Cách kiềm chế cảm xúc tức giận khi dạy con
Khi dạy con, cha mẹ cũng sẽ có những lúc tức giận và không kiềm chế được cảm xúc. Vậy làm thế nào để giúp cha mẹ bình tĩnh khi trẻ phạm lỗi? Mời bạn đọc cùng Junbee tìm hiểu cách kiềm chế cảm xúc tức giận khi dạy con dưới đây nhé.
Cách kiềm chế cảm xúc của cha mẹ khi dạy con
Trong khi nuôi con, việc con trẻ mắc lỗi và làm cho cha mẹ không vui là điều khó tránh khỏi. Trong tình huống đó, cha mẹ đã xử lý như thế nào? Có mẹ thì quát tháo, mắng mỏ và đánh con khi con làm sai, có người lại bình tĩnh, nhẹ nhàng và ân cần hỏi han. Vậy làm thế nào để kiềm chế được cảm xúc tức giận? Hãy xem các cách kiềm chế cảm xúc của cha mẹ dưới đây.
1. Tạm dừng cuộc tranh luận
Trước khi tình hình trở nên căng thẳng thì cha mẹ cần tạm dừng cuộc tranh luận với con thay vì cố gắng hỏi hay tranh luận để tìm lý do tại sao con sai. Càng lún sâu vào cuộc tranh luận thì cha mẹ càng khó kiềm chế cảm xúc của mình. Tạm dừng cuộc tranh luận giúp cha mẹ có thêm thời gian để suy xét và nhìn nhận vấn đề cũng như điều tiết cảm xúc.
2. Tự hỏi bản thân tại sao mình tức giận
Khi tranh luận với con, cha mẹ thường tức giận và có những suy nghĩ hay cảm xúc tiêu cực. Lúc này, cha mẹ cần dừng lại để tự hỏi bản thân lại sao lại giận con hoặc giận con như vậy sẽ làm con cảm thấy như thế nào để thay đổi cảm xúc lúc đó. Khi tự hỏi, cha mẹ sẽ cảm thấy được hạ nhiệt và kiềm chế cảm xúc của mình lúc đó.
Giữ bình tĩnh khi nói chuyện với con
Để lấy lại bình tĩnh trong khi nóng giận thì cha mẹ có thể tạm thời rời đi chỗ khác, hít thở thật sâu hoặc uống nước. Cha mẹ cần suy nghĩ tích cực và tự nhủ với bản thân rồi mọi chuyện sẽ qua thôi để cơn giận được xoa dịu và bình tĩnh trở lại.
3. Mỉm cười với con
Lúc tức giận làm sao cha mẹ có thể mỉm cười được đúng không nào? Tuy nhiên hãy cố gắng mỉm cười để giải phóng hormome endorphin tạo cảm giác dễ chịu và thoải mái. Khi mỉm cười cả cha mẹ và con cái sẽ bớt căng thẳng hơn, câu chuyện cũng sẽ đơn giản hơn và từ đó tìm được hướng giải quyết sớm nhất. Không chỉ lúc tức giận mà hãy thường xuyên mỉm cười với con để trẻ cảm thấy được vui vẻ, được yêu thương và trân trọng.
4. Tìm hiểu lý do của con
Để gỡ rối được tình huống thì cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao con lại nói hoặc hành động như vậy khi đã bình tĩnh. Hãy cố gắng suy nghĩ đơn giản mọi chuyện, đứng ở vị trí của con để suy xét và giải thích cho con hiểu con đang sai ở đâu và cách giải quyết như thế nào. Cha mẹ cần hiểu rằng con còn nhỏ và việc mắc phải những sai lầm là hoàn toàn bình thường, chỉ cần con biết lỗi sai và sữa chữa thì con hoàn toàn được phép mắc sai lầm.
5. Đưa ra những quy tắc
Trong nhà, cha mẹ cần đưa ra một số quy tắc chung nhất định và cả gia đình cần thực hiện đúng quy tắc đó. Việc đặt ra những quy tắc sẽ làm hạn chế những lỗi sai của con cũng như giúp cha mẹ và con cái bớt căng thẳng. Cha mẹ có thể đưa ra lịch sinh hoạt chung của cả gia đình, quy định thời gian con được xem ti vi, thời gian con làm bài tập, thời gian mà con thức dậy… Nếu con không thực hiện đúng các quy định đó thì con sẽ không được đi chơi hoặc không được ăn món yêu thích… Việc này vừa giúp cha mẹ và con cái thoải mái hơn vừa tạo ra thói quen sinh hoạt đúng giờ giấc cho con.
6. Cha mẹ cần thời gian nghỉ ngơi
Khi xảy ra tình huống căng thẳng, cha mẹ có thể dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và giải tỏa năng lượng tiêu cực, suy nghĩ về những điều tích cực để cảm thấy vui vẻ, thoải mái hơn. Đôi khi chỉ cần một lỗi nhỏ của con cũng sẽ làm cha mẹ thấy tức giận, cha mẹ có thể rời đi và đọc sách, nghe nhạc hay gặp gỡ bạn bè để giải tỏa căng thẳng. Khi dạy dỗ con, cha mẹ không nên có cảm xúc tiêu cực vì nó sẽ dẫn đến những lời nói hay hành động làm tổn thương đến trẻ.
Chăm con là cả một quá trình cần nhiều thời gian, sự yêu thương và chăm sóc. Công việc này không hề đơn giản nhưng cha mẹ cần cố gắng để thấu hiểu, chia sẻ và dạy dỗ con nên người.
Khi biết cách kiềm chế cảm xúc tức giận khi dạy con thì chắc chắn con của bạn sẽ trở thành đứa trẻ ngoan ngoãn, hiểu chuyện và được sống trong tình yêu thương của cha mẹ. Cha mẹ có thể tham khảo thêm nhiều bài viết của Junbee để có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
>>>>Xem thêm:
Dạy Trẻ Kỹ Năng Phòng Tránh Bị Bắt Cóc
Những Kiểu Nuông Chiều Con Quá Mức Của Cha Mẹ
Cách Ứng Xử Của Cha Mẹ Khi Con Ganh Tỵ Với Em
Thêm một bài đánh giá
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *
0 Bình luận