Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tại nhà và cách sơ cứu

Cha mẹ không thể lúc nào cũng bên cạnh để chăm sóc và bảo vệ trẻ. Vì vậy, để bảo vệ con, cách tốt nhất là cha mẹ nên trang bị cho bản thân và cho con kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong các tình huống khẩn cấp. Trong bài viết sau, Junbee sẽ chia sẻ với bạn đọc cách phòng tránh các tai nạn thương tích cho trẻ em tại nhà và cách sơ cứu đơn giản, kịp thời dành cho phụ huynh.

Cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ

Dù ở trong bất cứ tình huống nguy cấp nào, cha mẹ cũng cần bình tĩnh và thực hiện các kỹ năng sơ cứu để giúp trẻ thoát khỏi nguy hiểm. Nếu không được sơ cứu kịp thời trẻ có thể thương tích nặng hơn, để lại những di chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.

1. Phòng tránh các vật sắc nhọn

phòng tránh bị thương ở trẻ

 

Trẻ thường có tính tò mò, thích khám phá mọi thứ xung quanh, nhất là các đồ dùng mới lạ. Vì vậy, trẻ có nguy cơ cao bị các vật sắc nhọn cắt hay đâm vào người. Phụ huynh hay người chăm trẻ cần chú ý như sau:

- Các vật dụng sắc nhọn trong gia đình cần được bảo quản ở trong tủ, để lên cao hoặc có giá treo ngoài tầm với của trẻ. Một số vật sắc nhọn thường dùng như dao, kéo, liềm, cưa, rìu…

- Không cho trẻ chơi các vật dụng sắc nhọn hoặc chơi ở nơi có nhiều vật sắc nhọn như đá, mảnh kính vỡ, tăm, que xiên…

Sơ cấp cứu trẻ bị thương tích do bị vật sắc nhọn đâm

Rửa sạch vết thương, sát trùng và cầm máu vết thương sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

2. Phòng tránh hóc, nghẹn đường thở

phòng tránh trẻ bị hóc

 

Trẻ thường xuyên gặp phải tình trạng bị ngạt, tắc đường thở khi nuốt hoặc nhét các vật gây tắc đường thở vào miệng hay mũi. Vì vậy, người lớn chăm sóc trẻ cần phòng tránh bằng cách:

- Khi nấu thức ăn cho trẻ thì nên nghiền nhuyễn, không lẫn xương, không cho trẻ ăn các thực phẩm dễ hóc, nghẹn như các loại hạt, các loại quả tròn và nhỏ.

- Các vật dụng dễ nuốt như kim băng, đồng xu, cúc áo, các loại hạt… nên để ngoài tầm với của trẻ hoặc cất trong tủ có khóa.

- Nên để trẻ ngồi yên trong khi ăn, không cười đùa hay không để trẻ ngả đầu về phía sau.

- Dạy trẻ không chơi các trò chơi dễ gây ngạt thở như dùng chăn, gối, túi bóng chụp lên đầu.

Sơ cứu trẻ bị hóc nghẹn

- Khi trẻ bị hóc, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là nhanh chóng lấy dị vật ra khỏi mũi, miệng của trẻ.

- Để đầu thấp hơn cơ thể trẻ bằng cách để trẻ cúi đầu hoặc nằm sấp trên đùi sau đó vỗ nhiều lần vào lưng giữa hai vai để dị vật bật ra ngoài.

- Khi trẻ bất tỉnh phải hà hơi thổi ngạt miệng hoặc mũi sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

3. Phòng tránh điện giật

phòng tránh giật điện

 

Điện giật cực kỳ nguy hiểm có thể gây ra bỏng, tổn thương thần kinh, thậm chí là tử vong. Vì vậy cha mẹ cần lưu ý:

- Dạy trẻ không sờ tay vào ổ điện, không chơi gần máy thủy điện, trạm điện, biến thế điện.

- Dạy trẻ không chơi khu vực có dây điện bị đứt, không trèo lên cột điện, thả diều gần đường dây điện.

- Dạy trẻ không trú, nấp dưới tán cây to khi trời mưa để đề phòng bị sét đánh. Cách tốt nhất là trẻ nên tìm nơi trú ẩn an toàn.

