Cách ứng xử của cha mẹ khi con ganh tỵ với em

Trẻ ganh tỵ với em là điều khó tránh khỏi trong mỗi gia đình. Vậy cha mẹ cần làm gì trong trường hợp này? Hãy cùng Junbee tìm hiểu cách ứng xử của cha mẹ khi con ganh tỵ với em trong bài viết sau nhé.

Có rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng và thấy trẻ ganh tỵ với em khi cha mẹ dành những cử chỉ âu yếm cho em. Thâm chí có nhiều trẻ sẵn sàng làm em đau để dành tình yêu thương của cha mẹ. Vậy cha mẹ cần xử lý tình huống này như thế nào? Tưởng chừng như đây là câu chuyện đơn giản nhưng rất dễ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ sau này.

Ứng xử của cha mẹ khi con ganh tỵ với em

1. Tìm hiểu nguyên nhân khiến con ganh tỵ với em

trẻ ganh tỵ với em

 

Để xử lý được tình huống này, đầu tiên cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân. Cha mẹ cần nói chuyện với con một cách nhẹ nhàng, bình tĩnh về cảm giác của trẻ đối với em và vì sao trẻ lại cảm thấy như vậy.

Hầu hết trẻ sẽ cảm thấy khó chịu khi phải chia sẻ tình yêu thương của cha mẹ hay vì một số lý do nào khác. Dù là vì lý do gì thì cha mẹ cũng nên lắng nghe và trò chuyện cùng trẻ để con được nói ra suy nghĩ của bản thân từ đó cha mẹ hiểu hơn về con cũng như đưa ra các lời khuyên hay cách xử lý một cách thỏa đáng.

2. Cha mẹ nên tôn trọng suy nghĩ của trẻ

Khi nghe nguyên nhân khiến con ganh tỵ với em thì chắc chắn trẻ sẽ có những cảm xúc hay lời nói tiêu cực về em. Lúc này cha mẹ cần bình tĩnh, không la mắng hay phản ứng thái quá trước câu trả lời của con. Đây là những suy nghĩ tiêu cực nhưng trung thực của trẻ, cha mẹ nên tôn trọng điều đó.

Trẻ có thể nói “Em được cha mẹ quan tâm hơn” hoặc “Cha mẹ không dành nhiều thời gian cho trẻ”, lúc này mẹ nên xin lỗi trẻ, nhẹ nhàng và giải thích rằng cha mẹ yêu thương các con như nhau. Khi nghe được lời xin lỗi của cha mẹ, trẻ sẽ phần nào được bù đắp và cảm thấy vui vẻ hơn.

3. Không so sánh trẻ với em

Cha mẹ tuyệt đối không nên so sánh trẻ với em bởi mỗi đứa trẻ lại có những đặc điểm, tính cách khác nhau. Khi nghe được những câu nói so sánh giữa mình và em như: “Tại sao em làm được mà con lại không” “Em con ngoan mà sao con hư thế” hay bất cứ câu nói nào tương tự sẽ khiến trẻ tổn thương, tự ti và gia tăng sự khó chịu với em.

Thay vì so sánh, cha mẹ nên khen ngợi những gì mà trẻ đã làm tốt hoặc hướng dẫn những công việc mà trẻ chưa làm được.

4. Giúp trẻ tự tin hơn

Khi con thấy mình thiếu tự tin và không có vị trí trong gia đình cũng là nguyên nhân làm con trở nên ganh tỵ với em. Vì vậy, cha mẹ cần giúp trẻ tự tin hơn bằng cách tìm ra những điểm mạnh hoặc điểm tốt để khen ngợi và giúp trẻ cảm thấy bản thân có ích và xứng đáng được cha mẹ trân trọng và yêu thương.

Cha mẹ cần tránh những lời nói làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng của con như: “Con ích kỷ thế” “Con quá hư” “Con dốt thế”… Tất cả các câu nói như vậy sẽ làm trẻ tự ti hơn, suy nghĩ tiêu cực hơn và càng trở nên ganh tỵ với em của mình.

5. Dạy các con yêu thương nhau

ứng xử của cha mẹ khi trẻ ganh tỵ

 

Cha mẹ cần thường xuyên nhắc nhở con cái rằng mình là một gia đình và cần phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Trẻ lớn hơn thì cần bảo vệ và chăm sóc em và em cũng cần yêu thương anh, chị.

Khi trẻ phạm phải sai lầm thì cha mẹ yêu cầu em không chê bai hay nhạo báng mà thay vào đó là giải thích với con rằng ai cũng có thể mắc sai lầm và cần được cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ để tiến bộ, không mắc phải lỗi sai như vậy nữa.

Ngoài ra, một cách rất hữu ích để các con thân thiết với nhau hơn đó là phân công trẻ cùng nhau làm việc, cùng nhau sinh hoạt và trò chuyện, vui chơi cùng nhau.

6. Đối xử công bằng với các con

Trẻ có thể ganh tỵ với em nếu cha mẹ không đối xử công bằng. Vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng này, cha mẹ nên đối xử thật công bằng về cả vật chất lẫn tinh thần đối với các con. Cha mẹ cần dành thời gian và tình cảm đối với các con là như nhau.

Nhiều trường hợp mẹ sinh em bé nên chỉ dành thời gian để chăm em mà không hề quan tâm đến trẻ. Điều này làm trẻ bị tổn thương sâu sắc và suy nghĩ mẹ không yêu thương trẻ nữa dẫn tới nhiều hệ lụy sau này. Nếu cha mẹ có mua quần áo hay đồ chơi thì cũng nên mua đồng đều cho tất cả các con, nếu không thì cần phải giải thích một cách rõ ràng và thuyết phục lý do tại sao trẻ không được mua để tránh tình trạng trẻ ganh tỵ với em.

Cách cư xử của cha mẹ ảnh hưởng đến nhiều đến tâm lý của con trẻ, vì vậy cha mẹ hãy khéo léo và đối xử thật công bằng với các con. Ngoài ra, cha mẹ cần dạy con biết yêu thương, đoàn kết và bảo vệ nhau để gia tăng tình cảm giữa các con nhé. Junbee chúc cha mẹ thành công trong quá trình nuôi dạy con cái.

 >>>Xem thêm:

Những Kỹ Năng Sống Cần Thiết Cho Trẻ Tự Lập

Những Cách Hữu Ích Để Dạy Trẻ Lòng Biết Ơn

Cách Kích Thích Trí Não Cho Trẻ Thông Minh

Luyện Tập Thói Quen Ăn Uống Tốt Cho Con

Bí Quyết Giúp Trẻ Dưới 3 Tuổi Chịu Đánh Răng

 

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1