Quy tắc khen con đúng cách mà cha mẹ cần biết
Khen con là cả một nghệ thuật mà không phải cha mẹ nào cũng biết. Bài viết sau của Junbee sẽ chia sẻ quy tắc khen con đúng cách mà cha mẹ cần biết.
Lời khen gây hại cho trẻ
Làm cha mẹ, ai cũng thấy con mình thật tuyệt vời và muốn dành hết những lời khen có cánh cho con. Tuy nhiên, những lời khen, sự chiều chuộng và phần thưởng không phù hợp sẽ dẫn đến những hậu quả lớn hơn mà cha mẹ nghĩ. Dưới đây là những lời khen gây hại cho trẻ mà phụ huynh cần lưu ý.
1. Khen bằng cách so sánh con với bạn khác
Nếu thấy con làm tốt, hãy tập trung vào thành tựu cũng như sự tiến bộ của trẻ. Sự so sánh có thể làm bé có sự đánh giá lệch lạc về bản thân cũng như về người khác. Trẻ có thể coi thường bạn. Nếu lần tới bạn làm tốt hơn trẻ, con sẽ thất vọng về bản thân hoặc đố kị, ghét bạn.
2. Những lời tán dương quá mức và khen thưởng dễ dãi
Con người khi ở đỉnh vinh quang thì sẽ thiếu đi động lực. Những em bé của chúng ta cũng vậy. Tâng bốc sẽ khiến trẻ kiêu căng và không còn động lực.
Cách khen thưởng chung chung hướng về định danh, cũng khiến trẻ không biết mình đang ở đâu như:
“Con của mẹ thông minh quá”. Lời khen này làm trẻ nghĩ rằng trẻ vốn đã thông minh và không cần làm gì vẫn thông minh.
“Oa, con siêu thế”. Lời khen này cũng vậy, chúng khiến trẻ hiểu rằng trẻ không phải cố làm gì.
Cha mẹ cũng không nên quá dễ dãi trong việc trao thưởng cho con. Không phải cứ thấy khi nào con làm đúng thì cha mẹ liền thưởng cho con, hãy thưởng cho con khi con đã có những nỗ lực thực sự và đạt được những tiến bộ vượt bậc trong một việc so với những lần trước đây.
Việc khen con cũng không hề đơn giản và dễ dàng bởi nếu khen không đúng cách sẽ tạo ra những hậu quả không lường trước được.
Quy tắc khen thưởng đúng cách dành cho cha mẹ
Vậy khen trẻ như thế nào là đúng? Trọng tâm thông điệp của cha mẹ nên NHẤN MẠNH VÀO MỤC TIÊU MÀ CHÚNG TA MUỐN CON ĐẠT ĐƯỢC.
- Khen ngợi nỗ lực và và quá trình thực hiện mục tiêu của con: Thay vì chỉ tập trung vào việc con làm được 1 điều tốt, hãy khen ngợi và hướng con tới một đích đến xa hơn trong tương lai.
Công thức: [Ghi nhận cố gắng của con] + [Cho con biết mục tiêu tiếp theo] + [Khẳng định niềm tin của ba mẹ ở con]
Ví dụ: Khi bé cắt được một hình tròn, thay vì hò reo “Con siêu quá”, mẹ có thể nói: “Hôm nay con đã rất nỗ lực để cắt được hình tròn, mẹ tin là nếu tiếp tục tập luyện, con sẽ cắt được nhiều hình tròn rất đẹp đấy”.
- Khen ngợi ngay khi con hợp tác, tập trung cụ thể vào hành động hợp tác của con: Có đôi khi không cần con phải hoàn thành một điều gì to tát mới có thể khen. Bất cứ khi nào các con giúp đỡ, hợp tác hoặc có hành vi tốt, cha mẹ hãy đưa ra một thông điệp khích lệ cụ thể để con có động lực để tiếp tục hợp tác và cư xử đúng mực.
Ví dụ:
Ngay khi bé tự đứng dậy khi bị ngã
Ngay khi bé giúp mẹ một tay làm việc nhà
Ngay khi bé tự dọn dẹp dồ chơi…
- Sử dụng kỹ năng buôn chuyện của bạn: Chức năng bà tám của bạn có thể phát huy tác dụng vào lúc này. Đơn giản là những lời rỉ tai với bố bé, hay với ông bà của bé khi gọi điện thoại và "vô tình" để bé nghe thấy sẽ khích lệ bé rất nhiều.
Ví dụ:
Bố ơi, bố có biết không, hôm nay con đã giúp mẹ lau nhà siêu sạch đấy.
Các bước khen thưởng để khích lệ trẻ
Bước 1: Nhận diện hành vi mà bạn mong muốn con tiếp tục thực hiện hoặc thay đổi
Bước 2: Đặt ra giới hạn, hậu quả bất cứ khi nào con có hành vi không tốt
Bước 3: Đưa ra quy định về hành vi bạn đang muốn khích lệ và thông báo cho con về hệ thống khen thưởng của bạn.
Bước 4: Kiên trì và thực hành đều đặn, nhất quán việc áp dụng kỷ luật và khen thưởng phù hợp. Không xao động hay thay đổi quy định liên tục. Sự thiếu nhất quán của bạn chính là lý do đầu tiên và lớn nhất để con vượt giới hạn.
Như vậy, bài viết trên đã giúp cha mẹ biết những lời khen gây hại cho con cũng như cách khen con như thế nào rồi đúng không. Hãy áp dụng các thông tin hữu ích trên để khen con đúng cách cha mẹ nhé!
>>>Xem thêm:
Dạy Trẻ 8 Kỹ Năng Tự Bảo Vệ Bản Thân
Dạy Trẻ Các Kỹ Năng Thoát Hiểm Khi Xảy Ra Cháy Nổ
12 Phép Lịch Sự Tối Thiểu Mà Cha Mẹ Cần Dạy Trẻ Ngay Từ Khi Còn Nhỏ
Dạy Trẻ Các Kỹ Năng Xã Hội Cần Thiết
Phòng Tránh Tai Nạn Thương Tích Cho Trẻ Tại Nhà Và Cách Sơ Cứu
Thêm một bài đánh giá
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *
0 Bình luận