Cách làm sữa hạt thơm ngon, bổ dưỡng cho bé
Sữa hạt là thực phẩm bổ dưỡng dành cho trẻ nhỏ và người lớn. Vậy cách chọn nguyên liệu như thế nào? Xử lý các loại hạt ra sao và cách nấu sữa hạt như thế nào? Hãy cùng Junbee tìm hiểu về công thức nấu sữa hạt trong bài viết sau.
Nguyên liệu làm sữa hạt
Cha mẹ có thể bắt đầu bằng những loại hạt có sẵn tại nhà và từ những công thức làm sữa hạt đơn giản hoặc có thể làm món mà bé thích nhất trước. Ban đầu cha mẹ có thể nấu các công thức đơn giản như sữa bắp, sữa bí đỏ, sữa đậu xanh… sau đó mới đến các công thức khó hơn.
1. Nguyên liệu nấu sữa hạt
Các nguyên liệu thường dùng để làm sữa hạt như sau:
- Ngũ cốc: Các loại ngũ cốc như yến mạch, hạt kê, nếp, ngô, gạo lứt đỏ hoặc trắng, quinoa.
- Các loại hạt: Các loại hạt dùng làm nguyên liệu nấu sữa hạt như hạt lanh, hạt điều, óc chó, macca, hạnh nhân, hạt bí, mè đen, hạt sen…
- Các loại đậu: Hạt đậu đen, đậu xanh, đậu lăng, đậu đỏ, đậu gà và các loại đậu khác
- Các loại củ quả như củ đậu, bí đỏ, khoai lang
- Gia vị: đường thốt nốt, mật mía, long nhãn, đường đen.
2. Phân loại hạt
- Nhóm hạt có tính sánh, dẻo và có độ bột đó là yến mạch, lúa mạch, hạt kê, các loại đậu, quinoa, hạt lanh… các loại này thường nhiều vitamin và khoáng chất.
- Nhóm hạt không có tính sánh dẻo như hạt điều, óc chó, đậu phộng, hạt bí, hướng dương, macca, hạt thông… các loại này thường giàu omega 3-6-9, chất béo và giàu dinh dưỡng, tạo độ béo ngậy cho sữa.
- Nhóm hạt cần nấu chín gồm các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu gà, đậu lăng, hạt kê, lúa mạch, quinoa… Các loại đậu nên luộc hoặc hấp chín để nguội rồi xay sữa. Làm như vậy giúp sữa chín thơm và béo ngậy hơn.
- Nhóm hạt không cần nấu chín là các loại hạt nhóm hạt béo như macca, hạt điều, hạnh nhân, óc chó… Các loại này không cần nấu ở nhiệt độ cao và trong thời gian lâu vì sẽ làm mất hết giá trị dinh dưỡng trong hạt. Việc đun nấu các loại hạt này ở nhiệt độ cao sẽ dẫn đến hiện tượng kết tủa, vì vậy với các loại hạt béo thì cha mẹ chỉ cần xay.
3. Tỷ lệ các nguyên liệu khi nấu sữa hạt
Ngũ cốc chiếm khoảng 50-60%, các loại đậu đỗ và hạt tối đa là 20% và các loại củ quả chiếm 20-30%.
Không nên chọn quá nhiều loại đậu và hạt trong cùng 1 món sữa vì nó sẽ làm thừa axit. Quinoa và hạt kê là ngũ cốc nên cho vào tất cả các loại sữa hạt vì đây là ngũ cốc có tính kiềm. Ngoài ra, cần cho thêm một chút muối tinh hoặc muối hồng Himalaya để tăng tính kiềm cho sữa hạt.
Các loại sữa hạt nên nấu thô sau đó cho thêm chút đường vào sau cùng. Nếu con còn nhỏ thì không nên dùng đường mà thay vào đó là táo đỏ hay chà là để tạo độ ngọt tự nhiên cho sữa.
4. Một số lưu ý khi nấu sữa hạt
- Không cho nhiều loại hạt và quá đặc sẽ làm con bạn khó hấp thu và khó uống, vì vậy cha mẹ có thể lựa chọn mỗi ngày một loại hạt để nấu sữa.
- Nên uống sữa hạt vào lúc nóng sẽ giúp trẻ hấp thu tốt hơn.
- Sau khi nấu xong nên mở nắp và dùng thìa đảo cho sữa nhanh nguội. Mở nắp giúp sữa hạn chế tách lớp phân tầng.
- Không dùng trước bữa ăn vì sữa hạt dễ gây đầy bụng.
