Cách giúp trẻ điều tiết cảm xúc bản thân

Trẻ nhỏ vẫn chưa biết cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân nên việc giận dữ và có những hành vi bạo lực là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, để tránh trường hợp trẻ có hành vi bạo lực thái quá, cha mẹ cần giúp con biết cách điều tiết cảm xúc. Hãy cùng Junbee tìm hiểu về cách giúp trẻ điều tiết cảm xúc trong bài viết dưới đây.

Cách giúp trẻ điều tiết cảm xúc

dạy trẻ điều tiết cảm xúc

1. Kết nối với trẻ

Cha mẹ và con cái luôn có sự kết nối với nhau một cách tích cực và bền chặt. Tuy nhiên, đối với những đứa trẻ ngang bướng thì rất khó để duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và trẻ bởi trẻ luôn có những hành vi ngược lại với mong muốn của cha mẹ khiến người đối diện mất bình tĩnh. Vì vậy, cha mẹ cần phải có những biện pháp để khắc phục giúp sự kết nối tình cảm gia đình luôn luôn hiện hữu.

- Cha mẹ không nên cấm đoán hay có những biện pháp trừng phạt mạnh tay với con mà thay vào đó là động viên trẻ bằng những từ ngữ tích cực. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian để hướng dẫn, phân tích về những hành động có xu hướng bạo lực của con.

- Duy trì những ngôn từ và hành động tích cực để định hướng sự phát triển của con về sau.

- Đưa ra giới hạn đối với hành vi của trẻ, những hành vi gây tổn thương, thiệt hại về thể chất và cảm xúc của người đối diện sẽ không được chấp nhận.

2. Giúp trẻ gọi tên và điều chỉnh cảm xúc

- Trong những năm đầu đời, trẻ sẽ học cách nhận biết và gọi tên cảm xúc bằng cách quan sát cảm xúc của những người xung quanh. Vì vậy, giai đoạn này trẻ không thể kiềm soát được sự tức giận và hành vi của mình. Vì vậy, cha mẹ cần dạy con gọi tên cảm xúc.

- Cha mẹ nên hạn chế đưa ra các yêu cầu quá sức đối với trẻ bởi những yêu cầu đó khó có thể thực hiện và càng làm trẻ tức giận hơn. Hãy đưa ra những nhiệm vụ phù hợp với khả năng của trẻ hoặc thử thách một chút để trẻ cố gắng hoàn thành. Khi con thực hiện nhiệm vụ, cha mẹ không nên can thiệp mà thay vào đó là đưa ra lời khuyên tích cực cho trẻ. Động viên, khích lệ trẻ hoàn thành nhiệm vụ giúp trẻ cảm thấy hào hứng hơn.

3. Cân nhắc trước khi đưa ra yêu cầu cho trẻ

Trước khi đưa ra yêu cầu gì đó, cha mẹ cần cân nhắc xem yêu cầu đó là phù hợp với trẻ hay không. Khi bắt đầu một nhiệm vụ, trẻ sẽ thấy hào hứng và sẵn sàng tuân thủ theo các quy định và cha mẹ đưa ra, tuy nhiên khi đến một giai đoạn nào đó, trẻ sẽ cảm thấy cha mẹ đang cố gắng kiểm soát trẻ và phản kháng lại mọi yêu cầu của cha mẹ.

Vì vậy, cha mẹ cần cân nhắc trước khi đưa ra yêu cầu với trẻ và giải thích cho trẻ hiểu các yêu cầu đó là phù hợp và trẻ có thể làm được.

4. Giúp con có giấc ngủ ngon để cải thiện tâm trạng

điều tiết cảm xúc ở trẻ

 Khi trẻ không ngủ đủ giấc sẽ làm trẻ trở nên khó chịu, cáu giận và giảm khả năng quan sát dẫn đến não bộ tiếp nhận thông tin kém. Theo các nghiên cứu thì trẻ không ngủ ngon sẽ thường cáu giận, mất bình tĩnh, mất tập trung hơn so với trẻ bình thường.

Vì vậy, cha mẹ cần giúp trẻ có giấc ngủ thật ngon và sâu giấc như hạn chế tiếng ồn, tắt các thiết bị điện tử trước khi ngủ, bật nhạc hoặc đọc sách giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

5. Giúp tình cảm anh chị em trong nhà luôn thân thiết

Cha mẹ nên đưa ra những nguyên tắc công bằng trong gia đình để cải thiện tình cảm của anh chị em trong nhà. Anh chị em có thể tự đàm phán với nhau để phân chia công việc nhà tạo ra sự bình đẳng.

Đối với các anh chị lớn, cha mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu những thiệt thòi của em bé để trẻ yêu thương, bảo vệ em. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần khen thưởng và khích lệ nếu trẻ biết cư xử và nhường nhịn em. Điều này sẽ làm trẻ cảm thấy được cha mẹ yêu thương và đối xử công bằng.

6. Dạy trẻ nhìn nhận vấn đề tích cực

- Cha mẹ nên dạy trẻ nhìn nhận vấn một cách tích cực. Ví dụ như khi trẻ chơi đồ chơi với bạn và bị bạn xô ngã thì cha mẹ có thể giải thích hành động đó một cách tích cực như bạn không cố ý hay bạn chỉ lỡ tay mà thôi. Điều này giúp trẻ cảm thấy thoải mái và hóa giải mọi mâu thuẫn của trẻ.

- Dạy trẻ có thể tha thứ và nhìn nhận vấn đề tích cực hơn tuy nhiên cũng sẽ có giới hạn đặt ra cho sự vị tha để tránh bị lợi dụng.

7. Dạy trẻ dùng tình yêu thương để xoa dịu cảm xúc tiêu cực

điều tiết cảm xúc trẻ

 Cha mẹ cần yêu thương và dạy trẻ về cách yêu thương những người xung quanh. Khi được yêu thương thì cảm xúc tiêu cực của trẻ cũng giảm đi. Cha mẹ có thể nói lời yêu thương hoặc dùng các hành động như ôm hôn để trẻ cảm nhận được.

8. Đưa ra phương pháp kỷ luật phù hợp

Cha mẹ nên giải thích tại sao lại đưa ra các yêu cầu đối với trẻ, dạy trẻ các kỹ năng xã hội hay đơn giản là dạy trẻ nói lời cảm ơn hay xin lỗi.

Trên đây là cách giúp trẻ điều tiết cảm xúc mà cha mẹ có thể tham khảo. Nếu trẻ thường xuyên cáu giận hoặc có những hành vi thái quá, gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ hoặc người có chuyên môn nhé.

>>>Xem thêm:

Dạy Trẻ Kỹ Năng Phòng Tránh Bị Bắt Cóc

Những Kiểu Nuông Chiều Con Quá Mức Của Cha Mẹ

Cách Ứng Xử Của Cha Mẹ Khi Con Ganh Tỵ Với Em

Những Điều Cha Mẹ Không Nên Làm Trước Mặt Con

Những Kỹ Năng Sống Cần Thiết Cho Trẻ Tự Lập

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1