Cách dạy trẻ yêu thương bản thân

Làm sao để dạy trẻ biết yêu thương bản thân? Đây là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Yêu thương bản thân bắt đầu từ sự ý thức bản thân và lòng tự trọng lành mạnh. Trong bài viết sau, Junbee sẽ chia sẻ với cha mẹ cách nuôi dưỡng khả năng nhận thức, xây dựng lòng tự trọng lành mạnh ở trẻ cũng như cách dạy trẻ yêu thương bản thân mình.

Cách dạy trẻ biết yêu thương bản thân

Lòng tự trọng là cách trẻ nhìn nhận về bản thân bao gồm những gì trẻ nghĩ về chính mình và khả năng học tập cũng như làm việc của trẻ. Lòng tự trọng được hình thành bởi mức độ trẻ cảm thấy được yêu thương và mức độ hỗ trợ, động viên hay những lời chỉ trích mà trẻ nhận được từ những người quan trọng trong cuộc sống.

Lòng tự trọng lành mạnh là đặc điểm quan trọng nhất của sự phát triển ở trẻ. Khả năng nhìn nhận về bản thân và lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng khi trẻ xử lý những thử thách, áp lực từ cuộc sống. Dưới đây là 6 cách dạy trẻ yêu thương bản thân, mời bạn đọc theo dõi.

1. Cho con biết bản thân là quá đủ

Trẻ có thể sinh ra với cơ thể lành lặn hoặc không, có thể có làn da trắng, chiếc mũi cao, mái tóc mượt hoặc làn da rám nắng, đôi mắt bé hay đôi môi mỏng… Tất cả đều được chấp nhận bởi con là duy nhất trên cuộc đời. Hơn nữa, con luôn được chào đón và yêu thương dù thế nào đi nữa.

Rất nhiều trẻ tự ti hay mặc cảm về ngoại hình của mình khi lớn lên. Những đứa trẻ như vậy sẽ không bao giờ có cảm giác hài lòng về ngoại hình của bản thân mà tìm mọi cách để chỉnh sửa chúng. Dù có cố gắng bao nhiêu thì cảm giác tự ti cũng sẽ không bao giờ mất đi bởi trẻ không có tình yêu với bản thân mình, không hài lòng và biết ơn với cơ thể mà mình đang có.

Vì vậy, điều mà cha mẹ cần làm ngay từ khi trẻ sinh ra là chấp nhận và yêu thương mọi ưu và khuyết điểm trên cơ thể con. Không so sánh con với bất kỳ ai bởi mọi sự so sánh đều khập khiễng và khiến trẻ hình thành cái nhìn không tốt về bản thân.

2. Thể hiện tình yêu thương với trẻ mỗi ngày

dạy trẻ yêu thương bản thân

 Khi trẻ biết được bố mẹ yêu thương chúng như thế nào sẽ mang lại cho con cảm giác an toàn và thân thuộc. Tình yêu vô điều kiện của cha mẹ đặt nền tảng cho tất cả các mối quan hệ lành mạnh và bền chặt mà trẻ sẽ hình thành sau này trong cuộc đời.

Nhiều ông bố không thể hiện tình yêu với con bằng lời nói như những người mẹ mà bằng hành động. Vì lúc nhỏ, có thể chính bố cũng không được dạy về cách thể hiện tình yêu thương từ ông bà. Nếu được hãy nói lời yêu:”Bố yêu con! Mẹ yêu con!” với trẻ.

Ngôn từ có sức mạnh to lớn chẳng thua kém hành động. Mỗi lời nói tốt đẹp hàng ngày như giọt nước mát lành tưới tẩm tâm hồn trẻ. Nếu con lớn lên biết cách trân trọng và yêu thương bản thân mình thì là vì lúc nhỏ, cha mẹ đã yêu thương và tôn trọng trẻ từ lời nói và những hành động nhỏ nhất.

Ngoài ra, hãy dành thời gian chất lượng cho con mỗi ngày. Có thể là những cái ôm, rúc vào nhau và đọc sách, cùng nhau ăn một bữa cơm, cùng nhau trò chuyện. Khi trẻ lớn lên, nền tảng của tình yêu thương này sẽ giúp ích cho con tiếp tục xây dựng các mối quan hệ xã hội khác.

3. Cùng trẻ thực hiện công việc nhà

dạy trẻ yêu thương bản thân

 Làm những công việc phù hợp với lứa tuổi mang lại cho con bạn cảm giác có trách nhiệm và cảm thấy bản thân có ích. Trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội luôn đi từ trách nhiệm với chính bản thân và gia đình.

