Nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Tìn trạng này kéo dài sẽ để lại hậu quả nặng nề cho sự phát triển của trẻ. Vậy nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ là gì? Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo những thông tin dưới đây về suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

Việt Nam là một trong những quốc gia có trẻ em bị suy dinh dưỡng lớn nhất thế giới. Bệnh chủ yếu ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Vậy suy dinh dưỡng ở trẻ là gì?

1. Suy dinh dưỡng ở trẻ là gì

chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng

 

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng gồm protein, năng lượng, lipid và các vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến quá trình hoạt động và tăng trưởng cơ thể của trẻ.

Suy dinh dưỡng có thể chia ra làm 3 thể đó là thể thấp còi, thể nhẹ cân và thể gày còm.

Suy dinh dưỡng thể thấp còi: Tình trang suy dinh dưỡng kéo dài dẫn đến trẻ không đạt được chiều cao chuẩn cần có so với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và cùng giới. Trẻ suy dinh dưỡng ở thể thấp còi phản ánh tình trạng chậm phát triển từ lâu, kéo dài trong quá khứ và có thể bắt đầu từ giai đoạn mang thai do mẹ bị thiếu dinh dưỡng.

Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: Thể nhẹ cân do thiếu dinh dưỡng dẫn đến cân nặng thấp hơn so với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và cùng giới. giống với thể thấp còi, thể nhẹ cân cũng phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng mạn tính và kéo dài.

Suy dinh dưỡng thể gày còm: Thể gày còm được xác định khi cân nặng và chiều cao thấp hơn so với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và cùng giới. Loại suy dinh dưỡng này phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng cấp tính do trẻ bị tụt cân hoặc không lên cân.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ

nguyên nhân trẻ suy dinh dưỡng

 

- Trẻ có thể bị suy dinh dưỡng do sinh non hay thiếu sữa mẹ. Những trẻ sinh non thường có cơ thể yếu hơn, hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn dẫn đến suy dinh dưỡng. Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ trong 6 tháng đầu tiên, nếu thực đơn ăn uống của mẹ không đủ dưỡng chất khiến nguồn sữa không đảm bảo cả về số lượng và chất lượng cũng là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ.

- Trẻ suy dinh dưỡng do thiếu cung cấp. Thiếu cung cấp ở đây là trẻ không được cung cấp đủ các loại dinh dưỡng cần thiết để cơ thể phát triển, trẻ biếng ăn và ăn không đủ nhu cầu hoặc có chế độ ăn nghèo nàn dẫn đến thiếu dưỡng chất.

- Trẻ suy dinh dưỡng do tiêu hao cao. Trẻ có thể bị rối loại tiêu hóa, bị ốm kéo dài, bị thất thoát dinh dưỡng do bệnh lý dẫn đến suy dinh dưỡng. Những bệnh này làm trẻ khó chịu, biếng ăn, phải sử dụng thuốc kháng sinh làm rối loạn đường tiêu hóa đồng thời tiêu diệt những vi khuẩn có lợi cho cơ thể dẫn đến không hấp thụ được các chất dinh dưỡng từ thức ăn.

- Trẻ suy dinh dưỡng do chế độ dinh dưỡng của mẹ khi mang thai. Nếu trong thai kỳ, mẹ không đảm bảo đủ dinh dưỡng và cân đối các nhóm chất như vitamin, đạm, chất béo, khoáng chất sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh.

3. Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng

thực phẩm cho trẻ suy dinh dưỡng

 

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì để trẻ phát triển bình thường? Trẻ cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất như đạm, béo, đường, các loại vitamin và khoáng chất. Đây là những chất có nhiệm vụ rất quan trọng trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, thúc đẩy giải phóng năng lượng, bảo vệ các tế bào và cơ quan đồng thời giúp cơ thể hoạt động.

Bổ sung vitamin cho trẻ suy dinh dưỡng

Trẻ suy dinh dưỡng thường thiếu các loại vitamin như vitamin A, B, D, C.

Thiếu vitamin A làm trẻ suy giảm khả năng miễn dịch, dễ mắc các bệnh về da và chậm phát triển. Các loại thực phẩm giàu vitamin A như đu đủ, cà rốt, cà chua, bí đỏ, bông cải xanh…

Thiếu vitamin nhóm B khiến trẻ mệt mỏi và biếng ăn. Các loại thực phẩm giàu vitamin B như gan, trứng, đậu phộng, bơ, các loại rau xanh đậm như cải bó xôi, măng tây, bông cải xanh…

Thiếu vitamin D khiến trẻ còi xương và suy dinh dưỡng. Vitamin D thường có trong các thực phẩm như cá hồi, trứng, sữa… Tuy nhiên, vitamin D trong thực phẩm rất ít nên cha mẹ có thể bổ sung cho con bằng đường uống.

Thiếu vitamin C làm cơ thể kém hấp thu canxi, sắt và axit folic. Vitamin C nhiều trong các loại quả như cam, chanh, dâu, ổi, nho….

Bổ sung sắt cho trẻ

Thiếu sắt là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu do sắt tham gia vào quá trình vận chuyển và lưu trữ oxy, chuyển hóa các chất dinh dưỡng, tạo tế bào hồng cầu. Trẻ bị suy dinh dưỡng thường thiếu sắt dẫn đến chậm phát triển, hay mắc các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa hay nhiễm trùng da. Các loại thực phẩm có chứa sắt như thịt bò, gan, cá, trứng, rau dền, rau má, đậu xanh…

Bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi cho trẻ suy dinh dưỡng

Canxi đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, chuyển hóa chất dinh dưỡng và cấu tạo nên xương và răng. Thiếu canxi làm trẻ chậm mọc răng dẫn đến hoạt động nhai, nuốt không tốt. Các loại thực phẩm giàu canxi như các loại rau xanh đậm, sữa và chế phẩm từ sữa, trứng, cá…

Bổ sung kẽm cho trẻ

Kẽm là thành phần rất quan trọng đối với trẻ suy dinh dưỡng. Kẽm giúp các phản ứng hóa học trong cơ thể được diễn ra, tham gia vào quá trình chuyển hóa và phân chia tế bào. Thiếu kẽm dẫn đến giảm sức đề kháng, chậm phát triển, rối loại tiêu hóa, suy giảm miễn dịch và dễ mắc các bệnh lý ở trẻ.

Mẹ nên bổ sung kẽm bằng cách cho con ăn các thực phẩm như tôm, cua, hàu, thịt gà, thịt bò, ngũ cốc,….

Như vậy, khi được cung cấp dưỡng chất đầy đủ, trẻ sẽ có nền tảng phát triển tốt nhất. Bên cạnh đó, ngoài việc bổ sung các dưỡng chất, cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất, các môn thể thao có lợi cho trẻ như bơi lội, bóng rổ, bóng đá…

Qua bài viết trên, chắc hẳn cha mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi nên bổ sung gì cho trẻ suy dinh dưỡng rồi đúng không nào. Hãy theo dõi các bài viết của Junbee để biết cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng cũng như cập nhật các thông tin cần thiết khác.

 >>>Xem thêm:

 Trẻ Biếng Ăn Nên Bổ Sung Gì

Hướng Dẫn Massage Cho Trẻ Ăn Ngon, Ngủ Ngon

Cách Tăng Sức Đề Kháng Cho Trẻ Khỏe Mạnh

Trẻ Cần Uống Bao Nhiêu Nước Mỗi Ngày

Khi Nào Nên Cho Bé Ăn Dặm

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1