Bí quyết dạy trẻ biết chia sẻ

Biết chia sẻ là đức tính tốt của con người. Sự chia sẻ mang lại những giá trị to lớn cho bản thân trẻ và những người xung quanh. Vậy làm sao để dạy trẻ biết sẻ chia? Junbee sẽ gợi ý cho cha mẹ những bí quyết giúp trẻ biết chia sẻ trong bài viết sau nhé.

Bí quyết dạy trẻ biết chia sẻ

dạy trẻ biết chia sẻ

 Tại sao trẻ cần phải chia sẻ? Trước khi dạy trẻ về sự chia sẻ, cha mẹ cần cho con câu trả lời về câu hỏi này. Một gia đình sẽ vui vẻ, hạnh phúc nếu mọi người biết chia sẻ, nhường nhịn nhau. Một tập thể sẽ đoàn kết và gắn bó nếu các thành viên biết chia sẻ công việc, chia sẻ cảm xúc với nhau. Cho đi là nhận lại, gốc rễ của sự thành công chính là sự chia sẻ. Vì vậy, để thành công trong tương lai, trẻ cần biết chia sẻ ngay từ những công việc nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày.

1. Cha mẹ cần làm gương cho con

Làm gương cho con là cách giáo dục con tốt nhất. Cha mẹ cần thường xuyên chia sẻ khi có cơ hội và xuất phát từ trái tim để trẻ cảm nhận được ý nghĩa, niềm vui, niềm hạnh phúc khi được sẻ chia với mọi người xung quanh.

Việc làm đơn giản nhất để dạy con về sự chia sẻ đó là tặng con một món quà hay nấu cho con những món ăn ngon và nói với con rằng cha mẹ rất vui và hạnh phúc khi được chia sẻ với con những điều đơn giản như vậy. Ngoài ra, cha mẹ có thể hướng dẫn con thăm hỏi và tặng cho ông bà những món quà ý nghĩa để trẻ cảm nhận được niềm vui của cả người cho và người nhận khi chia sẻ như thế nào.

2. Cho trẻ được trải nghiệm

Học đi đôi với hành. Việc trải nghiệm những việc làm thực tế sẽ giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của sự sẻ chia. Sự sẻ chia đến từ cách hành động nhỏ như chia đồ ăn ngon cho ông bà, bố mẹ, anh chị em, bạn bè hay nhường ghế cho người già và trẻ nhỏ. Ngoài ra, sự chia sẻ còn đến từ ý thức bỏ rác đúng nơi quy định, thu dọn sách vở cũ cho trẻ em vùng cao hay bỏ tiền lẻ gây quỹ mua quần áo, đồ dùng học tập tặng các bạn có hoàn cảnh khó khăn.

Khi được tham gia vào các hoạt động như vậy, trẻ sẽ ý thức được tầm quan trọng của sự chia sẻ, những bài học quý giá và hình thành nên đức tính biết yêu thương.

3. Dạy trẻ về tính sở hữu và quyền chia sẻ

dạy trẻ biết chia sẻ

 Chia sẻ là hành động đẹp mang tính nhân văn cao tuy nhiên cha mẹ cũng cần dạy trẻ về tính sở hữu. Nếu đồ của trẻ thì trẻ có quyền có chia sẻ hay không và chia sẻ theo cách nào. Không nên chia sẻ tất cả mọi thứ mà không suy nghĩ bởi đôi khi trẻ sẽ dễ bị lợi dụng.

Còn nếu là đồ công cộng thì trẻ cần nhường cho những người yếu hơn như trẻ em, người cao tuổi.

4. Cha mẹ cần khen ngợi trẻ đúng lúc

Khi trẻ đã học được cách chia sẻ, cha mẹ đừng quên khuyến khích những hành động tích cực của con bằng những lời khen. Cụ thể như “Con là người hào phóng khi biết chia sẻ với bạn” “Con của mẹ thật tốt bụng khi biết giúp đỡ người khác”. Lúc này, trẻ sẽ thấy được hành động của mình là đúng đắn và đáng được trân trọng, sau đó trẻ sẽ tiếp tục làm những hành động tương tự như vậy vào lần sau.

Nếu khi chia sẻ với người khác mà cha mẹ phớt lờ đi và cho rằng đó là việc mà con cần tự giác làm thì trẻ sẽ không muốn lặp lại hành động đó vào lần tiếp theo bởi việc đó không hề thú vị.

5. Không dùng lời nói và hành động không hay khi trẻ không chịu chia sẻ

Khi trẻ không chịu chia sẻ đồ của mình cho người khác thì cha mẹ thường hối thúc con hãy chia sẻ, thậm chí là yêu cầu và quát mắng khi không giữ được bình tĩnh. Những hành động này không giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của sự chia sẻ mà còn làm phản tác dụng. Lúc này, trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi và bị tổn thương, dần dần khi lặp lại nhiều lần sẽ tạo nên xu hướng bạo lực trong tính cách của trẻ.

Tâm lý trẻ rất dễ bị tổn thương bởi những hành động mà cha mẹ làm với trẻ khi còn nhỏ. Vì vậy, cha mẹ nên tránh những lời nói hay hành động không hay và dạy trẻ một cách đúng đắn và khoa học.

Trên đây là bí quyết dạy trẻ biết chia sẻ mà cha mẹ cần lưu ý. Hy vọng những bài viết của Junbee sẽ giúp cha mẹ có thêm kiến thức và các kỹ năng xử lý tình huống khi giáo dục con trẻ. Hãy tham khảo ngay nhiều bài viết bổ ích trong chuyên mục “Nuôi dạy con cái” của Junbee nhé.

Chúc cha mẹ luôn bình an, vui vẻ và hạnh phúc trên chặng đường nuôi dạy con.

>>>Xem thêm:

Dạy Trẻ Kỹ Năng Phòng Tránh Bị Bắt Cóc

Những Kiểu Nuông Chiều Con Quá Mức Của Cha Mẹ

Cách Ứng Xử Của Cha Mẹ Khi Con Ganh Tỵ Với Em

Những Điều Cha Mẹ Không Nên Làm Trước Mặt Con

Những Kỹ Năng Sống Cần Thiết Cho Trẻ Tự Lập

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1