Cách dạy trẻ biết nhận lỗi và xin lỗi
Cha mẹ luôn dạy con xin lỗi khi trẻ phạm phải những lỗi sai. Tuy nhiên, con chỉ nói mà không thực sự hiểu tại sao mình phải xin lỗi. Cha mẹ có thể giúp con nhận ra lỗi sai của mình và tự nguyện nói câu xin lỗi qua các cách dưới đây. Mời bạn đọc tham khảo bài viết về cách để trẻ biết nhận lỗi và xin lỗi.
Cách dạy trẻ biết nhận lỗi và nói câu xin lỗi
Trẻ sẽ không ý thức được những lỗi sai mà mình phạm phải và cách nói câu xin lỗi nếu không được phụ huynh chỉ dạy. Vậy cách dạy trẻ xin lỗi như thế nào? Cùng Junbee theo dõi bài viết sau.
1. Yêu cầu trẻ xin lỗi cùng với lý do
Có rất nhiều lý do khiến trẻ phạm phải sai lầm. Khi còn nhỏ, trẻ có thể vứt đồ chơi bừa bãi hoặc hất đổ bát cơm khi không muốn ăn. Lớn lên trẻ có thể phản kháng lại bằng cả lời nói và hành động nếu cha mẹ không đáp ứng yêu cầu của trẻ hoặc muốn trẻ làm những gì mà trẻ không muốn. Chắc chắn rằng, đứa trẻ nào cũng sẽ có những sai lầm tương tự như vậy.
Khi con phạm lỗi, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là yêu cầu trẻ xin lỗi cùng với lý do mà trẻ đã phạm phải. Cha mẹ nên dạy con nói câu hoàn chỉnh như “Con xin lỗi vì…”. Khi lý do càng cụ thể thì trẻ sẽ càng nhận biết được những lỗi sai của mình.
Nếu trẻ chưa biết lý do vì sao phải xin lỗi hoặc từ chối trả lời thì cha mẹ không nên quát mắng hay đánh đòn mà thay vào đó là giải thích rõ ràng cho con hiểu về thái độ và hành động của trẻ cũng như hậu quả mà những lỗi sai của trẻ để lại.
2. Cho trẻ biết trẻ đã làm sai những gì
Trẻ nhỏ chưa nhận thức hết được những hành động mà trẻ đã làm, vì vậy cha mẹ cần giải thích tại sao con lại sai và con cần hiểu được cảm giác của người khác bị tổn thương như thế nào trước cách hành xử của trẻ. Ví dụ con vứt đồ chơi bừa bãi ra nhà thì mẹ có thể giải thích hành động đó là sai, khi chơi xong trẻ cần cất đồ chơi vào vị trí ban đầu để dễ tìm kiếm hơn vào lần chơi tiếp theo và nói cho trẻ nghe về cảm xúc của chính bạn đó là mẹ đang rất mệt và không có nhiều thời gian để dọn dẹp.
Dạy trẻ hiểu được hành động của mình ảnh hưởng đến người khác như thế nào là bài học cực kỳ quan trọng mà cha mẹ nào cũng cần lưu ý.
3. Giải quyết vấn đề một cách tích cực
Sau khi xin lỗi và nhận ra lỗi sai của mình thì có thể trẻ sẽ suy nghĩ và hành động theo hướng tiêu cực. Vì vậy, cha mẹ cần dạy con cách giải quyết vấn đề tích cực hơn. Hãy dạy trẻ rằng bất cứ ai cũng có thể phạm phải sai lầm, việc biết cách nhận lỗi và sửa chữa sai lầm đó mới là điều quan trọng.
Tùy vào độ tuổi của trẻ mà cha mẹ có thể giải thích, hướng dẫn cho trẻ để trẻ có cách giải quyết và hành động tích cực.
4. Dạy trẻ tha thứ cho người khác
Khi trẻ đã nhận ra được lỗi sai, cách giải quyết và sửa chữa lỗi sai thì trẻ cần được dạy về sự tha thứ. Cha mẹ có thể nói và hành động như: “Con ném đồ chơi là sai, con đã biết lỗi và xin lỗi mẹ rồi, vì vậy mẹ sẽ tha thứ cho con” cùng với hành động ôm con vào lòng. Lúc này cả cha mẹ và trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ hơn.
Cách hiệu quả nhất để dạy con về sự tha thứ đó là làm gương cho trẻ. Nếu cha mẹ có thái độ tích cực, rộng lượng và tha thứ cho những lỗi lầm của trẻ hay những người xung quanh thì trẻ sẽ học tập theo và dần dần tạo thành lối sống tích cực.
5. Tạo thói quen xin lỗi cho trẻ
Nếu học được cách nói lời xin lỗi, hiểu được lý do thì chắc chắn trẻ sẽ tự biết nói lời xin lỗi mỗi khi phạm phải sai lầm nào đó. Như vậy, xin lỗi sẽ trở thành thói quen và không dừng ở lời nói suông mà thay vào đó là cảm giác hối lỗi, muốn nhận lỗi và sửa chữa sai lầm.
Có thể nói lời xin lỗi và biết nhận lỗi không phải đơn giản đối với con trẻ, vì vậy cha mẹ cần hướng dẫn và cho trẻ thời gian để suy nghĩ cũng như hiểu được những sai lầm mà mình phạm phải. Việc giáo dục con cái không thể một sớm một chiều mà đó là cả một quá trình, cha mẹ nên kiên trì và chắc chắn sẽ gặt hái được những thành công nếu biết cách giáo dục con. Hy vọng những bài viết của Junbee sẽ giúp ích cho cha mẹ trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc con. Hãy luôn theo dõi chúng tôi để có thêm kiến thức và kinh nghiệm dạy con cũng như cách xử lý các tình huống trong cuộc sống nhé.
>>>XEM THÊM:
Dạy Trẻ Kỹ Năng Phòng Tránh Bị Bắt Cóc
Những Kiểu Nuông Chiều Con Quá Mức Của Cha Mẹ
Cách Ứng Xử Của Cha Mẹ Khi Con Ganh Tỵ Với Em
Thêm một bài đánh giá
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *
0 Bình luận