xử công bằng và ngành nghề nào cũng đáng trân trọng.
7. Quan tâm đến môi trường nuôi dạy con
Cha mẹ Nhật rất quan tâm đến môi trường xung quanh con bởi nếu môi trường tốt thì con sẽ được học tập và noi theo những điều tốt. Ngoài ra, gia đình là yếu tố vô cùng quan trọng để tạo nên tính cách của con. Vì vậy, các thành viên trong gia đình luôn gắn kết với nhau, dù có xảy ra xung đột hay mâu thuẫn thì họ cũng sẽ giải quyết trong êm đềm.
8. Khuyến khích trẻ bộc lộ khả năng của bản thân
Trẻ em ở Nhật được tạo điều kiện học những môn học mà bé yêu thích. Trẻ được tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức nhằm rèn luyện sự tự tin, bộc lộ khả năng của bản thân. Trẻ sẽ rất ấn tượng và hào hứng khi được học những giờ học bổ ích như vậy.
Bố mẹ Nhật khuyến khích trẻ nói lên suy nghĩ của mình và được tham gia các buổi học ngoại khóa như làm bánh, triển lãm, biểu diễn… Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng sống và bộc lộ năng lực của bản thân.
9. Luôn kiên nhẫn với trẻ
Cha mẹ thường khó chịu, nổi nóng khi con không nghe lời và mắc phải những lỗi sai trước đó. Một số trẻ có tính tò mò và hay hỏi những câu hỏi ngây ngô sẽ khiến cha mẹ không nhẫn nại để trả lời. Đối với cha mẹ Nhật thì họ không ngại giải thích cho con nhiều lần về một vấn đề, vừa giúp trẻ giải đáp thắc mắc lại vừa giúp con nhớ lâu hơn.
Cha mẹ Nhật luôn sẵn sàng và kiên nhẫn để giải đáp những câu hỏi của con, họ còn đọc thêm các loại sách khác nhau để có thêm kiến thức phục vụ cho việc giải đáp các câu hỏi của trẻ.
10. Khen hành vi của trẻ
Khi trẻ làm tốt một công việc nào đó, cha mẹ sẽ khen những hành động cụ thể thay vì khen trẻ. Ví dụ cha mẹ có thể khen con múc cơm giỏi hay khen con tự dọn dẹp đồ chơi…
Cha mẹ Nhật không ngại khen trẻ nhưng khen rất cụ thể để ở những lần sau bé sẽ tiếp tục thực hiện tốt công việc của mình.
Trên đây là cách nuôi dạy con của người Nhật mà tất cả các bậc cha mẹ nên tham khảo để con có những kỹ năng và đức tính cần thiết. Mọi thắc mắc vui lòng để lại bình luận bên dưới để Junbee giải đáp nhé.
>>>XEM THÊM:
Những Kỹ Năng Sống Cần Thiết Cho Trẻ Tự Lập
Những Cách Hữu Ích Để Dạy Trẻ Lòng Biết Ơn
Cách Kích Thích Trí Não Cho Trẻ Thông Minh
Luyện Tập Thói Quen Ăn Uống Tốt Cho Con
Bí Quyết Giúp Trẻ Dưới 3 Tuổi Chịu Đánh Răng
Thêm một bài đánh giá
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *
0 Bình luận