Dạy trẻ kỹ năng phòng tránh bị bắt cóc

Nên làm gì để con không đi theo người lạ? Đây là câu hỏi của rất nhiều phụ huynh khi có con nhỏ. Để con không đi theo người lạ hay cần phải làm gì khi bị lạc thì cha mẹ nên dạy con các kỹ năng mềm cần thiết. Trong bài viết này, Junbee sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích để giúp cha mẹ chỉ cho con các kỹ năng thoát khỏi nguy cơ bị bắt cóc.

Đối với trẻ từ 2-3 tuổi, trẻ vẫn chưa phân biệt được đối tượng nào cần phải cảnh giác. Tuy nhiên, cha mẹ có thể dạy trẻ cách giữ khoảng cách an toàn với người lạ và cách đối phó với những người mà mình không quen.

Đối với trẻ ở độ tuổi lớn hơn, trẻ đã bắt đầu có những hiểu biết về người lạ, lúc này cha mẹ nên dạy trẻ làm thế nào để giữ cho bản thân mình an toàn.

Các kỹ năng giúp con phòng tránh bị bắt cóc

1. Tạo ra mật khẩu giữa cha mẹ và con cái

Cha mẹ nên tạo ra một mật khẩu chỉ có người trong gia đình biết để sử dụng khi cần thiết. Nếu ai đó mời chào và muốn đưa trẻ đi thì đầu tiên trẻ cần hỏi người lạ về tên của cha mẹ và sau đó là mật khẩu. Trẻ nhỏ có thể quên mật khẩu mà cha mẹ đưa ra, vì vậy hãy lặp lại nhiều lần và tạo ra những mật khẩu dễ nhớ nhưng quen thuộc với trẻ.

Cách tốt nhất để dạy con đó là tự tạo tình huống giả định và các thành viên sẽ đóng vai người lạ để xem phản ứng của bé như thế nào.

2. Không viết tên trẻ trên đồ dùng cá nhân

phòng tránh nguy cơ bị bắt cóc

 Người lạ có thể nhìn thấy tên của con trên ba lô hoặc bất cứ vật dụng nào của con. Điều này hoàn toàn không có lợi vì khi nói chuyện với một đứa trẻ bằng tên sẽ dễ chiếm được sự tin tưởng của trẻ hơn. Cách tốt nhất là cha mẹ nên viết số điện thoại của mình để được liên hệ khi cần.  Việc tiết lộ các thông tin cá nhân của con là rất nguy hiểm, vậy nên cha mẹ nên lưu ý điều này nhé.

3. Có thẻ thông tin trong cặp sách

Cha mẹ nên để một thẻ thông tin bao gồm các thông tin cần thiết của trẻ bỏ vào ba lô tránh trường hợp trẻ đi lạc và không có thông tin để liên hệ. Đồng thời, bé cần được dạy về thông tin của cha mẹ như tên, địa chỉ, số điện thoại để dành cho các tình huống nguy hiểm và khẩn cấp.

4. Chạy theo hướng ngược lại của ô tô

Cha mẹ thường dạy con không lên xe ô tô của người lạ nhưng còn một quy tắc rất quan trọng nữa đó là chạy theo hướng ngược lại với chuyển động của chiếc xe bất kỳ nào định tiến gần, đi theo và những người bên trong cố gắng thu hút trẻ. Khi chạy ngược lại với hướng của ô tô, trẻ sẽ có nhiều thời gian hơn để tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc suy nghĩ cần phải làm gì tiếp theo.

5. Không nói chuyện và giữ khoảng cách với người lạ

kỹ năng giúp trẻ thoát khỏi bắt cóc

 Đối với người lạ, trẻ không cần thiết phải nói chuyện vì vậy con không nên nói chuyện quá lâu với người khác mà thay vào đó là rời đi và đến nơi an toàn hơn. Trong khi nói chuyện với người lạ, trẻ cần giữ khoảng cách nhất định, nếu họ định tiến gần thì nên lùi lại để giữ đúng khoảng cách. Để trẻ nhớ lâu hơn thì cha mẹ cần thực hành tại nhà tình huống này và chỉ rõ khoảng cách cần thiết.

6. Cư xử khiếm nhã nếu bị đưa đi

Trong trường hợp trẻ bị đưa đi mà không phản kháng được thì cha mẹ nên dạy con cách cư xử khiếm nhã như cắn, đá hay hét thật to để thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh. Cách này rất đơn giản nhưng hiệu quả và có thể giúp trẻ nhận được sự giúp đỡ của người khác.

7. Tránh đi cùng thang máy với người lạ

Cha mẹ nên dạy trẻ cách tựa lưng vào tường và quan sát bất cứ ai đến gần. Tốt nhất không đi chung thang máy với người lạ hoặc người ít quen biết và cách tốt nhất là cho họ biết trẻ đang đợi cha mẹ. Nếu được hỏi hoặc rủ vào thang máy thì trẻ nên trả lời lịch sự và từ chối đi cùng. Khi bị lôi vào thang máy, trẻ có thể cắn, đá hoặc hét lên đến khi nhận được sự giúp đỡ.

8. Không để người lạ biết bố mẹ không có nhà

Khi thấy có người gõ cửa trẻ cần hỏi xem đó là ai, nếu họ không trả lời thì trẻ không được mở cửa. Ngoài ra, không được để người lạ biết trẻ đang ở nhà một mình. Trong trường hợp người lạ nói là thợ sửa điện hay thợ sửa ống nước thì trẻ có thể gọi cho bố mẹ hoặc hàng xóm.

9. Cài đặt ứng dụng theo dõi trẻ

Với công nghệ hiện đại như ngày nay, cha mẹ có thể dễ dàng giám sát được vị trí của trẻ thông qua các ứng dụng trên điện thoại. Đây cũng là cách giúp cha mẹ phần nào yên tâm hơn khi con đi lạc hay gặp phải nguy hiểm.

Hy vọng với những thông tin hữu ích ở trên, cha mẹ có thể dạy cho trẻ những kỹ năng cần thiết để luôn giữ được an toàn cho bản thân. Ngoài kỹ năng thoát khỏi nguy cơ bị bắt cóc trên, cha mẹ nên dạy con các kỹ năng mềm khác để trẻ tự tin hơn khi bước vào cuộc sống tự lập sau này.

>>>Xem thêm:

Những Kỹ Năng Sống Cần Thiết Cho Trẻ Tự Lập

Những Cách Hữu Ích Để Dạy Trẻ Lòng Biết Ơn

Cách Kích Thích Trí Não Cho Trẻ Thông Minh

Luyện Tập Thói Quen Ăn Uống Tốt Cho Con

Bí Quyết Giúp Trẻ Dưới 3 Tuổi Chịu Đánh Răng

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1