Cách dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời

2 tuổi là khoảng thời gian trẻ dễ bị khủng hoảng tâm lý, nếu không được nuôi dạy phù hợp thì trẻ sẽ trở nên ngang bướng, không nghe lời. Vậy cách nuôi dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời như thế nào? Hãy cùng Junbee tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Cách dạy trẻ 2 tuổi ngoan ngoãn, biết nghe lời

Một môi trường tốt sẽ giáo dục được những đứa trẻ ngoan, vì vậy nhiệm vụ quan trọng của bậc phụ huynh đó là tạo ra môi trường lành mạnh để giúp trẻ được phát triển toàn diện. Với trẻ 2 tuổi, cha mẹ nên dạy con như thế nào cho đúng? Cùng Junbee tìm hiểu về cách dạy trẻ 2 tuổi dưới đây.

1. Nói đi đôi với hành động

dạy trẻ 2 tuổi

 Khi cha mẹ nói, con có thể không nghe vì rất nhiều lý do mà con cảm thấy không thuyết phục. Tuy nhiên, nếu lời nói đi đôi với hành động thì sẽ có tác dụng rất mạnh mẽ. Ví dụ khi cha mẹ nói: “Đã đến giờ ăn cơm rồi con” thì hãy kèm theo những hành động đi cùng như đưa bé vào ghế ngồi, chuẩn bị đồ ăn vào khay để bé bắt đầu bữa ăn của mình. Hoặc khi đến giờ đi ngủ cha mẹ có thể vừa nói và vừa tắt điện, cho con lên giường hoặc kể cho con nghe những câu chuyện cổ tích trước khi ngủ.

2. Không la mắng trẻ

Cha mẹ không nên la mắng trẻ mà thay vào đó là dùng thái độ nghiêm nghị, lời nói dứt khoát để trẻ cảm nhận được mình đang làm sai. La mắng chỉ làm trẻ cảm thấy sợ hoặc làm con ương bướng hơn chứ không hiểu được lý do tại sao lại như vậy.

Khi trẻ phạm sai lầm, cha mẹ nên tỏ thái độ để con bình tĩnh và giải thích cho trẻ nghe đâu là đúng đâu là sai và tại sao con lại làm sai cũng như hậu quả từ những việc con làm. Trẻ 2 tuổi sẽ không hiểu hết được những điều cha mẹ nói, vì vậy mà phụ huynh cần kiên nhẫn, cố gắng giải thích cho con hiểu.

3. Cha mẹ làm gương cho con

dạy trẻ 2 tuổi

 Khi muốn dạy dỗ một đứa trẻ trở nên ngoan ngoãn, lễ phép và nghe lời thì cha mẹ cần tạo cho con môi trường sống lành mạnh đồng nghĩa với việc cha mẹ cần làm gương để con noi theo. Trẻ thường có tính tò mò và rất hay bắt chước những hành động của người lớn, vì vậy chỉ cần một câu nói thô tục hay hành động thiếu lịch sự cũng đủ để con bắt chước và học theo.

Đặc biệt là cha mẹ không nên cãi nhau trước mặt con bởi nó sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ thâm chí là tự kỷ ở trẻ.

4. Cha mẹ dạy trẻ biết giúp đỡ người khác

dạy trẻ 2 tuổi

 Ở mỗi con người luôn tồn tại tính ích kỷ, tuy nhiên cha mẹ có thể dạy con biết chia sẻ, giúp đỡ người khác nhiều hơn để con ý thức và hình thành tính cách sau này. Ngay từ nhỏ, cha mẹ có thể dạy con từ những điều nhỏ nhất như chia sẻ đồ chơi với bạn bè, giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà hay chia sẻ quần áo, đồ chơi cho những bạn nhỏ khác khó khăn hơn.

5. Dạy trẻ không chen ngang khi người khác nói chuyện

Khi trẻ lên 2, trẻ vẫn chưa ý thức được các hành động của mình dẫn tới nhiều hành động bất lịch sự như chen ngang khi người lớn nói chuyện. Cha mẹ cần nhắc nhở và giải thích cho trẻ hiểu chen ngang khi người khác đang nói chuyện là bất lịch sự và không nên làm như vậy.

Có thể cha mẹ cho rằng, điều này không quan trọng nhưng dần dần trẻ sẽ quen và ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của trẻ.

6. Dạy trẻ cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ

 

Để dạy trẻ tỏ lòng biết ơn đối với những người thân trong gia đình hoặc khi nhận được sự giúp đỡ của người khác thì cha mẹ cần làm gương và thực hiện điều đó trước mặt trẻ. Ví dụ mẹ có thể nhờ trẻ lấy đồ và sau đó cảm ơn trẻ vì đã giúp đỡ hoặc mỗi khi nhận được món quà nào đó từ những người xung quanh, con cần phải vui vẻ và cảm ơn.

Khi hành động cảm ơn lặp lại nhiều lần, trẻ sẽ ý thức được khi nào cần cảm ơn và dần dần hình thành lòng biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình.

7. Không mềm lòng trước ánh mắt của bé

Ánh mắt của trẻ là vũ khí có sức ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tâm lý của cha mẹ. Khi không được đáp ứng nhu cầu, trẻ sẵn sàng khóc lóc và dùng ánh mắt đáng thương để năn nỉ cha mẹ. Hầu như người lớn sẽ không kìm lòng được mà chạy đến để ôm ấp hoặc đáp ứng ngay yêu cầu của trẻ. Hành động này sẽ làm trẻ có tâm lý dựa dẫm và tiếp tục lặp lại vào lần sau, lâu dần sẽ hình thành thói quen “ăn vạ” ở trẻ.

Con khóc khi không được đáp ứng những đòi hỏi vô lý thì cha mẹ nên giả vờ không để ý và để trẻ tự bình tĩnh sau đó mới giải thích tại sao con không được đáp ứng. Nếu cha mẹ ngay lập tức dỗ dành hoặc cho con những thứ con muốn thì chắc chắn trẻ sẽ “ăn vạ” vào những lần tiếp theo.

Mỗi đứa trẻ sẽ có những tính cách khác nhau, vì vậy sẽ không có công thức chung cho cách dạy trẻ 2 tuổi. Tuy nhiên, cha mẹ có thể thử áp dụng những cách dạy trẻ 2 tuổi như trên để con trở nên nghe lời, ngoan ngoãn và có ý thức ngay từ nhỏ.

>>>Xem thêm:

Dạy Trẻ Kỹ Năng Phòng Tránh Bị Bắt Cóc

Những Kiểu Nuông Chiều Con Quá Mức Của Cha Mẹ

Cách Ứng Xử Của Cha Mẹ Khi Con Ganh Tỵ Với Em

Những Điều Cha Mẹ Không Nên Làm Trước Mặt Con

Những Kỹ Năng Sống Cần Thiết Cho Trẻ Tự Lập

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1