Phương pháp ăn dặm truyền thống và những điều cần biết
Ăn dặm truyền thống là phương pháp ăn dặm lâu đời và phổ biến ở Việt Nam. Vậy ăn dặm truyền thống là gì? Ưu và nhược điểm của ăn dặm truyền thống là gì? Lưu ý khi ăn dặm truyền thống như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời về ăn dặm truyền thống.
Ăn dặm truyền thống là gì?
Ăn dặm truyền thống là phương pháp ăn dặm được ông cha ta sử dụng từ rất lâu về trước trong khi nuôi con nhỏ. Ăn dặm truyền thống được chế biến bằng cách xay nhuyễn các loại thức ăn và trộn chung với bột hay cháo, sau đó là thịt, cá, trứng, rau, củ. Khi trẻ mọc răng, cha mẹ có thể xay hoặc băm nhỏ thức ăn tùy vào khả năng ăn thô của trẻ.
Đặc trưng của phương pháp ăn dặm truyền thống
- Nấu cháo hoặc bột chung với thịt và rau tạo thành món ăn đủ dinh dưỡng cho trẻ
- Trẻ sẽ làm quen với bột rồi đến cháo và cơm nát, cơm người lớn. Đô thô sẽ được tăng dần tùy vào giai đoạn và khả năng ăn thô của trẻ
- Bé được ăn trước hoặc sau bữa ăn gia đình bởi thời gian cho ăn kéo dài
- Bé thường được bế hoặc ăn rong dẫn đến không tập trung khi ăn uống
Ưu và nhược điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống
1. Ưu điểm của phương pháp
- Thực đơn ăn dặm truyền thống cho trẻ giúp đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng giữa 4 nhóm thực phẩm đó là chất béo, chất đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất
- Bé dễ tiêu hóa vì thức ăn được xay nhuyễn hoặc băm nhỏ
- Bé ăn từ lỏng đến đặc sẽ tạo thói quen tốt về ăn uống và tránh trường hợp bé biếng ăn
- Mẹ không mất nhiều thời gian để chế biến
2. Nhược điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống
- Các loại thức ăn được xay nhuyễn và trộn chung với nhau nên trẻ không cảm nhận được mùi vị riêng biệt của từng loại thực phẩm dẫn tới chán ăn hay không thèm ăn
- Bé không được luyện tập khả năng cầm nắm và nhai như các phương pháp khác
- Bé ăn thô muộn
- Bé không tập trung ăn uống do bữa ăn kéo dài và được bế hoặc ăn rong
Nguyên tắc khi cho trẻ ăn dặm truyền thống
- Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm: Khi trẻ được 6 tháng tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm. Chỉ cho trẻ tập ăn dặm khi trẻ đã sẵn sàng. Nếu trẻ ăn dặm quá sớm sẽ làm cho đường tiêu hóa phải hoạt động quá tải vì hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ để xử lý thức ăn. Từ đó dẫn đến không hấp thu được chất dinh dưỡng và phát triển chậm. Nếu trẻ ăn dặm quá muộn thì cơ thể không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển.
- Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu: Trong giai đoạn đầu, ăn dặm chỉ là bữa phụ và giúp bé làm quen với nguồn thức ăn mới. Vì vậy, mẹ không cần cho trẻ ăn quá nhiều mà có thể dần dần tăng lên từng cấp một.
- Thực đơn đầy đủ dưỡng chất: Bữa ăn của trẻ cần đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất chính đó là tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất với tỷ lệ cân đối và phù hợp.
- Ăn từ lỏng đến đặc, từ ngọt đến mặn: Trẻ nên bắt đầu ăn dặm từ bột vị ngọt như trái cây, yến mạch, sữa để dễ thích nghi với các loại thức ăn sau đó có thể chuyển sang bột vị mặn. Tương tự, mẹ cần xay nhuyễn mịn các nguyên liệu khi bé mới tập ăn và sau đó tăng dần độ thô để bé làm quen với hoạt động nhai thức ăn.
- Thực đơn đa dạng, phong phú: Mẹ cần thay đổi thực đơn của trẻ thường xuyên để đảm bảo dinh dưỡng và giúp bé hứng thú hơn với các món ăn.
- Luôn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chọn những nguyên liệu sạch và có nguồn gốc rõ ràng, vệ sinh nồi, chảo, bát, thìa của bé đúng cách.
Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống
Cha mẹ cần lưu ý một số nguyên tắc khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho con như sau:
- Ăn dặm từ 1-2 bữa 1 ngày khi mới bắt đầu. Sau một thời gian làm quen có thể cho trẻ ăn thêm bữa phụ bằng trái cây hay sữa chua
- Đảm bảo lượng sữa cho trẻ trong 1 ngày, trẻ có thể bú hoặc uống sữa công thức 3-4 bữa tùy vào nhu cầu của trẻ
- Không thêm các loại gia vị vào thức ăn của trẻ dưới 1 tuổi
- Không thêm các món ăn dễ gây dị ứng như mật ong, đậu phộng… trong khẩu phần ăn của trẻ dưới 1 tuổi. Mời bạn đọc xem thêm bài viết các loại thực phẩm trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn.
Bạn đọc có thể tham khảo thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé tại đây
Ăn dặm là cột mốc rất quan trọng đối với con cũng như cha mẹ. Vì vậy, lựa chọn phương pháp ăn dặm truyền thống hay các phương pháp khác thì cha mẹ cũng cần quan tâm đến dinh dưỡng và giúp bé ăn ngon miệng.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp cho bạn đọc hiểu về ăn dặm truyền thống và các nguyên tắc xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho trẻ. Chúc cha mẹ thanh công.
>>>Xem thêm:
Các Phương Pháp Ăn Dặm Cho Bé Và Ưu Nhược Điểm
Tổng Hợp Các Món Ăn Làm Từ Cá Cho Bé Từ 1 Tuổi
Tổng Hợp Các Món Ăn Ngon Từ Gà Cho Bé Ăn Dặm
Thêm một bài đánh giá
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường hợp bắt buộc được đánh dấu *
0 Bình luận