Cách nấu đồ ăn dặm kiểu Nhật cho bé

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm đang được các mẹ sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, mẹ đã biết cách nấu đồ ăn dặm kiểu Nhật hay chưa? Hãy cùng Junbee tìm hiểu cách nấu đồ ăn dặm kiểu Nhật dưới đây nhé.

Cách nấu đồ ăn dặm kiểu Nhật

cách nấu đồ ăn dặm kiểu nhật 

1. Cách nấu cháo rây

Cháo rây được nấu theo công thức 1 gạo 10 nước có nghĩa là nấu 1 thìa gạo với 10 thìa nước. Nếu cha mẹ nấu nhiều hơn thì dựa vào tỷ lệ này rồi nhân lên. Cháo chín thì rây mịn, đặc và dùng nước dashi thêm vào cho độ đặc loãng sao cho phù hợp với độ thô của trẻ. Cha mẹ có thể nấu cháo bằng nồi cơm điện hoặc dùng nối nấu cháo riêng cho bé.

Dưới đây là tỷ lệ nấu cháo cho bé theo từng độ tuổi

Trẻ từ 5-6 tháng thì nấu theo tỷ lệ 1 gạo:10 nước hoặc 1 cơm: 4,5 nước

Trẻ từ 7-8 tháng thì nấu theo tỷ lệ 1 gạo:7 nước hoặc 1 cơm: 3 nước

Trẻ từ 9-11 tháng thì nấu theo tỷ lệ 1 gạo:5 nước hoặc 1 cơm: 2 nước

Trẻ từ 12-18 tháng thì nấu theo tỷ lệ 1 gạo: 2 nước hoặc 1 cơm: 1 nước

2. Cách nấu rau củ ăn dặm kiểu Nhật

- Công thức chung cho rau củ là hấp chín, tán hoặc nghiền rồi rây mịn. Cha mẹ nên rây lúc còn nóng sẽ dễ dây hơn. Các loại củ như bí đỏ, các loại khoai là loại nguyên liệu sau khi luộc chín sẽ mềm nên việc nghiền mịn khá đơn giản và nhanh chóng. Cha mẹ chỉ việc dùng thìa, nĩa miết nhẹ cho nhuyễn là được.

- Đối với các loại rau thì có thể luộc rồi lấy lá tán, nghiền sau đó rây mịn và dùng nước dashi để điều chỉnh độ đặc loãng. Rau lấy nguyên phần lá, rửa sạch, luộc chín sau đó vớt ra, vắt bớt nước và thai nhỏ cho vào cối giã, máy xay. Rây rau đã giã, xay nhỏ qua lưới để có món rau mịn cho bé. Có thể dùng nước dashi hoặc nước dùng để pha cùng rau sao cho thành hỗn hợp phù hợp với bé.

3. Cách nấu nước dashi cho bé

Nước dashi có 2 loại là dashi rau củ và dashi cá bào – tảo bẹ

Cách nấu nước dashi rau củ cha mẹ tham khảo chi tiết tại bài viết cách nấu nước dashi rau củ cho bé ăn dặm.

Cách nấu nước dashi từ cá bào – cải bẹ

Nguyên liệu gồm:

- 5-10g cá bào

- 1-2 lá cải bẹ

- 200-400ml nước

Cách nấu nước dashi từ cá bào và cải bẹ như sau:

- Ngâm tảo bẹ vào 400ml nước khoảng 15-30 phút để tảo bẹ nở bung to.

- Đun trên bếp vừa sôi lăn tăn khoảng 30 giây thì vớt tảo bẹ ra ngay. Cha mẹ nên lưu ý không đun lâu sẽ làm nước dashi bị đắng.

- Cho cá bào khô vào nhanh đun thêm 1 phút rồi tắt bếp.

- Sau cùng vớt cá bào và tảo ra, lấy phần nước dùng cho bé.

