Dạy con kỹ năng xử lý khi bị bắt nạt

Khi bị bắt nạt trẻ nên xử lý như thế nào? Làm thế nào để dạy trẻ kỹ năng xử lý khi bị bắt nạt và phòng ngừa con bắt nạt người khác? Mời bạn đọc theo dõi bài viết của Junbee về cách dạy con xử lý để không bị bắt nạt dưới đây.

Kỹ năng xử lý khi trẻ bị bắt nạt

kỹ năng xử lý khi trẻ bị bắt nạt

1. Giúp trẻ hiểu về bắt nạt

Bắt nạt sẽ bắt đầu từ lời nói, việc phản ứng của người bị bắt nạt sẽ là yếu tố quyết định việc bắt nạt có tiếp tục diễn ra hay không. Khi bị bắt nạt, nếu trẻ cáu giận, khóc lóc hay sợ sệt thì kẻ bắt nạt càng cảm thấy hứng thú và tiếp tục bắt nạt trẻ.

Cha mẹ có thể thực hành tình huống này để xem phản ứng của trẻ như thế nào từ đó đưa ra gợi ý hay hướng dẫn trẻ xử lý thành công khi bị bắt nạt.

2. Tôn trọng trẻ ngay từ khi còn nhỏ

Trẻ đi bắt nạt người khác thường là trẻ bị tổn thương và bắt nạt giúp trẻ cảm thấy ổn hơn. Cách hiệu quả nhất để con không bị bắt nạt hay trở thành người đi bắt nạt thì cha mẹ cần giúp con được lớn lên trong sự yêu thương, tôn trọng con trong mọi tình huống thay vì dùng quyền lực để kiểm soát con. Đặc biệt là không sử dụng bạo lực để dạy dỗ con, lâu dần trẻ sẽ cho rằng bạo lực là cách giải quyết xung đột với người khác và tạo nên tính cách ngang bướng, thích dùng bạo lực.

3. Hướng dẫn trẻ kỹ năng tránh bị bắt nạt

Trẻ chỉ bị bắt nạt nếu ở nơi vắng vẻ hay không có người lớn. Vì vậy, để tránh bị bắt nạt trẻ nên ở nơi đông người, nơi được người lớn giám sát, trẻ có thể ngồi gần bàn có người lớn, ngồi ghế đầu trên xe hoặc đứng ở hàng đầu tiên.

4. Dạy trẻ các kỹ năng xã hội

Trẻ bị tổn thương hay yếu đuối sẽ là đối tượng dễ bị bắt nạt nhất. Vì vậy, để con không bị bắt nạt thì cha mẹ cần trang bị cho con các kỹ năng xã hội bằng cách cho con hoạt động, vui chơi với bạn bè, tổ chức các trò chơi về kỹ năng xã hội cho con và bạn bè cùng tham gia. Cho trẻ tiếp xúc và giao tiếp với nhiều người để trẻ học được cách giao tiếp và tự tin hơn ngay cả khi bị bắt nạt.

Nếu trẻ không hòa nhập được với môi trường xung quanh thì cha mẹ cần lắng nghe và quan sát để tìm ra cách giúp con không cảm thấy tự ti hay lạc lõng. Mỗi trẻ sẽ có những tính cách khác nhau, tuy nhiên, cha mẹ cần hỗ trợ và giúp đỡ để con hình thành tính cách ngay từ khi còn nhỏ.

5. Tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn

Cha mẹ nên nói với trẻ không có gì xấu hổ khi bị người khác bắt nạt. Trẻ có thể đi ra chỗ khác và nói với người lớn về tình huống đang gặp phải để được giúp đỡ kể cả khi trẻ không bị tổn thương về thể xác nhưng con cũng bị tổn thương về tinh thần. Đây là cách giúp trẻ thoát khỏi các tình huống nguy hiểm mà trẻ không biết nên xử lý như thế nào.

6. Cha mẹ cần giữ kết nối với con

xử lý khi trẻ bị bắt nạt

Trẻ thường thấy xấu hổ khi bị bắt nạt và không muốn nói với cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu, quan sát và chủ động hỏi thăm, động viên khi thấy con có những biểu hiện lạ. Việc trao đổi, giao tiếp với con hàng ngày không chỉ giúp cha mẹ hiểu trẻ hơn mà còn là sợi dây gắn kết tình yêu thương của cha mẹ dành cho con. Dù ở bất cứ tình huống nào, hãy vui vẻ và cởi mở, chia sẻ với con từ những hoạt động đơn giản nhất của con.

Ví dụ như cha mẹ có thể hỏi: “Hôm nay ở trường có gì vui không, con kể cho mẹ nghe với” hay “Ở lớp con thân nhất với bạn nào” hoặc “Ở trường con có hoạt động gì”. Những câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại giúp con thoải mái hơn, gần gũi hơn với cha mẹ. Khi được cha mẹ chủ động nói chuyện, trẻ sẽ cảm thấy được yêu thương và từ đó chia sẻ với cha mẹ nhiều hơn.

7. Dạy con cách phản ứng khi bị bắt nạt

Mặc dù không thể kiểm soát lời nói và hành động của kẻ bắt nạt nhưng con có thể kiểm soát phản ứng của mình. Cách tốt nhất để không vướng vào tình huống bị bắt nạt thì con nên bình tĩnh và tìm mọi cách để đi ra khỏi tình huống đó. Con không nên tấn công hay xúc phạm kẻ bắt nạt bởi điều đó càng làm mọi chuyện diễn ra tồi tệ hơn, thậm chí có thể xảy ra xô xát.

Dạy con hãy tự tin, giữ bình tĩnh và nhìn vào mắt kể bắt nạt và nói chuyện một cách cương quyết. Trong trường hợp này, con càng sợ sệt thì kẻ bắt nạt càng thích thú.

Vậy qua bài viết trên, bạn đọc đã tìm hiểu các cách dạy con xử lý để không bị bắt nạt. Trẻ bị bắt nạt sẽ mang tâm lý sợ sệt, nhút nhát và ảnh hưởng đến tính cách sau này của con. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý, quan tâm và chia sẻ với con thật nhiều để tránh trường hợp con bị bắt nạt. Mời cha mẹ tham khảo thêm một số bài viết về cách nuôi dưỡng và chăm sóc con dưới đây.

 >>>Xem thêm:

 Dạy Trẻ Kỹ Năng Phòng Tránh Bị Bắt Cóc

Những Kiểu Nuông Chiều Con Quá Mức Của Cha Mẹ

Cách Ứng Xử Của Cha Mẹ Khi Con Ganh Tỵ Với Em

Những Điều Cha Mẹ Không Nên Làm Trước Mặt Con

Những Kỹ Năng Sống Cần Thiết Cho Trẻ Tự Lập

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1