- Để ổ điện và dây điện ngoài tầm với của trẻ.

- Có thể dùng ổ điện có nắp hoặc dán băng dính những ổ điện ít khi dùng.

- Không sử dụng dây điện không có phích cắm để cắm trực tiếp vào ổ điện.

- Người lớn cần thường xuyên kiểm tra hệ thống lưới điện để đề phòng bị hở.

Cách sơ cứu khi trẻ bị giật điện

- Tách trẻ ra khỏi nguồn điện bằng các vật dụng cách điện.

- Nếu trẻ bất tỉnh cần tìm người giúp đỡ, tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực và hà hơi thổi ngạt ngay lập tức. Sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

4. Phòng tránh ngộ độc ở trẻ

phòng tránh ngộ độc ở trẻ

 

Hiện nay có rất nhiều trường hợp trẻ bị ngộ độc do uống nhầm các loại hóa chất như thuốc chuột, dầu hỏa, thuốc trừ sâu, thuốc xịt muỗi… Vì vậy, phụ huynh cần lưu ý:

- Để các loại hóa chất xa tầm với của trẻ, cách tốt nhất là để vào tủ có khóa.

- Hướng dẫn trẻ không ăn, uống các loại thức ăn ôi thiu, không nguồn gốc, không có nhãn mác.

- Không sử dụng chai, lọ chứa hóa chất để đựng đồ ăn hay thức uống.

- Không sử dụng chai, lọ đựng đồ ăn để chứa các hóa chất bởi chúng sẽ rất dễ gây nhầm lẫn cho trẻ.

Sơ cứu trẻ bị ngộ độc

Cần giúp trẻ nôn hết các hóa chất vừa uống phải và chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

5. Phòng tránh động vật cắn ở trẻ

phòng tránh động vật cắn

 

Để trẻ không bị các loại động vật cắn thì cha mẹ cần:

- Dạy trẻ không chơi gần nơi có nhiều bụi rậm để phòng tránh bị rắn cắn.

- Không chọc phá các con vật ở trong nhà như chó, mèo, tổ ong.

- Tiêm phòng đầy đủ cho các loại động vật trong nhà.

- Nên có đèn hoặc khua gậy khi đi qua bụi rậm vào buổi tối.

Sơ cứu trẻ bị động vật cắn

Thực hiện rửa vết thương bằng nước và xà phòng, nếu cần có thể sử dụng bất cứ loại nước sạch có sẵn và đưa trẻ tới cơ sở y tế.

6. Phòng tránh bỏng ở trẻ

phòng tránh bị bỏng ở trẻ

 

Trẻ thường xuyên bị bỏng vì tính tò mò, hiếu động và do sự bất cẩn của người lớn. Bỏng gây cho trẻ đau đớn, khó chịu, nếu bỏng nặng còn gây co kéo cơ, tàn phế hoặc tử vong.

- Không cho trẻ tiếp xúc với khu vực nấu ăn.

- Các loại thức ăn nóng, nồi, phích nước nóng, vật gây cháy nổ cần để ngoài tầm với của trẻ.

- Dạy trẻ không nghịch lửa và các vật dụng dễ cháy nổ như diêm, bật lửa…

Sơ cứu khi trẻ bị bỏng

Khi trẻ bị bỏng cần nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nguyên nhân gây bỏng và ngâm vùng da bị thương vào nước mát trong vòng 20-30 phút và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Như vậy, bài viết đã cung cấp đầy đủ các thông tin phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ và cách sơ cứu để cha mẹ ghi nhớ và thực hiện trong từng trường hợp. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn đọc.

>>>>Xem thêm:

Dạy Trẻ Kỹ Năng Phòng Tránh Bị Bắt Cóc

Những Kiểu Nuông Chiều Con Quá Mức Của Cha Mẹ

Cách Ứng Xử Của Cha Mẹ Khi Con Ganh Tỵ Với Em

Những Điều Cha Mẹ Không Nên Làm Trước Mặt Con

Những Kỹ Năng Sống Cần Thiết Cho Trẻ Tự Lập

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1