Lịch ăn dặm kiểu Nhật cho bé

ăn dặm kiểu nhật

 - Số bữa chính: 1 bữa/ngày khoảng 10 giờ sáng. Sau bữa ăn trẻ có thể ăn thêm sữa hoặc không, tùy vào nhu cầu của từng trẻ.

- Sau 1 tuần ăn bữa chính thì trẻ có thể ăn thêm bữa phụ vào lúc 15 giờ sau khi bé ngủ dậy, các món phụ như trái cây, nước ép trái cây.

- Trẻ từ 6,5 tháng có thể ăn được đậu hũ non, phô mai, lòng đỏ trứng gà, sữa chua, cá thịt trắng.

>>>Tham khảo ngay: Bữa phụ cho bé đủ dinh dưỡng

Bổ sung chất béo cho trẻ: Với trẻ mới đầu ăn dặm dưới 6 tháng tuổi thì mỗi bữa có thể cho thêm từ ½ đến 1 thìa cà phê, ưu tiên dùng dầu óc chó, dầu ô liu, dầu mè nguyên chất, dầu gấc và không dùng quá 4 ngày 1 tuần. Từ 6 tháng trở đi thì có thể tăng lên tối đa là 10ml 1 tuần và không quá 4 ngày 1 tuần.

Đối với em bé nhạy cảm thì cha mẹ không nên ép trẻ ăn nếu trẻ không ăn. Có thể ngừng khoảng 2-3 ngày sau đó chế biến thức ăn trơn hơn và thử cho trẻ ăn lại.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật theo ngày cho trẻ 6 tháng tuổi

ăn dặm kiểu nhật

 Ngày 1,2,3,4:

+ Cháo rây: 5ml (cháo 1:10)

+ Nước lọc tráng miệng

Ngày 5:

+ Cháo rây: 10ml (cháo 1:10 trộn thêm dashi rau củ)

+ Cà rốt nghiền: 5ml (cà rốt hấp chín rây mịn và thêm nước dashi vào làm loãng)

Ngày 6:

+ Cháo rây, dashi: 15ml (cháo 1:10)

+ Súp lơ + mướp hương: 5ml (hấp chín rây)

Ngày 7:

+ Cháo rây, dashi: 15ml (cháo 1:10)

+ Khoai lang trộn sữa mẹ: 5ml (khoai lang hấp chín rây mịn, sữa mẹ hâm ấm 40 độ và trộn vào nhau)

Ngày 8:

+ Susu nghiền trộn sữa mẹ: 10ml (cách làm tương tự ngày 7)

+ Cải bó xôi dashi: 10ml (cải hấp chín rây trộn thêm dashi)

Ngày 9:

+ Cháo rây: 15ml (cháo 1:10)

+ Cải bó xôi: 10ml (hấp - rây)

+ Khoai tây: 10ml (hấp - rây)

Ngày 10:

+ Cháo rây: 15ml (cháo 1:10)

+ Rau ngót: 10ml (hấp - rây)

+ Mướp hương: 10ml (hấp - rây)

Từ ngày thứ 10 trở đi bổ sung vào cháo 1 vài giọt dầu mè, dầu óc chó, dầu oliu, dầu gấc....Tuỳ ý Siêu Bố muốn sử dụng dầu nào cũng dc. Axit béo trong dầu giúp hoà tan vitamin, giúp bé tăng kg tốt cũng như tốt cho sự phát triển của bé. Nấu cháo xong tắt bếp, múc ra cháo ra chén và cho vai giọt dầu vào nhé, nhớ là cho vào khi cháo còn nóng.

