Viêm phổi ở trẻ em: Triệu chứng và cách xử lý

Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ sở sinh và trẻ nhỏ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được xử lý và điều trị kịp thời. Vậy viêm phổi là gì? Triệu chứng của viêm phổi là gì? Cách điều trị và phòng ngừa viêm phổi như thế nào? Cùng Junbee tìm hiểu về bệnh viêm phổi trong bài viết dưới đây.

Viêm phổi là gì?

bệnh viêm phổi

 Viêm phổi là tình trạng các loại vi khuẩn hay virus mắc kẹt bên trong phổi và sinh sôi, nảy nở gây ra nhiễm trùng bên trong phổi. Các loại vi khuẩn thường gặp như phế cầu khuẩn hay các loại virus khác.

Viêm phổi có thể xuất hiện khi trẻ bị cảm cúm hoặc ho. Lúc này dịch nhầy tiết ra trong phổi sẽ là nguồn thức ăn cho vi trùng và chúng sinh sôi nhanh chóng tạo thành các túi phế nang chứa mủ và chất nhầy bị nhiễm khuẩn. Cơ thể sẽ sinh ra phản xạ ho để đẩy chất nhầy ra khỏi túi phế nang trước khi nhiễm trùng bên trong phổi.

Viêm phổi là bệnh rất hay gặp ở trẻ nhỏ, nếu cha mẹ không kịp phát hiện sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, thậm chí là tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi.

Nguyên nhân dẫn đến viêm phổi

- Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi thì nguyên nhân dẫn đến viêm phổi có thể do vi khuẩn đường ruột như E.Coli do mẹ truyền qua hoặc các vi khuẩn như phế cầu, hib, tụ cầu vàng, liên cầu pyogenes…

- Trẻ dưới 5 tuổi bị viêm phổi cũng do các vi khuẩn như trẻ dưới 2 tháng tuổi.

- Trẻ trên 5 tuổi bị viêm phổi có thể do các vi khuẩn không điển hình như các loại siêu vi hô hấp, phế cầu, Mycoplasma Pneumonia, Chlamydia Pneumoniae.

Trẻ sinh non, có sức đề kháng kém, suy dinh dưỡng, vệ sinh kém, thường xuyên hít phải khói thuốc lá là những đối tượng có khả năng cao bị viêm phổi.

Triệu chứng viêm phổi

triệu chứng viêm phổi ở trẻ

- Trẻ có thể bị sốt vừa hoặc sốt cao

- Ho vừa đến ho nặng

- Thở nhanh liên tục

- Cố gắng thở, cánh mũi phập phồng, thở rên, co kéo cơ liên sườn, rút lõm lồng ngực, co rút hõm ngực

- Nôn giữa các cơn ho hoặc sau cơn ho

- Môi và mặt tím tái do thiếu oxy

- Thở rít cũng có thể là biểu hiện trẻ bị viêm phổi

Nếu trẻ bị một vài biểu hiện trên thì có thể trẻ đã bị viêm phổi, cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Cách điều trị viêm phổi

viêm phổi ở trẻ

Khi thấy con có các triệu chứng của viêm phổi thì cha mẹ nên cho con đi khám và chụp X-quang, xét nghiệm máu và điều trị kịp thời.

Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp tốm đờm ra khỏi đường thở, làm thông thoáng đường thở nên cha mẹ không cho trẻ uống thuốc giảm ho nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, không tự ý cho trẻ uống kháng sinh tại nhà có thể gây ra nhiều biến chứng khác.

Nếu trẻ bị sốt thì cha mẹ nên chườm ấm, cho con uống nhiều nước để làm loãng đờm và bổ sung nước cho cơ thể. Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C thì cho trẻ uống hạ sốt theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Không để trẻ sốt qúa cao có thể gây co giật nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Vỗ lưng để giúp trẻ bài tiết đờm. Cha mẹ có thể vỗ lưng cho con trước bữa sáng khoảng 1 giờ bằng cách gập bàn tay ở chỗ cổ tay rồi khum bàn tay lại, giữ cho ngón cái ép vào ngón trỏ. Phụ huynh từ từ vỗ từ trái sang phải khoảng 3-5 phút ở mỗi khu vực. Không vỗ lưng ở vùng xương sống, xương ức hay dạ dày.

Hướng dẫn trẻ cách ho để đẩy đờm ra khỏi phổi làm thông thoáng đường thở. Cha mẹ có thể thực hiện các bước như cho trẻ ngồi dậy, đầu ngả về phía trước và hít vào, mở miệng và thót cơ bụng để ho thật sâu sau đó hít vào lần nữa, cứ tiếp tục đến khi trẻ ho được đờm ra ngòai.

- Cha mẹ nên vệ sinh mũi miệng, dùng khăn ướt lau sạch mũi cho trẻ, không dùng khăn xô và dùng lại nhiều lần tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus bám trên khăn quay trở lại cơ thể trẻ.

- Vệ sinh nhà cửa, vệ sinh tay chân, đồ chơi của trẻ.

- Cho trẻ ăn thức ăn mềm, đủ dinh dưỡng, dễ nuốt, dễ tiêu hóa.

- Cho trẻ uống nhiều nước, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ.

- Có thể sử dụng các loại siro ho tự làm như quất hấp mật ong hay siro lê, siro húng chanh. Cha mẹ có thể tham khảo cách làm siro ho cho bé tại đây.

Phòng ngừa viêm phổi như thế nào

viêm phổi ở trẻ

- Đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ đúng lịch bởi nguyên nhân gây viêm phổi hay gặp nhất là phế cầu khuẩn. Hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn gây ra, cha mẹ cần chú ý tiêm chủng để phòng tránh các bệnh cho trẻ. Tham khảo ngay lịch tiêm chủng đầy đủ của trẻ nhỏ tại đây.

- Các ly trẻ với những người bị bệnh, vệ sinh thân thể, vệ sinh nhà cửa giúp trẻ có môi trường sống sạch sẽ, trong lành.

- Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.

- Nếu phát hiện các triệu chứng của viêm phổi nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.

- Nên cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ được 2 tuổi để trẻ được phát triển toàn diện và có sức đề kháng tốt hơn.

- Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung các loại vitamin cần thiết cho trẻ.

Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp các thông tin về viêm phổi để cha mẹ tham khảo. Các bậc phụ huynh nên trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ để có hướng dẫn chăm sóc và điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

>>>Xem thêm:

Cách Tăng Sức Đề Kháng Cho Trẻ Khỏe Mạnh

6 Bệnh Ngoài Da Thường Gặp Ở Trẻ Nhỏ Và Cách Xử Lý

 

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1