Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Dạy trẻ kỹ năng sống ngay từ khi còn nhỏ là công việc mà cha mẹ cần phải làm. Các kỹ năng giúp con biết cách xử lý các tình huống và trở thành người độc lập sau này. Dưới đây là những kỹ năng sống trẻ cần biết ngay từ khi học mầm non. Mời bạn đọc tham khảo những chia sẻ sau của Junbee.

Dạy trẻ kỹ năng sống

dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non

1. Rèn luyện thói quen tự ăn ngay từ khi còn nhỏ

Ngay từ lúc cho trẻ tập ăn dặm, cha mẹ nên để con tự ngồi và cầm nắm các vật dụng để tập súc đồ ăn. Ban đầu, trẻ sẽ học cách tự ăn bằng cách cầm nắm thức ăn trực tiếp bằng tay, dần dần trẻ sẽ được học cách cầm các vật dụng khác như thìa, đũa, dĩa. Để dạy trẻ dễ dàng hơn, phụ huynh cần cho trẻ tập với đồ ăn khô, không dây bẩn ra người và sau đó là đồ ăn ướt, cháo, bột, sữa… Dần dần, trẻ sẽ hình thành thói quen tự ăn mà không cần đến sự hỗ trợ của người lớn.

Ngoài ra, hãy dạy trẻ những thứ nên ăn, không nên ăn và không được ăn. Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non không những là công việc của thầy cô mà còn là trách nhiệm của cha mẹ trong việc tạo thói quen tốt cho trẻ khi ở nhà.

2. Dạy trẻ các kỹ năng ứng xử

Kỹ năng ứng xử là kỹ năng vô cùng cần thiết và quan trọng mà cha mẹ cần giáo dục trẻ từ nhỏ để hình thành nên nhân cách tốt. Hãy tập cho bé phép lịch sự và lễ phép đối với mọi người xung quanh như biết chào hỏi, cảm ơn khi được giúp đỡ và xin lỗi khi làm sai. Để dạy trẻ kỹ năng ứng xử thì cách tốt nhất là cha mẹ hay người lớn trong gia đình cần phải là tấm gương cho con học tập. Nếu những kỹ năng ững xử lặp lại nhiều lần sẽ trở thành thói quen và hình thành nên tính cách của trẻ sau này.

3. Khuyến khích trẻ nói ra cảm xúc

Khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ không nên trách mách hay sử dụng bạo lực để dạy dỗ trẻ. Điều này sẽ làm trẻ sợ và hình thành thói quen giấu diếm, nói dỗi hay đổ lỗi cho người khác khi mắc sai lầm. Thay vào đó, cha mẹ cần nhẹ nhàng nhắc nhở, yêu cầu trẻ xin lỗi và khen ngợi khi trẻ biết xin lỗi và sửa sai. Dạy trẻ không nên nói dối và khuyến khích trẻ nói ra cảm xúc thật của bản thân là vô cùng quan trọng.

 4. Dạy trẻ cách sắp xếp đồ đạc

Cha mẹ nên dạy trẻ sắp xếp đồ đạc ngăn nắp bằng những công việc đơn giản nhất như hướng dẫn con sắp xếp đồ chơi sau khi chơi xong, không nên vứt đồ linh tinh bởi nó sẽ làm trẻ mất nhiều thời gian để tìm kiếm sau đó. Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi biết cách sắp xếp đồ đạc ngăn nắp sẽ hình thành lối sống gọn gàng tốt cho trẻ.

5. Dạy trẻ kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Trẻ mầm non đã biết cách tự chăm sóc bản thân bằng những công việc đơn giản như tự ăn cơm, tự đánh răng, tự đi vệ sinh, tự mặc quần áo, tự chuẩn bị đồ đi học… Vì vậy, cha mẹ không nên quá nuông chiều mà hãy để trẻ tự làm những công việc này để tạo thói quen độc lập. Cha mẹ có thể quan sát và tập cho trẻ những thói quen chăm sóc bản thân ngay từ bé.