Ngay cả khi trẻ không làm một cách hoàn hảo, hãy cho con biết bạn đánh giá cao những nỗ lực của con. Một vài gợi ý đó là dọn dẹp giường ngủ, phòng riêng của con, chăm sóc vườn rau, chăm sóc thú cưng…

Trước khi cho con làm, bố mẹ có thể thực hiện cho trẻ xem trước, sau đó từng bước hướng dẫn còn làm hoặc làm cùng con. Nếu trẻ không hợp tác, hãy bắt đầu từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất và trẻ có hứng thú làm nhất. Sau đó tăng dần khối lượng, cường độ và tính phức tạp theo độ tuổi và khả năng của trẻ. Hãy kiên nhẫn, kiên nhẫn và kiên nhẫn! Cảm giác được đồng hành và hỗ trợ cho trẻ biết mình luôn có “chỗ dựa” và “chiếc la bàn” trong mọi hành trình sống.

4. Xây dựng tính cách độc lập cho trẻ

Những năm tiểu học là khoảng thời gian phát triển nhanh chóng tính độc lập ở trẻ.

Bố mẹ nên cho phép con ngày càng phát triển độc lập, tự chủ nhiều hơn. Hãy để con tự tìm cách nói chuyện với giáo viên về các vấn đề học tập, hoàn thành bài tập về nhà, chuẩn bị đồng phục đi học, sắp xếp đồ dùng học tập trước khi đến lớp...

Nhiều cha mẹ quá bảo bọc, không cho trẻ làm bất cứ việc gì ngoại trừ học vì nghĩ rằng cha mẹ làm thì nhanh hơn hoặc trẻ còn quá nhỏ để làm. Điều làm làm suy yếu khả năng tự làm của trẻ và tác động tiêu cực đến lòng tự trọng của trẻ. Nó cũng cướp đi quyền tự chủ của con.

5. Không dùng từ ngữ tiêu cực để xúc phạm trẻ

Khi con bạn cư xử sai hoặc làm điều gì đó kích hoạt sự giận dữ trong bạn, hãy tạm dừng và tạm thời tách khỏi con. Tất cả cha mẹ đều trải qua những cảm xúc này: bối rối, tức giận, xấu hổ thậm chí là phát điên. Bạn có thể tức giận nhưng đừng xúc phạm hoặc cư xử thiếu lành mạnh với con. Nhiều bậc cha mẹ không đánh nhưng nhục mạ con bằng những lời lẽ “tựa dao găm cứa vào da thịt” khiến trẻ cảm thấy xấu hổ, tội lỗi hoặc cảm thấy tự ti, mặc cảm.

Ngôn từ tích cực có sức mạnh nuôi dưỡng thì lời lẽ tiêu cực có sức phá hủy đáng sợ, thậm chí hủy hoại cả một con người.

Cấu trúc não của trẻ lại ghi nhớ những lời lẽ tiêu cực, xúc phạm, mắng mỏ nhiều hơn và lâu hơn. Dù cha mẹ có làm cho trẻ bao nhiêu điều tốt đẹp nhưng lại thường xuyên dùng lời nói tiêu cực tác động đến trẻ thì trẻ cũng không hề ghi nhận.

Ngôn từ tiêu cực đi vào tiềm thức, theo năm tháng trẻ dần có biểu hiện của người có lòng tự trọng thấp, không biết quý trọng và yêu thương bản thân mình.

6. Cho trẻ giúp đỡ người khác và cho đi

dạy trẻ yêu thương bản thân

 Lòng tự trọng phát triển khi trẻ thấy rằng những gì chúng làm có ý nghĩa quan trọng hoặc hữu ích với người khác. Trẻ có thể giúp bạn cùng lớp có hoàn cảnh khó khăn hơn, thực hiện một dự án cộng đồng ở trường, hoặc tham gia các hoạt động thiện nguyện, bảo vệ môi trường. Những hành động giúp đỡ và tử tế xây dựng lòng tự trọng, lòng trắc ẩn tốt đẹp ở trẻ.

Trên đây là 6 cách dạy trẻ yêu thương bản thân mà cha mẹ cần lưu ý. Hy vọng những thông tin mà Junbee chia sẻ hữu ích với bạn đọc.

 >>>Xem thêm:

Bí Quyết Dạy Trẻ Biết Chia Sẻ

8 Loại Trí Thông Minh Ở Trẻ Cha Mẹ Cần Nắm Rõ

Phòng Tránh Tai Nạn Thương Tích Cho Trẻ Tại Nhà Và Cách Sơ Cứu

9 Điều Cha Mẹ Không Nên Cấm Cản Con

Dạy Trẻ Các Kỹ Năng Xã Hội Cần Thiết

 

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1