Ngày 11:

+ Cháo rây mix rau mồng tơi (cháo 1:10)

+ Khoai lang nghiền (hấp - rây)

Ngày 12:

+ Cháo rây mix hạt sen (cháo 1:10)

+ Cà chua nghiền (cà chua bỏ hạt hấp sau đó rây lại, bỏ phần vỏ)

Ngày 13:

+ Cháo rây mix khoai lang (cháo 1:10)

+ Canh mồng tơi (mồng tơi hấp chín rây và thêm một ít dashi vào)

Ngày 14:

+ Cháo rây mix rau dền (cháo 1:10)

+ Đậu cove nghiền (đậu bỏ hạt sau đó mang đo hấp chín và rây mịn)

Ngày 15:

+ Bí đỏ nghiền (hấp - rây)

+ Đậu hà lan nghiền (hấp - rây)

Ngày 16:

+ Cháo táo (cháo 1:10) - táo hấp chín rây trộn chung với cháo rây và thêm dashi làm loãng nếu quá đặc

+ Đậu hà lan nghiền (hấp - rây)

+ Canh cải thìa (cải thìa hấp lá rây và thêm dashi)

Ngày 17:

+ Cháo bánh mì (bánh mì sandwich lạt bỏ phần cứng bên ngoài sau đó xé vụn cho vào sữa mẹ hoặc sữa ct đun lên, khi chín rây lại cho bé dùng)

+ Canh rau dền (rau dền lấy phần lá hấp và rây, thêm dashi)

Ngày 18:

+ Cháo rau dền (cháo 1:10)

+ Soup đậu cove (đậu hấp chín rây và cho dashi vào)

+ Khoai tây nghiền (hấp - rây)

Ngày 19:

+ Cháo bầu (cháo 1:10)

+ Canh mồng tơi

Ngày 20:

+ Khoai tây, súp lơ xanh trộn sữa đậu nành

+ Soup lá hẹ

Ngày 21:

+ Cải ngọt trộn đậu hũ non

+ Cà chua nghiền

Ngày 22:

+ Cháo bí ngòi (cháo 1:10)

+ nửa lòng đỏ trứng gà hấp rây mịn

Bổ sung đạm đầu tiên bằng trứng gà sau đó là đến thịt cá trắng (cá sông, cá đồng) như cá lóc, cá kèo, cá rô, cá chép, cá bống, cá basa...Đây là những loại cá nước ngọt và lành tính nên giới thiệu cho trẻ đầu tiên, tránh ăn cá biển sớm vì khả năng dị ứng cao.

Ngày 23:

+ Cháo rây 1:10

+ Khoai tây nghiền

+ Bí ngòi nghiền

+ Đậu xanh nghiền

Ngày 24:

+ Cháo lơ trắng, bí ngòi, mồng tơi

+ 1/2 lòng đỏ trứng gà nghiền

Ngày 25:

+ Cháo đậu xanh cà rốt

Ngày 26:

+ Bí đỏ nghiền trộn sữa mẹ (bí đỏ hấp chín rây mịn , sữa mẹ hâm ấm 40 độ và trộn vào bí đỏ cho bé ăn khi còn ấm)

+ Cá lóc hấp gừng (cá lóc phi lê bỏ xương sao đó mang đi hấp với xíu xiu gừng và rây lại cho mịn)

Ngày 27:

+ Súp lơ trắng, mồng tơi nghiền

+ Khoai lang nghiền

Ngày 28:

+ Cháo 1:7 mix cá lóc cà chua súp lơ trắng

Ngày 29:

+ Soup bí ngòi, cà rốt, khoai tây

Ngày 30:

+ Cháo 1:7 mix cà chua, susu, cải thảo

+ Soup cải thảo

Cha mẹ có thể tham khảo thực đơn ăn dặm kiểu Nhật tại đây.

Qua bài viết trên, cha mẹ đã biết cách nấu đồ ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ rồi đúng không nào. Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho cha mẹ trong quá trinh nuôi dưỡng và chăm sóc con.

>>>Xem thêm:

Phương Pháp Ăn Dặm Kiểu Nhật Và Những Điều Cần Biết

Các Phương Pháp Ăn Dặm Cho Bé Và Ưu Nhược Điểm

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1