6. Dạy trẻ kỹ năng quản lý thời gian

dạy trẻ kỹ năng sống

Việc dạy trẻ các kỹ năng quản lý thời gian ngay từ bé khá khó khăn nhưng hãy để trẻ tự lập ra thời gian biểu cho bản thân để thực hiện các công việc hàng ngày. Ví dụ, trẻ có thể đưa ra lịch sinh hoạt giống với thời gian biểu của gia đình.

7. Để trẻ tự vượt qua khó khăn

Nhiều trường hợp cha mẹ hay ông bà quá chiều con nên luôn giúp đỡ trẻ trong mọi tình huống mà không để trẻ tự vượt qua. Ví dụ khi trẻ ngã thì cha mẹ lao đến thật nhanh để đỡ con dậy, con khóc thì tìm mọi cách để dỗ dành. Nếu trẻ không tự mình vượt qua khó khăn thì trẻ sẽ có thói quen ỉ lại và luôn tìm sự trợ giúp của người khác thay vì bản thân tự vượt qua. Vì vậy, cha mẹ hãy giúp con rèn luyện khả năng tự lập và khắc phục khó khăn dù là đơn giản nhất.

8. Cha mẹ làm gương cho con về sự sẻ chia và giúp đỡ

Cha mẹ là tấm gương tốt nhất để dạy con về sự sẻ chia, giúp đỡ hay bất kỳ kỹ năng sống nào. Từ những việc đơn giản hàng ngày như dạy trẻ dọn dẹp nhà cửa, vứt rác đúng nơi quy định hay dọn mâm bát trước khi ăn cơm… dạy trẻ biết giúp đỡ những việc nhỏ trong gia đình. Ngoài ra, dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non biết giúp đỡ, chia sẻ với mọi người từ những hành động nhỏ nhất như chia sẻ đồ chơi với bạn, chia đồ ăn cho các thành viên trong gia đình hay tích góp tiền lẻ để gây quỹ ủng hộ trẻ em vùng cao…

9. Dạy trẻ các kỹ năng phòng ngừa nguy hiểm

Các kỹ năng phòng ngừa nguy hiểm đặc biệt quan trọng bởi trẻ có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Việc dạy con cách xử lý các tình huống, nhớ họ tên, địa chỉ và số điện thoại của cha mẹ, không đi theo người lạ hay tránh xa những đồ vật gây nguy hiểm là rất cần thiết.

10. Tạo điều kiện để trẻ được học hỏi

Trẻ rất thích học hỏi và khám phá mọi thứ xung quanh vì vậy mà cũng có rất nhiều thắc mắc. Vậy cha mẹ có thể dạy trẻ cách đặt câu hỏi rồi lý giải cho con các thắc mắc đó hoặc mua thêm nhiều cuốn sách bổ ích để trẻ tìm hiểu và trau đồi thêm kiến thức. Cha mẹ nên tạo cơ hội và điều kiện để trẻ được học hỏi một cách đầy đủ nhất.

Trên đây là các kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà cha mẹ cần lưu ý để giáo dục trẻ. Hy vọng các thông tin trên giúp ích cho bạn đọc.

>>>Xem thêm:

Dạy Trẻ 8 Kỹ Năng Tự Bảo Vệ Bản Thân

Dạy Trẻ Các Kỹ Năng Thoát Hiểm Khi Xảy Ra Cháy Nổ

12 Phép Lịch Sự Tối Thiểu Mà Cha Mẹ Cần Dạy Trẻ Ngay Từ Khi Còn Nhỏ

Dạy Trẻ Các Kỹ Năng Xã Hội Cần Thiết

Phòng Tránh Tai Nạn Thương Tích Cho Trẻ Tại Nhà Và Cách Sơ Cứu

0 Bình luận

Thêm một bài đánh giá

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *

ba-o-vnexpress-1-1
bao-dan-tri-com-vn
cafe-biz
da-i-truye-n-hi-nh-vov-du-a-tin-ve-trung-ta-m-le-a-nh
so-ha
bao-14h-com-vn
tien-phong
kenh14-vn
afamily
phu-nu-to-day
phu-nu-viet-nam
dai-truyen-hinh-htv9-dua-tin-trung-tam-le-anh1