Gợi ý các loại sữa hạt thơm ngon cho trẻ
1. Nguyên liệu nấu sữa hạnh nhân matcha
- 40g hạt hạnh nhân ngâm tách vỏ
- 1-2 thìa matcha
- 30g đường tạo ngọt
- 1000ml nước
- Sữa không nấu
2. Sữa ngô ngọt hạt điều
- 1 bắp ngô ngọt nhỏ
- 1 nắm hạt điều
- 1200ml nước
- 30g đường phèn
- Sữa thảo mộc
3. Sữa đậu nành mè đen
- 40g đậu nành ngâm 8 giờ bỏ vỏ
- 20g mè đen rang thơm
- 30g đường phèn
- 1200ml nước
- Sữa thảo mộc
4. Sữa hạt hạnh nhân tinh bột nghệ
- 40g hạnh nhân ngâm tách vỏ
- 1-2 thìa bột nghệ
- 30g đường phèn
- 1000-1200ml nước
- Sữa không nấu
5. Sữa cà rốt hạt điều
- 1 củ nhỏ cà rốt chần sơ nước sôi
- 40g hạt điều rang sơ
- 30g đường phèn tạo ngọt
- 1 chút muối hồng
- 1200ml nước
- Sữa không nấu
6. Các làm sữa hạt đậu nành, đậu xanh
- 30g đậu nành ngâm 8 giờ lược vỏ
- 40g đậu xanh cả vỏ ngâm 3-4 giờ
- 30g đường phèn
- 1200ml nước
- Sữa thảo mộc
7. Sữa đậu nành khoai lang
- 1 củ nhỏ khoai lang
- 30g đậu nành ngâm 8 giờ lược vỏ
- 30g đường phèn
- 1200ml nước
- Sữa thảo mộc
8. Sữa đậu đỏ, đỗ lạc
- 40g đậu đỏ ngâm 8 giờ
- 30g lạc rang
- 30g đường phèn
- 1200ml nước
- Sữa thảo mộc
9. Sữa milo
- 50g điều rang chín
- 30g hạnh nhân ngâm bóc vỏ
- 1-2 thìa bột cacao
- Đường phèn tạo ngọt
- 1200ml nước
- Sữa không nấu
10. Sữa bí đỏ, hạt sen
- 100-150g bí đỏ
- 50g hạt sen tươi hoặc 30g hạt sen khô
- Đường
- 1200ml nước
- Sữa thảo mộc
11. Sữa hạt óc chó mè đen
- 70g óc chó ngâm khoảng 4 giờ
- 30g mè đen rang thơm
- 70g đường phèn
- 1000ml nước
12. Sữa đậu nành, đậu hà lan
- 60g đậu nành ngâm 8 giờ
- 40g đậu hà lan luộc chín
- 70g đường phèn
- 1000ml nước
13. Sữa đậu nành, đậu phộng
- 60g đậu nành ngâm 8 giờ
- 40g đậu phộng rang thơm
- 70g đường phèn
- 1000ml nước
14. Sữa dẻ cười đậu xanh
- 50g đậu xanh ngâm 8 giờ
- 50g dẻ cười
- 70g đường phèn
- 1000ml nước
15. Sữa hạt dẻ cười, macca
- 50g dẻ cười
- 50g macca
- 10g yến mạch ngâm 3 giờ
- 70g đường phèn
- 1000ml nước
16. Sữa hạnh nhân bí đỏ
- 100g bí đỏ luộc chín
- 50g hạnh nhân ngâm 8h
- 70g đường phèn
- 1000ml nước
- 250ml sữa tươi
17. Cách làm sữa hạnh nhân, cà rốt
- 200g cà rốt
- 50g hạnh nhân ngâm 8 giờ
- 70g đường phèn
- 1000ml nước
18. Sữa điều hạnh nhân
- 50g hạnh nhân ngâm 8 giờ
- 30g hạt điều ngâm 2 giờ
- 70g đường phèn
- 1000ml nước
19. Sữa hạnh nhân, macca
- 50g macca
- 50g hạnh nhân ngâm 8 giờ
- 70g đường phèn
- 1000ml nước
20. Sữa macca bắp
- 50g macca
- 150g bắp luộc chín
- 70g đường phèn
- 1000ml nước
21. Sữa óc chó, khoai lang, đậu xanh
- 30g óc chó ngâm khoảng 4 giờ
- 30g đậu xanh ngâm 8 giờ
- 70g đường phèn
- 1000ml nước
22. Sữa óc chó đậu đen quinoa
- 20g óc chó châm 4 giờ
- 20g đậu đen ngâm 8 giờ
- 20g quinoa ngâm 4 giờ
- 70g đường phèn
- 1000ml nước
Làm sữa hạt không hề khó như cha mẹ vẫn nghĩ. Điều quan trọng là cha mẹ cần nắm được quy tắc phối trộn, lưu ý các loại hạt kỵ nhau và dược tính của một số hạt để tránh xung khắc.
Trên đây là 22 cách làm sữa hạt thơm ngon, bổ dưỡng cho bé. Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn đọc khi nấu sữa hạt cho con.
>>>Xem thêm:
Gợi Ý 24 Bữa Phụ Cho Bé Thơm Ngon Bổ Dưỡng (P2)
Thực Đơn Ăn Dặm Tự Chỉ Huy BLW Cho Bé Đủ Dinh Dưỡng
Tổng Hợp Các Món Ăn Ngon Từ Gà Cho Bé Ăn Dặm
Tổng Hợp Các Món Ăn Làm Từ Cá Cho Bé Từ 1 Tuổi
Các Phương Pháp Ăn Dặm Cho Bé Và Ưu Nhược Điểm
Thêm một bài đánh giá
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *
0 Bình luận